Liên kết đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất và hội nhập

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 140 - 141)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nơng, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên khơng ít các chủ thể KTTN trong

4.2.1.4. Liên kết đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất và hội nhập

lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất và hội nhập

+ Kinh tế tư nhân trong NN là khu vực thu hút phần lớn lao động xã hội vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ NN. Với nhiều loại hình kinh tế có quy mơ và trình độ khác nhau, nên đây sẽ là khu vực đầy tiềm năng để giải quyết việc làm cho nhiều loại lao động với chất lượng tay nghề khác nhau. Trong thực tế, lao động của KTTN trong NN phần lớn là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo, người lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống truyền lại qua các thế hệ, hoặc nếu có đào tạo thì cũng chỉ là đào tạo tại chỗ thơng qua q trình lao động sản xuất chứ ít qua trường lớp bài bản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập, với sự phát triển và nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như hiện nay, sức lao động đã trở thành hàng hóa, địi hỏi người lao động phải có trình độ chun mơn về NN thì mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Lực lượng lao động cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng, đang thừa lao động giản đơn, nhưng lại thiếu lao động có có chun mơn kỹ thuật, có trình độ tay nghề. Vì vậy, cần thiết phải có chiến lược liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Để thực hiện giải pháp này cần có sự vào cuộc mọi cơ quan, tổ chức, chứ khơng chỉ phó thác cho các cơ sở giáo dục.

+ Đối với nguồn nhân lực cho NN, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền tỉnh nên hỗ trợ trực tiếp, có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với sinh viên đang theo học ngành NN như hỗ trợ học phí đã từng áp dụng đối với sinh viên học ngành sư phạm, nhằm thu hút học sinh, sinh viên đăng ký theo học ngành này. Đồng thời có cơ chế tuyển dụng, hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp ngành này có việc làm, như hỗ trợ vay vốn nếu có dự án đầu tư, giới thiệu việc làm trong các DN v.v.

+ Đối với các cơ sở đào tạo như trường kỹ thuật, trường trung học nghề cần tăng cường công tác điều tra, khảo sát nhu cầu lao động tại địa phương, các ngành, các lĩnh vực đang có nhu cầu sử dụng lao động. Đồng thời, cần chủ động liên kết với các DN để đào tạo cơng nhân kỹ thuật có định hướng theo ngành nghề mà các DN đang có nhu cầu. Hay nói cách khác, các trường cần xây dựng chiến lược đào tạo theo đơn đặt hàng chứ khơng phải đào tạo theo khả năng vốn có.

+ Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực NN, có chính sách hỗ trợ trực tiếp, giao cho DN ký hợp đồng, liên kết đào tạo lao động với các trường Cao đẳng, Đại học để phục vụ cho chính DN của họ. Chính quyền tỉnh cần xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DN nhỏ và vừa, chủ TT khơng có đủ điều kiện tự đào tạo nguồn nhân lực.

+ Đối với chủ hộ, và TT: Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cho đội ngũ chủ TT về kỹ năng quản trị kinh doanh, nhằm nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho chủ TT, hộ gia đình; tổ chức tốt việc tập huấn kỹ thuật sản xuất NN phù hợp với lao động nơng thơn.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w