Kiểm tra, giám sát huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 99 - 101)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH

3.2.1.3. Kiểm tra, giám sát huy động vốn

Công tác kiểm tra, giám sát huy động vốn đầu tư phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thực hiện theo các quy định của Trung ương, của Tỉnh về quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB, cụ thể:

Về phía Trung ương có những văn bản pháp luật như: Quyết định số

80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Thông tư

161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định về chế độ kiểm sốt, thanh tốn các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư; Thông tư số

03/2017/TT-BKHĐT ngày 25/4/2017 Quy định chế độ báo cáo lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công. Tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện quy định về kiểm tra, giám sát các nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT nông thôn trong các văn bản liên quan đến phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư XDCB trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh và các văn bản về kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh như: Chỉ thị 01/CT-UBND ngày 22/01/2007 về tăng cường quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho mua sắm vật tư, trang thiết bị và tài sản, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 15/6/2012 về tăng cường công tác giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; các Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh về kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm;...

Cơ chế, chính sách về kiểm tra, giám sát đối với vốn đầu tư nói chung, hoạt động huy động vốn cho phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày càng được đổi mới và hồn thiện theo hướng đề cao vai trị, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng; đồng thời, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn để phát hiện, phịng ngừa, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm, hạn chế tối đa thiệt hại, góp phần nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách. UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá hoạt động huy động vốn cho phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá huy động vốn đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được UBND tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới.

Kết quả, giai đoạn 2010 - 2019, đã có trên 2.900 dự án đầu tư phát triển KCHT được kiểm tra, đánh giá, trong đó đa số các dự án đã có kế hoạch huy động vốn và triển khai huy động vốn đảm bảo phù hợp với mục tiêu, quy mô đầu tư đã được phê duyệt. Các chủ đầu tư đã tiến hành cập nhật thơng tin, tình hình triển khai thực hiện dự án cũng như chế độ báo cáo lên Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Từ tháng 6/2018 đến nay, toàn bộ 8 huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư lớn đã thực hiện báo cáo trực tuyến. Những kết quả trên cho thấy công tác giám sát, đánh giá hoạt động huy động vốn đã có những bước tiến đột phá, góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác đầu tư phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn tỉnh [77].

Đối với công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, 100% các xã, phường, thị trấn thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, trong đó đồng chí Phó chủ tịch UBMTTQ cấp xã làm Trưởng Ban, các thành viên gồm đại diện người có trình độ chun mơn, có uy tín tại các thơn, khu phố đề xuất cử tham gia. Từ khi thành lập đến nay, Ban GSĐTCCĐ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã tham gia chủ trì giám sát 3.319 dự án đầu tư phát triển KCHT từ vốn ngân sách nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã và do nhân dân đóng góp. Trong đó giám sát về xây dựng hạ tầng NTM là 2.388 cuộc, tập trung các vấn đề nổi cộm được đông đảo nhân dân quan tâm như: nguồn lực đầu tư xây dựng NTM, nhất là nguồn lực do cộng đồng, tư nhân đóng góp; đền bù giải phóng mặt bằng; các cơng trình nước sạch, kênh mương, đường giao thơng liên thơn, xóm, giao thơng nội đồng,...[77]. Nhìn chung cơng tác giám sát đã thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra về cơ bản đã bám sát cơng trình, giám sát chặt chẽ trong quá trình huy động vốn và triển khai dự án. Các kiến nghị của Ban GSĐTCCĐ về những sai phạm trong quá trình huy động vốn đã được chủ đầu tư và nhà thầu thi công tiếp thu nghiêm túc và xem xét xử lý khắc phục những nội dung kiến nghị đúng, có chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w