Về mặt lý luận

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 34)

Thứ nhất, các cơng trình đã làm khá rõ những vấn đề lý luận về KCHT nông

thôn, bao gồm: tiếp cận khái niệm theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp; cách phân loại, tiêu chí nhận diện về KCHT nơng thơn; đặc trưng của từng loại hình KCHT nơng thơn và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Thứ hai, những vấn đề lý luận về huy động vốn cho phát triển KCHT nông

thơn được các cơng trình đề cập chi tiết, cụ thể: đặc trưng của nguồn vốn huy động cho phát triển KCHT nơng thơn; những nguồn vốn truyền thống và các hình thức huy động vốn mới cho KCHT nông thôn trong điều kiện nguồn lực công hạn hẹp.

Thứ ba, các nghiên cứu đã đặt nền móng cho các lý thuyết về cung cấp các

nguồn tài chính cho phát triển KCHT nơng thơn, trong đó nhà nước là người vừa cung cấp nguồn tài chính mục tiêu vừa kiến tạo, thu hút các nguồn tài chính tư nhân cho phát triển KCHT nơng thơn. Các chủ thể tài chính tư nhân hoạt động theo các quy luật kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo hoạt động nên các khoản tín dụng được cung cấp từ những hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp cho phát triển KCHT nông thôn cần phải thực hiện các cam kết chặt chẽ và được chi trả tối thiểu để bảo đảm lợi ích cho các bên.

Thứ tư, một số cơng trình nghiên cứu về huy động vốn phát triển KCHT nông

thôn đã đề cập đến việc đầu tư KCHT trong điều kiện xây dựng NTM, hiện đại: yêu cầu về KCHT NTM, các nguồn vốn huy động cho KCHT NTM, những quan điểm, giải pháp và những mơ hình huy động vốn cho phát triển KCHT NTM ở Việt Nam.

Thứ năm, mơ hình hợp tác cơng tư trong phát triển KCHT được các cơng

trình phân tích khá rõ, mang hàm ý chính sách quan trọng đối với thu hút đầu tư phát triển KCHT ở những khu vực nông thôn kém phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w