Tổng quan về ngành hàng cà phê Sơn La

Một phần của tài liệu DỰ ÁN “HỖ TRỢ KỸ THUẬT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020” (Trang 28 - 31)

Phần 2 Tổng quan các sản phẩm lợi thế của tỉnh Sơn La tham gia OCOP

2.3 Tổng quan về ngành hàng cà phê Sơn La

2.3.1 Thực trạng ngành cà phê tỉnh Sơn La

- Lợi thế đặc trưng của cà phê Sơn La:

Cà phê được trồng chủ yếu ở Sơn La là cà phê Arabica. Sơn La có độ cao trên 600 m so với mặt nước biển, tuy không được trồng ở vùng đất đỏ bazan và không nằm ở độ cao lý tưởng như các tỉnh Tây Nguyên, song Sơn La đất trồng tại sườn dốc của các dãy núi thấp hoặc trên các chỏm đồi thuộc vùng đất đỏ đá vơi có tầng dày và độ phì nhiêu khá cao. Các nhóm đất đỏ vàng thích hợp với cây cà phê Arabica phát triển như Fk, Fv, Fs. Mặt khác, Sơn La nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc (200 39’ – 220 02’ vĩ độ Bắc) nên khơng phải tưới nước, khí hậu lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, cùng lượng mưa lớn, mùa khô không rõ rệt, Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,4o C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27O C, trung bình thấp nhất là 16o C cũng là những lợi thế giúp cho cà phê Arabica sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, Sơn La có điều kiện khí hậu phù hợp cho cây cà phê Arabica sinh trưởng, phát triển tốt, cho chất lượng cao tương đương với cà phê Arabica nổi tiếng thế giới của Brazil.

- Thực trạng về sản xuất, chế biến sản phẩm cà phê Sơn La

Cây cà phê từ cây xóa đói, giảm nghèo đã trở thành cây cơng nghiệp chủ lực của tỉnh Sơn La. Nghị Quyết số 112/2015/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh Sơn La v/v Ban hành Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Sơn La giai đoạn 2015-2020 là sự cụ thể hóa của chủ trương, định hướng, chính sách của Tỉnh để phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản của tỉnh dựa trên lợi thế, quy hoạch hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng tốt. Đây là một trong những định hướng quan trọng trong Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 -2020. Đến nay, Sơn La hiện là vùng trồng cà phê Arabica lớn của cả nước. Cà phê Sơn La được trồng tập trung tại thành phố Sơn La và các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp. Tỉnh Sơn La đã quy hoạch vùng trồng cà phê tập trung 15.000 ha, đến năm 2020, sản lượng từ 20.000-25.000 tấn cà phê nhân.

Cây cà phê đang trở thành một cây cơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của người dân tại Sơn La, đặc biệt là đồng bao dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng về quy mơ và sản lượng cà phê tạo nên áp lực

29

lớn cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc tiêu thụ quả tươi của người nơng dân. Tình hình sản xuất cà phê tại Sơn La đang gặp phải những vấn đề khó khăn cần phải được giải quyết: i) Cà phê tại Sơn La thường xuất hiện hiện tượng sương muối, nguy cơ cháy, hỏng cà phê rất cao; ii) Cà phê trồng ở Sơn La chủ yếu là giống Catimor, dễ bị bệnh gỉ sắt ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. iii) Quy trình sản xuất của nông dân chủ yếu theo kinh nghiệm, không thông nhất về quy trình kỹ thuật nên tính đồng đều của sản phẩm không cao. Những vấn đề này cần được xử lý bằng việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cà phê đặc thù; Xây dựng và chuyển giao các quy định về quy trình sản xuất; Hướng dẫn người dân cải tạo và thay thế các giống có chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao.

Theo đánh giá của người sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn, mức giá thu mua này người dân chưa có lãi do mức giá thuê công lao động cao. Do vậy, các cơ sở sơ chế, chế biến nhỏ lẻ (sơ chế ướt) được mở ra ngày càng nhiều để tăng khả năng dự trữ cà phê thóc trong dân để chờ giá. Đây là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là liên quan đến vấn đề xử lý ô nhiểm môi trường do nước thải từ sơ chế cà phê. Do vậy, để hạn chế tình trạng này cần phải có giải pháp giải quyết vấn đề thị trường cho sản phẩm.

Thời gian qua, tỉnh cũng chủ trương khuyến khích Doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư, liên kết và phát triển cà phê tại Sơn La theo hướng bền vững và gia tăng giá trị thông qua chế biến. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn như Công ty TNHH xuất nhập khẩu Minh Tiến, Công ty cổ phần Phúc Sinh…đã và đang đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ, 4C,… phục vụ xuất khẩu. Sản phẩm cà phê Sơn La đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Mỹ, Nhật, EU và nhiều thị trường khác.

Năm 2018, sản phẩm cà phê Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm: cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột. Đây là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy sản xuất, chế biến và gia tăng giá trị trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cà phê có lợi thế về chất lượng của tỉnh Sơn La. Trong đó, triển khai chương trình OCOP là một giải pháp quan trọng để khuyến khích các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn đầu tư sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, gia tăng hoạt động chế biến và thương mại sản phẩm.

2.3.2 Sản phẩm cà phê Sơn La tham gia OCOP

30

Theo Khảo sát của Sở NNvà PTNT tỉnh, Sơn La hiện có gần 200 sản phẩm thế mạnh có thể phát triển thành sản phẩm OCOP. Trong năm 2019, tỉnh đã lựa chọn được 20 sản phẩm làm điểm, bước đầu thử nghiệm đánh giá và xếp hạng OCOP làm cơ sở nhân rộng trong những năm tiếp theo. Trong đó có, sản phẩm cà phê của HTX Bích Thao là hồ sơ duy nhất đối với sản phẩm cà phê được tỉnh lựa chọn làm điểm trong 20 sản phẩm chương trình OCOP năm 2019.

Năm 2017, Hợp tác xã cà phê Bích Thao được thành lập với mục đích liên kết những người sản xuất cà phê trên địa bàn xã Hua La – thành phố Sơn La. HTX cà phê Bích Thao được thành lập theo đúng luật HTX 2012, với 11 thành viên tham gia góp vốn, diện tích sản xuất 16 ha, với sản lượng hàng năm đạt 1.000 – 1.600 tấn. Năm 2018, HTX đã liên kết với 800 hộ sản xuất trên địa bàn thành phố với diện tích 1.500 ha, tiến hành hoạt động sơ chế, chế biến sản phẩm cà phê với sản lượng cà phê thóc đặt mức 7.000 tấn/năm. Tiến hành xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân bằng hình thức ủy thác, tiên phong sử dụng “Cà phê Sơn La – Product of Viet Nam” cho cà phê nhân và thử nghiệm chế biến sản phẩm cà phê.

Năm 2019, HTX đã tập trung đầu tư sản xuất cà phê đặc sản, cà phê honey, đầu tư hệ thống phơi trong nhà kính (800m2), máy rang cơng nghệ Đức (công suất 3k/giờ), máy bắn màu, mở rộng hợp tác với các nhà rang xay trong nước, quốc tế, mở rộng thị trường và tập trung cải tiến và nâng cao chất lượng đối với sản phẩm cà phê rang xay nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm, mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất.

 Định hướng phát triển sản phẩm OCOP trong năm 2020

HTX cà phê Bích Thao Sơn La xác định xây dựng sản phẩm cà phê của HTX gắn với định hướng OCOP trên các tiếp cận chính như sau:

- Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu cho chứng nhận: HTX đang đẩy

mạnh việc liên kết, tổ chức sản xuất, xuất lý vùng nguyên liệu ổn định 1.500 ha đạt chứng nhận phát triển bền vững (UTZ), quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm. - Phân khúc sản phẩm theo thị trường: HTX lựa chọn 03 dòng sản phẩm: cà

phê nhân, cà phê rang nguyên hạt và cà phê bột. Tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng (theo hợp đồng) để tổ chức sản xuất phù hợp, theo kết hoạch.

- Sản phẩm có chất lượng cao và gia tăng giá trị thông qua chế biến: HTX chú trọng thu mua sản phẩm cà phê quả có chất lượng cao (90% quả chín), sơ chế, chế biến theo quy trình nghiêm ngặt để cho sản phẩm có chất lượng cao theo quy trình: rửa quả sau khi thu hoạch  ủ nguyên quả trong túi nilon (trong 12 tiếng),

31

 bóc vỏ  phơi vỏ riêng làm trà – phơi cà phê thóc trong nhà kính nhằm nâng cao chất lượng, tận phụ phẩm, hạn chế ô nhiểm môi trường.

- Đầu tư nhà xưởng và dây chuyền sản xuất: tập trung mở rộng diện tích nhà

kính để phơi cà phê (từ 800m2  2.800 m2) nhằm nâng cao chất lượng cà phê sơ chế; đầu tư hệ thống nhà xưởng sơ chế, chế biến mới với diện tích 800 m2 - 1000 m2 với 3 khu vực: sơ chế, rang xay, kiểm định chất lượng (đã được UBND tỉnh hỗ trợ khảo sát, thiết kế); Đầu tư dây chuyền chế biến: rang, xay – phân loại – đóng gói với máy xát cà phê thóc với cơng suất 5 tấn/giờ, máy sàng trọng lượng với công suất 5 tấn/giờ, máy rang cà phê công suất 30 – 60 kg/giờ, máy xay cà phê cơng suất 100kg/giờ, máy đóng bao tự động.

- Thiết kế và hoàn thiện hệ thống bao bì, nhận diện thương hiệu: Thiết kế

đồng bộ hệ thống nhận diện, bao bì phù hợp với nhu cầu thị trường, dựa trên tính tiện dụng, phát triển bao bì sản phẩm thân thiện với mơi trường, hồn thiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tiếp cận thị trường.

- Tập trung phát triển thị trường: nâng cao năng lực về tổ chức, marketing

cho cán bộ của HTX, xây dựng các phương tiện nhằm quảng bá sản phẩm (catalog, tờ rơi tiếng Việt, tiếng Anh), nghiên cứu nhu cầu và thúc đẩy hệ thống phân phối sản phẩm hướng đến thị trường chất lượng cao.

Với quyết tâm của HTX, cơ sở điều kiện và tiềm năng phát triển của sản phẩm cà phê Sơn La, dự án sẽ tổ chức các nội dung hỗ trợ tổng thể, toàn diện để hỗ trợ HTX chế biến cà phê phát triển sản phẩm, đảm bảo đủ điều kiện sản phẩm OCOP 5 sao, đồng thời phát triển chuỗi giá trị cà phê Sơn La bền vững, giá trị gia tăng cao, phù hợp với định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM của tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN “HỖ TRỢ KỸ THUẬT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020” (Trang 28 - 31)