Xuất đối với Chương trình

Một phần của tài liệu DỰ ÁN “HỖ TRỢ KỸ THUẬT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020” (Trang 38 - 39)

Phần 3 Tiềm năng đặc sản địa phương của các tỉnh Miền núi phía Bắc

1. xuất đối với Chương trình

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nơng thơn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nơng nghiệp, phi nơng nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trị kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng”.

Như vậy, về cơ bản, có một số quan điểm cơ bản cần phải tuân thủ, gắn với những nguyên tắc về phát triển OCOP nói chung trên thế giới, đó là dựa vào nội lực và tổ chức kinh tế là chủ thể của quá trình phát triển, nhà nước chỉ đóng vai trị kiến tạo. Nội lực ở đây bao gồm con người địa phương, nguồn lực địa phương cần phải được ưu tiên, dựa trên ý tưởng do người dân địa phương đề xuất và bối cảnh địa phương. Đây là quan điểm trùng với nguyên tắc “địa phương hướng đến toàn cầu”. Quan điểm thành phần kinh tế tư nhân và tập thể là chủ thể nhấn mạnh đến vai trị, vị trí của các thành phần này trong OCOP: họ mới là chủ thể của phát triển chứ không phải nhà nước, họ phải “độc lập, sáng tạo” dưới sự hỗ trợ của nhà nước, nhà nước không phải là người làm thay. Các quan điểm này cần phải được giải thích rõ và đảm bảo được hiểu đúng đắn trong quá trình tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho mọi tác nhân liên quan. Cụ thể với những giải pháp sau:

Một là, cần tập trung quán triệt, tuyên truyền mạnh mẽ để nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để tạo nên phong trào sâu rộng về sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu để thống nhất trong nhận thức và hành động.

Hai là, cần nhận thức và ứng xử đúng với tầm quan trọng của chương trình OCOP theo quy luật kinh tế và gắn với lợi ích của đối tượng, hướng tới phải gắn với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị trong chỉ đạo triển khai thực hiện. Phân cơng lãnh đạo đứng đầu Ban chỉ đạo có đủ thẩm quyền quyết định các nhiệm vụ của chương trình. Hình thành bộ máy chỉ đạo đủ mạnh, có quy chế

39

làm việc, có phân cơng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng và thường xuyên kiểm điểm, sơ tổng kết rút kinh nghiệm. Cơ quan điều phối cấp tỉnh hình thành bộ phận nghiệp vụ OCOP, cấp huyện cần có từ 1-2 cán bộ chuyên trách tham mưu giúp việc được đào tạo để có trình độ năng lực, nhận thức, có tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng việc được giao.

Ba là, chương trình phải được tổ chức quản lý khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện. Thiết lập được tính pháp lý của tồn bộ chương trình như: chu trình, tài liệu hướng dẫn, Bộ Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và phân hạng sản phẩm, hệ thống chính sách,… Xây dựng được hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hỗ trợ phát triển sản phẩm, thương hiệu của từng sản phẩm, kế hoạch chuyên biệt, cụ thể bài bản về phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia. Trong đó xác định được chuỗi sản phẩm OCOP cấp tỉnh và chuỗi sản phẩm OCOP cấp quốc gia gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi trên nền tảng hỗ trợ phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, công tác hướng dẫn lập và quản lý các dự án đầu tư, các dự án sản xuất.

Bốn là, tập trung chỉ đạo điểm tạo bước đột phá ngay từ nhóm sản phẩm đầu tiên, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó tăng cường hướng dẫn hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an tồn thực phẩm, cơng bố tiêu chuẩn, chất lượng, mã số, mã vạch, dán tem truy suất nguồn gốc… đảm bảo theo quy định.

Năm là, tính hệ thống và tổ chức của chương trình phải được tổ chức chặt chẽ và được trao nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp để thực hiện. Phải khởi động, thúc đẩy được sự đề xuất, tính sáng tạo từ dưới lên, ttừ nhân dân, nhóm hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã… Người đứng đầu trong Ban Điều hành OCOP các cấp phải có đủ thẩm quyền để điều hành và quyết định công việc.

Sáu là, xác định xúc tiến thương mại là bước then chốt của chu trình, Sơn La đã và đang tổ chức tham gia xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, tại các hội chợ, triển lãm, hội nghị… hết nối cung cầu. Hình thành mạng lưới kết nối sản xuất, kinh doanh dịch vụ kết hợp với các hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu tạo lập, phát triển mở rộng thị trường cho các sản phẩm phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN “HỖ TRỢ KỸ THUẬT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020” (Trang 38 - 39)