Định hướng phát triển OCOP ở một số địa phương MNPB

Một phần của tài liệu DỰ ÁN “HỖ TRỢ KỸ THUẬT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020” (Trang 34 - 38)

Phần 3 Tiềm năng đặc sản địa phương của các tỉnh Miền núi phía Bắc

3.2 Định hướng phát triển OCOP ở một số địa phương MNPB

a) Tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc của Tổ quốc, diện tích tự nhiên 4.859 km2, dân số hơn 318.000 người, phần lớn là người dân tộc thiểu số chiếm 87%, mật độ dân số bình quân khoảng 64 người/km2; có 7 huyện, 01 thành phố với 122 xã, phường, thị trấn, trong đó có 110 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới; có 02 huyện nghèo theo Chương trình 30a, 53 xã đặc biệt khó khăn.

Chương trình OCOP là một giải pháp thực hiện một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị quyết 02- NQ/TU ngày 17/10/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đó là: Phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung trồng rừng gắn với chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng; Là một nội dung của

Chương trình hành động số 04 –CTr/TU Ngày 15/01/2016 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 04/12/2017 về nhiệm vụ năm 2018; Nghị quyết số 24- NQ/TU ngày 28/11/2018 về nhiệm vụ năm 2019. Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia

35

tăng giá trị. Trọng tâm là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nơng nghiệp và dịch vụ có lợi thế. Các sản phẩm tạo ra từ chương trình có sự khác biệt mang đặc thù gắn với nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên riêng có của mỗi địa phương. Là một tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là Nông lâm nghiệp, đây là một khó khăn của tỉnh nhưng cũng là một lợi thế nếu biết cách phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều các sản phẩm đặc sản như: Gạo bao thai; Gạo nếp nương; Miến dong; Khoai sọ, Lạp sườn, Hồng không hạt, cam qt; Bí xanh thơm; rượu men lá; thịt hun khói… Đây là những sản phẩm của tỉnh có thể phát triển để tạo thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường. Ngoài các sản phẩm đặc trưng về văn hóa ẩm thực, cịn có các sản phẩm thủ công truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, đan lát,.... Văn hóa đặc trưng cho mỗi dân tộc, mỗi vùng miền như nghệ thuật hát Then, lễ hội Lồng tồng, chợ Phiên. Có nhiều điểm danh lam thắng cảnh tập trung ở vùng nông thôn như Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, được công nhận là Vườn di sản ASEAN năm 2011; Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (huyện Na Rì, Bạch Thơng); hệ thống hang động lớn (động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long,...),... Các yếu tố văn hóa, lịch sử khác như An toàn khu (ATK) - Chợ Đồn, nơi Bác Hồ đã hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Pháp; Di tích Nà Tu, Chiến Thắng đèo Giàng.

Trong năm 2018 đã có 56 tổ chức đăng ký 76 sản phẩm tham gia, sau khi các tổ chức kinh tế đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình, các cơ quan chuyên mơn đã có các hoạt động tư vấn, tập huấn, hỗ trợ nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế và hoàn thiện các sản phẩm tham gia Chương trình; xây dựng được Bộ công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm (Bộ Tiêu chí tạm thời đánh giá sản phẩm); tổ chức đánh giá xếp hạng, cấp giấy công nhận cho 37 sản phẩm của 32 doanh nghiệp, hợp tác xã, và hộ sản xuất với 32 sản phẩm 3 sao và 05 sản phẩm 4 sao, nhiều sản phẩm có mẫu mã, bao bì đẹp, kiểu dáng phù hợp, chất lượng đạt các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước đưa ra được thị trường công nhận; tổ chức nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp và đại diện các tổ chức kinh tế; bố trí kinh phí cho các hoạt động của Chương trình; tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP; bố trí nhân lực để tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn tồn tỉnh… Năm 2019 tỉnh có trên 97 sản phẩm mới thuộc hơn 80 tổ chức đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Chương trình OCOP đã tạo ra một giải pháp rất quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển kinh tế gắn với nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất trong thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới; ưu tiên phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, tạo

36

công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn.

b) Tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc, là cửa ngõ giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng; tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.822 km2, có 09 huyện và 01 thành phố, dân số gần 1,7 triệu người, với 21 thành phần dân tộc, có 80% dân số sống ở khu vực nơng thơn, có 203 xã triển khai xây dựng nơng thơn mới, trong đó có 42 xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; tỉnh Bắc Giang xác định đây là nội dung trọng tâm và giải pháp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới bền vững, đặc biệt đối với xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhằm củng cố các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững, phát huy lợi thế và phát triển kinh tế khu vực nơng thơn; chính vì vậy tỉnh Bắc Giang đã sớm rà sốt thực trạng sản phẩm nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực hiện phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, trong đó phấn đấu đến năm 2030 có 170 sản phẩm OCOP, có ít nhất 5 sản phẩm OCOP (dự kiến Vải Thiều Lục Ngạn, Mỳ chũ, Gà đồi Yên Thế…) đạt hạng 5 sao cấp quốc gia, triển khai 3-5 mơ hình làng văn hóa du lịch…, trong đó, các xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh tại địa phương như: Gia súc, gia cầm, rượu, cây dược liệu, mật ong, vải thiều, thuốc nam dân tộc, chè, du lịch sinh thái…

Tỉnh đã tổ chức tổng kết đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp từ năm 1997 đến nay và đề ra các mục tiêu, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới, trọng tâm là phát triển hai trục sản phẩm: (1) nhóm các sản phẩm chủ lực của tỉnh, quy hoạch và xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến. (2) nhóm các sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mơ nhỏ theo mơ hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Trong năm 2019, tỉnh đã tiếp nhận đăng ký 70 ý tưởng sản phẩm (61 sản phẩm đã có, 9 sản phẩm mới), các xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đề xuất 10 ý tưởng sản phẩm gắn với thế mạnh của từng địa phương, một số sản phẩm thô đã trở thành những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, có nhãn hiệu tập thể, có mẫu mã đẹp, tham gia nhiều hội chợ, được nhiều người biết đến

37

như: Trà Hoa vàng Lục Sơn, rượu ngô men lá, mật ong rừng Tây Yên Tử, nấm Lim xanh… Phấn đấu trong năm 2019, phát triển tối thiểu 25 sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang gồm có các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, tiềm năng của tỉnh như: Chè xanh Bản Ven; Gà đồi Yên Thế; Vải thiều Lục Ngạn; Trà Hoa vàng; Mật ong rừng; nấm Lim xanh Sơn Động; Bánh chưng Vân; Trám đen Hoàng Vân; Vú sữa Hợp Đức; Tương Trí n; Rượu Vân… qua đó khơng chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất mà cịn góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nơng nghiệp, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất”; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống của nông thôn.

c) Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Quy hoạch xây dựng Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Diện tích tự nhiên 3.533 km2, dân số trên 1,2 triệu người, trong đó có trên 30% dân số ở đơ thị, gần 70% dân số ở nông thôn; tỉnh có 09 đơn vị hành chính (02 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện) với 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 124 xã vùng cao, vùng sâu và vùng xa, 62 xã ATK và ATK đặc biệt, có 36 xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí của Chính Phủ.

Tỉnh Thái Nguyên xác định Chương trình OCOP là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Thực hiện sự chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, trong năm 2018 tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề cương Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn đến 2025” và Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018- 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

Hàng năm, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn vốn từ vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng NTM để hỗ trợ các đơn vị, địa phương, chủ thể thực hiện Chương trình OCOP thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm (năm 2017: 8.450 triệu đồng, năm 2018: 13.850 triệu đồng, năm 2019: 18.930 triệu đồng). Ngồi ra, bố trí, lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn khuyến nông, khuyến công để hỗ trợ các chủ thể thực hiện Chương trình OCOP phát triển sản phẩm.

38

Đề xuất định hướng

Một phần của tài liệu DỰ ÁN “HỖ TRỢ KỸ THUẬT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020” (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)