- Vị trí địa lý, địa hình
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là một trong bảy tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với sáu tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phịng, Hưng Yên. Với điện tích 1668,24 km2, chia làm hai vùng chính: phần lớn là đồng bằng, số ít diện tích đồi núi, tập trung ở hai huyện Chí Linh và Kinh Mơn [15, tr.7].
-Về tài nguyên
Đất đai, tổng diện tích đất NN tồn tỉnh chiếm 64,1%; trong đó đất sử
dụng để sản xuất NN 51,5%, đất lâm nghiệp chiếm 5,6%; đất chuyên dùng 18%; đất ở 10%; đất chưa sử dụng 7,47% [15, tr.20]. Trong đó, ở khu vực đồng bằng nhờ có nguồn phù sa do các sơng bồi đắp, thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây: lương thực, màu, rau thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày cho năng suất và chất lượng cao. Khu vực đồi núi thuận cho trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày.
Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
với 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3°C. Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất; đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đơng rất thuận lợi cho phát triển cây vụ đông như rau màu phục vụ xuất khẩu.
Tài nguyên nước: Mạng lưới sơng ngịi khá dày và rải đều trên phạm vi tồn
tỉnh. Các dịng chính thuộc hệ thống sơng Thái Bình chảy trong địa phận Hải Dương dài 63 km và phân thành 3 nhánh chính là sơng Kinh Thầy, sơng Gùa và sơng Mía; nhánh chính Kinh Thầy lại phân tiếp thành 3 nhánh khác là Kinh Thầy, Kinh Mơn và sơng Rạng; sơng Thái Bình thơng với sơng Hồng qua sông Đuống và
sông Luộc. Với lịng sơng rộng, hàng năm bồi đắp phù sa cho các cánh đồng, tưới nước cho cây trồng, nuôi cá lồng bè.