NHÁNH THANH HÓA.
4.1.1. Mục tiêu tổng quát.
4.1.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Xây dựng Ngân hàng TMCP Cơng thương thành tập đồn tài chính ngân hàng lành mạnh, hiện đại, phát triển bền vững và giữ vị trí hàng đầu Việt Nam, hoạt động kinh doanh đa năng với chất lượng dịch vụ cao; năng lực tài chính lành mạnh; trình độ cơng nghệ, nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến theo các thông lệ chuẩn mực quốc tế, phấn đấu đưa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trở thành tập đồn tài chính mạnh trong khu vực và trên thế giới.
Các mục tiêu cơ bản được đặt ra là:
Thứ nhất: Tiếp tục củng cố, phát triển, tăng trưởng quy mô, hệ thống mạng
lưới kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Tiếp tục khẳng định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là NHTM hàng đầu, chủ lực, có vị thế cao, có sức mạnh tài chính lớn nhất Việt Nam. Củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam trong nước và trên trường quốc tế. Luôn làm chủ được tình hình tài chính, chú trọng tăng mạnh vốn chủ sở hữu, bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động.
Thứ hai: Chuẩn hóa mơ hình tổ chức, cơ chế quản trị, điều hành hệ thống
phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường và chuẩn mức quốc tế. Lựa chọn và áp dụng các thơng lệ quốc tế tốt nhất vào mơ hình tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý và kiểm sốt rủi ro. Hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản trị, điều hành
kinh doanh, quản lý và kiểm sốt rủi ro, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thông lệ quản trị hiện đại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới.
Thứ ba: Cải thiện căn bản chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục cơ cấu lại
nhân lực một cách mạnh mẽ, không tăng mà giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực chun mơn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên.
Thứ tư: Ưu tiên đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây
dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển dịch vụ mới. Coi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để phát triển, hội nhập tích cực với khu vực và quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
4.1.1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam.Công thương Việt Nam. Công thương Việt Nam.
- Tập trung phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để chú trọng phát triển, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là định hướng phát triển.
- Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. Từng bước điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Ngân hàng TMCP Công thương, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng.
- Tái cấu trúc cơ cấu thu nhập của ngân hàng theo hướng gia tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phi tín dụng.
- Nghiên cứu đẩy mạnh triển khai các sản phẩm mới về kiều hối như: chuyển tiền kiều hối về thẻ tín dụng trả trước, về tài khoản tiết kiệm, chi trả kiều hối tại nhà, chuyển tiền kiều hối Online qua Internet, qua ví điện tử, qua Mobile phone. Nghiên cứu cải tiến công nghệ kiều hối, đảm bảo giao dịch kiều hối được xử lý tự động ở
mức cao nhất, giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch với khách hàng, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tăng cường hợp tác với cơ quan truyền thông, các Đại sứ quán của Việt Nam tại các nước trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương đến các đối tượng khách hàng, cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
- Đối với sản phẩm thẻ: phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu trong phát triển dịch vụ thẻ, kết hợp với các dịch vụ khách hàng cá nhân, phát triển hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đi đầu để tạo ra các sản phẩm đa dạng, với giá trị gia tăng và chất lượng nổi bật.
- Đối với dịch vụ ngân hàng điện tử: Tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các sản phẩm hiện có. Nghiên cứu triển khai dự án Internet banking, Mobile banking trên nền tảng Middleware SOA.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thơng tin đồng bộ, hiện đại, an tồn, có tính thống nhất - tích hợp và ổn định cao.
- Tiêu chuẩn hóa nguồn lực, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ năng lực của cán bộ, kỹ năng khai thác dịch vụ bán hàng, thái độ phục vụ, tư vấn, chăm sóc khách hàng đối với đội ngũ bán hàng trực tiếp.
4.1.2. Mục tiêu cụ thể.
4.1.2.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Thanh Hoá.
Thanh Hoá là một vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Miền trung. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội cũng như trình độ dân trí được nâng lên, người dân có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin và dịch vụ mới. Xu thế đó mang tới cho thị trường tài chính những cơ hội cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện đại.
Với gần 4 triệu dân trong đó độ tuổi lao động có khoảng 2,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hố tương đối trẻ, có trình độ văn hố khá. Chính nguồn lực dân số năng động này là lực lượng không ngại tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt các sản phẩm có tính chất cơng nghệ cao, các sản phẩm đa chức năng với các tiện ích phong phú.
Thanh Hố có một hệ thống siêu thị ở đơ thị và hệ thống chợ ở nông thôn rộng khắp và phát triển rất nhanh. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể tham gia ngày càng nhiều trong lĩnh vực thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.
Với xu hướng đơ thị hố các khu dân cư mới được quy hoạch mở rộng ở những vùng ven thành phố. Trong lĩnh vực giáo dục, bên cạnh trường Đại học Hồng Đức cịn có nhiều trường đại học, trung cấp, dạy nghề như : Trường Đại học cơng nghiệp Hồ Chí Minh, Trường trung cấp Đức Thiện... Thanh Hố cịn là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia với các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hố), biển Hải Hồ (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), vườn chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… và mới đây “Thành Nhà Hồ” (Hậu Lộc) đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hố thế giới.
Với những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, bên cạnh đó thị trường dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Thanh Hoá cịn ở giai đoạn chưa hồn thiện, chưa được khai thác mạnh mẽ nên việc gia tăng hoạt động ngân hàng bán lẻ cịn nhiều tiềm năng. Các NHTM có cơ hội phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng như cho vay tiêu dùng, thẻ ATM, thẻ tín dụng, phone banking, internet banking...
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa.
Xây dựng Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa thành một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn mạnh hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường có nền tài chính lành mạnh, có kỹ thuật cơng nghệ cao, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, có thị phần xứng đáng trên địa bàn tỉnh, thực hiện mục tiêu ba hoá: Hiện đại hoá; Chuẩn hoá các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng, nhân sự
cán bộ; Cơng khai minh bạch hố, lành mạnh tài chính. Tăng trưởng mạnh về nguồn vốn, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng phát triển thị phần trên cơ sở an toàn hiệu quả bền vững, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu của Ngân
hàng TMCP Công thương, tạo ra môi trường kinh doanh tốt đem đến lợi ích chung cho tồn hệ thống cũng như lợi ích cho khách hàng.
Phương châm hành động: thực hiện phương châm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đề ra là: “Phát triển, an toàn, hiệu quả”.
- Phát triển thị phần của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế địa phương trong những những năm gần đây và triển vọng trong những năm tới, thị trường ngân hàng bán lẻ có cơ hội phát triển tốt. Môi trường thương mại tiếp tục phát triển với sự ra đời của hàng loạt các trung tâm thương mại, dịch vụ, các siêu thị, các cửa hàng tự chọn làm thay đổi tập quán của người tiêu dùng, tạo điều kiện để phát triển các cơng cụ thanh tốn hiện đại như séc, thẻ… Công nghệ thông tin tiến bộ với tốc độ cao thúc đẩy thương mại điện tử và nhu cầu thanh tốn điện tử. Xu hướng đó tạo cơ hội cho sự phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá.
Chi nhánh cần tập trung giữ vững và mở rộng nguồn khách hàng cá nhân ở những khu đô thị, vùng đông dân cư, khu công nghiệp. Trên cơ sở các sản phẩm ngân hàng bán lẻ mà Trụ sở chính đã triển khai, Chi nhánh chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác nhất là trong giai đoạn hiện nay, tương lai nhiều chi nhánh ngân hàng cổ phần đã và sẽ được thành lập tại Thanh Hoá. Tổ chức các chiến dịch quảng cáo rộng rãi, bài bản về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương gắn với lợi ích khách hàng. Tập trung tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng cá nhân, nhằm mục tiêu cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng, tăng cường cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng ngày càng cao trong dân cư. Tăng tỷ trọng lợi nhuận thu được từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên tổng lợi nhuận của ngân hàng.
- Mở rộng và đa dạng hoá các kênh phân phối.
Trong những năm tới mục tiêu của Chi nhánh là tăng cường mở rộng các phòng giao dịch, phát triển mạng lưới giao dịch đến tận cơ sở nhằm đưa sản phẩm
dịch vụ ngân hàng bán lẻ tới gần với khách hàng hơn. Bên cạnh việc phát triển các kênh phân phối truyền thống thì mục tiêu quan trọng nữa là tập trung đầu tư kênh phân phối điện tử qua máy ATM, cơ sở chấp nhận thẻ, POS, ứng dụng và phát triển rộng rãi các sản phẩm ngân hàng điện tử như: phone banking, mobile banking, internet banking. Tăng cường tiếp thị các doanh nghiệp lớn, các trung tâm thương mại, trường đại học, trường dạy nghề… để phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản, thiết lập các kênh phân phối hiện đại như đặt máy ATM, mở thêm các điểm giao dịch thanh toán thẻ, xây dựng các ngân hàng tự động, mở rộng hoạt động Internet Banking, đặt mục tiêu dài hạn để hệ thống ngân hàng tự động của Ngân hàng TMCP Công thương chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Xây dựng đối tượng khách hàng bền vững, phát triển số lượng khách hàng. Trên cơ sở khách hàng hiện tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hố xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là những khách hàng có thu nhập khá trở lên, có khả năng sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ ngân hàng với hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt. Tập trung khai thác tiềm năng sử dụng dịch vụ của số khách hàng hiện có sẽ tạo doanh thu lớn cho Chi nhánh. Việc xác định mục tiêu mở rộng các nhóm khách hàng khác nhau với những chiến lược sản phẩm và cách tiếp cận khác nhau. Việc phân loại khách hàng, xác định mục tiêu mở rộng thị trường theo nhóm khách hàng có ý nghĩa quan trọng giúp Chi nhánh nâng cao năng lực cạnh tranh và thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
4.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNGBÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHIBÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI