Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị” ppt (Trang 47 - 79)

Bảng 2.4: Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số cho vay 385.323 509.011 697.345

Dư nợ XDCB 211.508 270.510 347.440

Doanh số thu nợ XDBC 145.779 183.474 354.319

Trường Kinh Tế Quốc Dân 48 Đề tài thực tập

Qua bảng trên ta thấy, doanh số thu nợ của chi nhánh ngày càng tăng cùng với doanh số cho vay XDCB. Năm 2006 là 193.474 triệu đồng tăng 20% so với năm 2005 và đạt 354.319 triệu đồng (năm 2007) tăng 45% so với năm 2006.

Về tỷ trọng thu nợ trong tổng doanh số thu nợ hàng năm đã tăng. Đặc biệt, năm 2007 đã chiếm 73,1% so với tổng doanh số thu nợ. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đảm bảo vốn vay thu hồi đúng hạn, đảm bảo hoạt động cho vay an toàn và hạn chế rủi ro.

Sở dĩ doanh số thu nợ tăng lên vậy do chất lượng thẩm định vốn vay năm sau so với năm trước đạt hiệu quả khá cao, doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, cán bộ ngân hàng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn...

2.2.3.2 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Để hiểu rõ thực trạng hoạt động của chi nhánh, ta phải tìm hiểu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ hạn. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng rất rõ nét, nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng ở hiện tại và tương lai.

Bảng 2.5: Nợ quá hạn đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Tổng nợ quá hạn 13.055 100 11.710 100 7.893 100 Nợ quá hạn XDCB 5.547 42,7 5.357 45,7 3.718 47.1

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Qua bảng trên ta thấy, nợ quá hạn đối với XDCB được cải thiện dần về tương đối, đó là biểu hiện tốt. Năm 2005 nợ quá hạn là 5.357 triệu đồng, giảm so

Trường Kinh Tế Quốc Dân 49 Đề tài thực tập

với năm 2005 là 217 triệu đồng với tỷ lệ tương đương là 3,89%. Năm 2007 đạt 3.718 triệu đồng, giảm so với 2006 là 1.639 triệu đồng, tương đương 30,59%.

Năm 2007 là năm xảy ra nhiều biến động lớn về giá cả xăng dầu, giá vàng trên thế giới... cùng với đó ở miền Trung xảy ra nhiều lũ lụt, hạn hán. Những cơn lũ chồng lũ đã làm thiết hại rất nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhiều đơn vị xây dựng. Nhưng với sự chỉ đạo của ngân hàng ĐT và PT Việt Nam, chi nhánh ngân hàng ĐT và PT Quảng Trị đã nổ lực cố gắng thu hồi những khoản vay, đẩy nợ quá hạn xuống, giảm tỷ lệ nợ xấu để lành mạnh hoá tài chính, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, nhằm trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh. Tỷ trọng nợ nhóm 1 tăng từ 53% năm 2006 lên 70% năm 2007, tỷ trọng nợ xấu nhóm 3-5 được giảm mạnh từ 4,6% xuống còn 1,34% năm 2007. So với các lĩnh vực khác thì tỷ trọng nợ quá hạn trong lĩnh vực đầu tư XDCB trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên từ 42,7% năm 2005 lên 47,1% năm.

Để đánh giá một cách cụ thể, ta nên xét theo các tiêu chí của nợ quá hạn trong XDCB theo bảng sau:

Bảng 2.6: Nợ quá hạn đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007 ( phân theo các tiêu chí)

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%)

Nợ quá hạn XDCB 5.547 100 5.357 100 3.718 100

- Theo thành phần kinh tế

+Quốc doanh 2.496 45 2.534 47,3 1.788 48,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Ngoài quốc doanh 3.051 55 2.823 52,7 1.930 51,9

- Theo nguyên nhân

+ Nguyên nhân chủ quan 4.933 88,5 4.537 84,7 3.082 82,9

+ Nguyên nhân khách quan 641 11,5 820 15,3 636 17,1

Trường Kinh Tế Quốc Dân 50 Đề tài thực tập

+ Ngắn hạn 1.728 31 1339 25 632 17

+ Trung và dài hạn 3.846 69 4018 75 3086 83

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị có doanh số và dư nợ cho vay các thành phần kinh tế quốc doanh ít hơn ngoài quốc doanh nhưng nợ quá hạn của các hai thành phần kinh tế này gần tương đương nhau, có chênh lệch nhưng mức độ ít. Tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh tăng lên hàng năm, từ 44% (năm 2005) lên 48,1% (năm 2007) trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lại giảm. Điều đó phần nào chứng tỏ chất lượng cho vay các đơn vị quốc doanh tốt hơn ngoài quốc doanh, đã đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng, tổn thất ít.

Xét về số tương đối, nợ quá hạn ngoài quốc doanh giảm. Từ 3.051 triệu đồng (năm 2005) xuống 2.823 triệu đồng (năm 2006) tương đương với giảm 7,4% và năm 2007 chỉ còn 1.930 triệu đồng tương đương 36,7% so với năm 2006. Như đã giải thích ở trên, năm 2007 là một năm nỗ lực thu nợ của ngân hàng để góp phần làm trong sạch báo cáo tài chính, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá.

Để làm tốt hơn nữa công tác cho vay và kiểm soát nợ quá hạn, ngân hàng còn tiến hành phân tích cụ thể những nguyên nhân của nợ quá hạn. Nợ quá hạn trong lĩnh vực XDCB chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, cả ba năm đều lớn hơn 82%. Tình trạng nợ quá hạn do những nguyên nhân chủ quan của ngân hàng lẫn khách hàng. Về phía ngân hàng, cần nhìn nhận thẳng thắn là do những yếu kém chủ yếu trong khâu thẩm định khách hàng; việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng sau khi cho vay chưa chặt chẽ. Về phía khách hàng: do khách hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngân hàng, sản xuất kinh doanh thua lỗ, chậm trả gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, nợ quá hạn do chủ quan cũng có xu hướng giảm dần

Trường Kinh Tế Quốc Dân 51 Đề tài thực tập

theo thời gian, điều này cho thấy sự nỗ lực cố gắng của ngân hàng và khách hàng trong vấn đề cho vay và trả nợ. Môi trường vĩ mô như thiên tai, cơ chế chính sách hoặc những bất ổn trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay XDCB của ngân hàng cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng và gây nên tình trạng nợ quá hạn.

Trong cho vay XDCB thì doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn doanh số cho vay dài hạn nhưng nợ quá hạn thì tập trung chủ yếu vào trung và dài hạn (chiếm 83% năm 2007) và tăng dần qua các năm. Điều này cũng là tất yếu. Các doanh nghiệp vay trung và dài hạn để đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, công nghệ nhưng công trình thường thiếu vốn, chưa bố trí được vốn. Do đó, máy móc cũng thường xuyên nằm trong tình trạng chờ vốn để thi công. Nên hiệu quả sử dụng nó không cao, kèm theo doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, khó trả nợ cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, chính sách của ngân hàng là chủ yếu cho vay ngắn hạn, cho vay khi đã xác định nguồn vốn thanh toán nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Đó cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực XDCB tại chi nhánh.

Năm 2007, mặc dù chi nhánh đã thực hiện khá tốt công tác thu hồi nợ nhưng những yếu tố khách quan tác động lớn đến doanh nghiệp XDCB vì thế phần nào đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với XDCB đã giảm xuống rõ, từ 3,6% năm 2005 còn 1,05% năm 2007 nhưng tỷ lệ này luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh. Đó là một trong những hạn chế trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Bảng số liệu sau đây thể hiện rõ nét tỷ lệ nợ quá hạn trong XDCB.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007

Trường Kinh Tế Quốc Dân 52 Đề tài thực tập Nợ quá hạn Tổng dư nợ 7,79 1,95 0,97 Nợ quá hạn XDCB Tổng dư nợ XDCB 3,6 2,77 1,05

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Tỷ lệ nợ quá hạn trong XDCB được cải thiện dần và đã thay đổi rõ rệt qua các năm. Năm 2006 đã giảm được 0,83% so với 2005 và năm 2007 giảm 1,72% so với năm 2006. Tỷ lệ nợ quá hạn XDCB giảm đã góp phần nào làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong toàn chi nhánh. Ngân hàng đang cố gắng để giảm tỷ lệ nợ quá hạn đối với XDCB xuống 1%.

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư XDCB tại ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị

2.3.1 Các kết quả đạt được

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực XDCB tại ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị cho ta thấy chất lượng tín dụng khá tốt. Vượt qua những khó khăn trở ngại, bằng ý chí vươn lên, chi nhánh đã phát huy nội lực, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo sát sao của ngân hàng ĐT và PT Việt Nam, chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần làm tăng chất lượng tín dụng ngân hàng

Quy mô, cơ cấu tín dụng của ngân hàng đối với lĩnh vực XDCB ngày càng tăng. Thể hiện qua doanh số cho vay và dư nợ cho vay XDCB tăng, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong XDCB đã được giảm xuống đáng kể. Uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng lên, lượng khách hàng có quan hệ với ngân hàng ngày càng tăng. Ngân hàng đã không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo, trở thành nhân tố kích thích tiết kiệm và cung ứng vốn kịp thời cho nhu cầu của nền kinh tế, hứa hẹn một tương lai rộng mở trong hoạt động cho vay, ngày càng khẳng định vai trò của ngân hàng trên địa bàn.

Trường Kinh Tế Quốc Dân 53 Đề tài thực tập

Bên cạnh đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, ngân hàng còn hướng đồng vốn vào những dự án xây dựng có khả năng sinh lời cao. Chi nhánh tăng cường tiếp cận với nhiều dự án mới bằng cách chủ động tìm kiếm khách hàng làm ăn có hiệu quả trong địa bàn để cho vay. Doanh số cho vay và thu nợ XDCB cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với lĩnh vực XDCB càng được mở rộng về quy mô và chất lượng tín dụng được nâng cao.

Quy trình thủ tục cho vay được áp dụng theo cuốn “Sổ tay tín dụng” của ngân hàng đã giảm bớt những thủ tục rườm rà. Khách hàng có điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng kịp thời, nhanh chóng. Nhiều đơn vị khách hàng làm ăn có hiệu quả trên cơ sở vốn vay ngân hàng.

Về công tác xử lý nợ xấu: Ngay từ đầu năm, thực hiện chỉ đạo của ngân hàng ĐT và PT Việt Nam, chi nhánh đã tích cực hoàn thiện hồ sơ về những khoản nợ xấu, nợ tồn đọng trong XDCB và đề nghị ngân hàng ĐT và PT Việt Nam liên kết xử lý.

Đi đôi với việc cải thiện chất lượng phục vụ, chi nhánh đã tăng cường ứng dụng những sản phẩm công nghệ mới vào hoạt động. Đặc biệt là việc triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng có thể quản lí chặt chẽ hồ sơ khoản vay XDCB gồm thiết lập khoản vay, theo dõi hạn mức, nợ quá hạn, cơ cấu lại khoản vay, tài sản thế chấp...Điều này góp phần đảm bảo sự an toàn, hổ trợ công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về quy trình, chính sách tín dụng tại chi nhánh, giúp ngân hàng giữ được uy tín với khách hàng truyền thống, tạo uy tín với khách hàng mới. Đến nay tốc độ tăng truởng cho vay của chi nhánh đã tăng lên nhiều lần so với khi mới thành lập. Thêm vào đó, lực lượng cán bộ tín dụng trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ được đào tạo ngày càng bài bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cho vay XDCB của chi nhánh.

Trường Kinh Tế Quốc Dân 54 Đề tài thực tập

Tóm lại, với tất cả những nỗ lực của mình, chi nhánh đã từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trong XDCB. Mặc dù kết quả này chưa lớn nhưng chi nhánh ngày càng tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi vay vốn và thực hiện nghiêm chỉnh các khoản hợp đồng đã kí kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở dĩ, chi nhánh đạt được kết quả trên do nhiều lí do như:

Chi nhánh nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngân hàng ĐT và PT Việt Nam, của ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng đối với XDCB.

Chi nhánh luôn tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn, đơn giản hoá thủ tục cho vay, giảm được thời gian, chi phí vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tín chặt chẽ, xác định hạn mức tín dụng phù hợp với nhu cầu thực tế của ngân hàng, luôn luôn chủ động, tiếp cận, thu hút khách hàng... Bên cạnh đó chi nhánh đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tuân thủ quy trình, quy chế cho vay, phân cấp uỷ quyền đến tất cả cán bộ nghiệp vụ tín dụng.

Công tác kiểm tra, thẩm định từ phía ngân hàng khá chặt chẽ, thực hiện đầu đủ quy trình xét duyệt cho vay, hồ sơ các dự án đầu tư hợp pháp, thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình cho vay đúng văn bản, chế độ hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế 2.3.2.1 Hạn chế

Nhìn chung, hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua được cải thiện và đạt được kết quả đáng khả quan, đóng góp vào lớn vào kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế làm cho chất lượng tín dụng của chi nhánh chưa cao. Cụ thể là:

Trường Kinh Tế Quốc Dân 55 Đề tài thực tập

- Số nợ quá hạn, nợ tồn đọng trong XDCB ở ba năm qua còn cao. Chính điều này làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng trên cơ sở nguồn vốn cho vay hạn hẹp.

- Trong công tác thẩm định, tính chuyên nghiệp chưa cao so với yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích cũng chưa được hoàn thiện nên việc thẩm định các dự án xây dựng chưa đạt yêu cầu mong muốn.

- Mạng lưới kinh doanh và quy mô hoạt động còn hạn hẹp, chi nhánh mới có hai phòng giao dịch trên toàn tỉnh, chưa tương xứng với nhu cầu kinh tế. Doanh số cho vay và thu nợ XDCB mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn còn thấp vì vậy chưa đáp ứng đầy đủ so với nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp xây dựng.

2.3.2.2 Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

+ Về phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng: Trong thời gian qua, chính sách tín dụng của chi nhánh đã có những thay đổi phần nào phù hợp với yêu cầu mới. Tuy nhiên, lãi suất hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB chưa thực sự đa dạng, chủ yếu là cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng. Thêm vào đó thủ tục vay còn nhiều phức tạp. Điều này làm giảm thời gian và chi phí giao dịch, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp.

- Công tác thẩm định và thông tin tín dụng: Hiện nay, trong công tác thẩm định hoạt động cho vay XDCB, cán bộ tín dụng còn gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin tín dụng một cách khoa học, chính xác, mang tính thời sự. Quá trình thu thập thông tin còn rời rạc, chưa có bộ phận hổ trợ thông tin.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị” ppt (Trang 47 - 79)