Hợp tác giữa các NH trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn: “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO:thực trạng và giải pháp” pot (Trang 63 - 75)

Thời gian qua có không ít sự lo lắng trong dư luận về sức ép cạnh tranh trên thị trường dịch vụ tài chính tiền tệ khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết của Hiệp định thương mại Việt Mỹ và cam kết của WTO. Nhiều người lo ngại cho rằng các ngân hàng thương mại(NHTM) Việt Nam sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ và gặp nhiều khó khăn khi các ngân hàng nước ngoài ồ ạt đến Việt Nam. Song trong thực tế thì không thể không diễn ra một chiều như vậy. Để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, các tập đoàn tài chính – ngân hàng nước ngoài đã và đang tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các ngân hàng và các tổ chức tài chính của Việt Nam. Đồng thời các ngân hàng, công ty chứng khoán... của Việt Nam cũng chủ động, sẵn sàng và nhạy bén, thực hiện nhiều sự hợp tác có hiệu quả. Đây cũng chính là giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, chứ không chỉ hiểu cạnh tranh là sự thôn tính, chèn ép lẫn nhau. Thực tế này có thể thấy rõ qua các trường hợp cụ thể sau đây:

Một là, làn sóng các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam, hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và đầu tư:

Tính đến nay có 2 NHTM cổ phần của Việt Nam là Sacombank và ACB, các cổ đông là ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài mua 30% vốn cổ phần, đó là ANZ của Australia chi ra 27 triệu USD để sở hữu 10% vốn cổ phần tại Sacombank, 20% của 2 đối tác nước ngoài khác là công ty tài chính quốc tế IFC thuộc WB và Dragon Financial Holdings của Anh.

Standard Chartered Bank của Anh mua 8,56% cổ phần của ACB với số tiền chi ra 22 triệu USD, hơn 21% vốn cổ phần của đối tác nước ngoài còn lại thuộc về Connaught Investor (thuộc Jardine Mutheson Group) và IFC thuộc WB.

Bên cạnh đó OCBC của Singapore mua 10% vốn cổ phần của NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – VP Bank với số tiền chi ra 15,7 triệu USD. BNP Paris của Pháp mua 10% vốn cổ phần của NHTM cổ phần Phương Đông – OCB. Hongkong and Shanghai Banking Corporation – HSBC của Anh chi ra 17,3 triệu USD để mua 10% vốn cổ phần của NHTM cổ phần Kỹ thương – Techcombank. UOB của Singapore mua 10% vốn cổ phần của NHTM Phương Nam. Các ngân hàng nước ngoài này cũng sẽ nâng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phầntại 3 NHTM cổ phần nói trên lên tới tỷ lệ 20% giới hạn tối đa cho một nhà đầu tư nước ngoài sau khi Chính phủ chính thức ban hành Nghị định có liên quan. Một số NHTM cổ phần khác như Eximbank, Nam Á, Đông Á cũng đang trong giai đoạn cuối đàm phán bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài. Tính chung các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài đã và đang chuyển khoảng trên 200 triệu USD vào mua cổ phần các NHTM trong nước. Đó là chưa kể các khoản trợ giúp kỹ thuật hiện đại hoá công nghệ, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị điều hành....đối với các NHTM cổ phần.

Một hình thức hợp tác nữa là trong lĩnh vực chứng khoán. NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank đóng góp vốn với Dargon Fund thành lập Công ty kinh doanh quản lý quỹ và đầu tư chứng khoán – VFM. Tỷ lệ góp vốn trong công ty này bao gồm: 70% là vốn của Sacombank, 30% là vốn của Dargon Capital Fund. Một quỹ đầu tư chứng khoán tương tự cũng đã được thành lập giữa một đối tác nước ngoài và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Một quỹ đầu tư liên doanh giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN với một đối tác của Mỹ cũng đã được thành lập.

Hiện nay nhiều tập đoàn chứng khoán tài chính và ngân hàng nổi tiếng trên thế giới của Mỹ, Nhật Bản,... đang tìm kiếm cơ hội trở thành cổ đông chiến lược và cổ đông lớn tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam khi ngân hàng này chính thức cổ phần hoá vào đầu năm tới.

Việc các ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong quá trình cạnh tranh và hợp tác. Các ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài không tốn kém chi phí như mở chi nhánh mới, có sẵn màng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và số lượng khách hàng đông đảo tại các NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh việc bỏ tiền mua cổ phần, các ngân hàng và tổ chức tài chính nướcngoài đều có cam kết trợ giúp kỹ thuật, thậm chí cử chuyên gia, cố vấn, trợ lý giúp các NHTM Việt Nam. Hai là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng.

Citibank là một tập đoàn ngân hàng nổi tiếng, đứng hàng lớn nhất thế giới của Mỹ đã có 2 chi nhánh tại Việt Nam từ trên 10 năm qua. Được biết Citibank đang đeo đuổi tìm kiếm cơ hội mua cổ phần trở thành cổ đông chiến lược trong một số NHTM của Việt Nam. Song trước khi thực hiện được mục tiêu đó, Citibank đã ký hợp đồng hợp tác với NHTM cổ phần Đông Á- EAB về phát triển dịch vụ. Theo đó, Citibank hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của EAB về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ phục vụ doanh nghiệp và kết nối hệ thống thanh toán thẻ của EAB với hệ thống thẻ của Citibank. Với sự hợp tác này, Citibank có điều kiện mở rộng hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích tại Việt Nam, ngược lại thúc đẩy các khách hàng của Citibank tại Mỹ, nhât là Việt kiều chuyển tiền kiều hối

về nước qua ngân hàng Đông Á, cũng như mở rộng dịch vụ thẻ của Đông Á tại Mỹ.

Hợp tác về liên kết thẻ giữa VNBC của Việt Nam với China Union Pay, một liên kết thẻ lớn nhất và duy nhất của Trung Quốc. VNBC là liên kết về thẻ giữa NHTM cổ phần Đông Á và NHTM cổ phần Sài Gòn công thương. Hiện nay. VNBC có thêm NHTM cổ phần Nhà Hà Nội và Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến tới đây VNBC sẽ kết nạp thêm hai thành viên mới là VP Bank và NHTM cổ phần Hàng Hải. Như vậy sẽ có 6 NHTM của Việt Nam kết nối thanh toán thẻ với China Union Pay. Đây là mạng liên kết thanh toán thẻ của toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc, với hơn 300 triệu thẻ đang lưu hành tại quốc gia đông dân nhất hành tinh này. Với liên kết đó cho phép khách hàng của China Union Pay, nhất là người Trung Quốc đến Việt nam du lịch, tham quan, làm ăn,... có thể rút tiền tại máy ATM của hệ thống VNBC. Ngược lại người Việt Nam có thẻ do 6 NHTM nói trên thuộc VNBC phát hành khi đến Trung Quốc du lịch, tham quan, làm việc thì có thể rút được tiền mặt tại hệ thống máy của China Union Pay trên toàn đất nước Trung Quốc.

Các tập đoàn thẻ tín dụng quốc tế như Master Card, Visa, America Express,... mở rộng đại lý phát hành và thanh toán thẻ với hàng loạt NHTM của Việt Nam. Nhiều công ty chuyển tiền, đặc biệt là Western Union của Mỹ cũng mở rộng đại lý chi trả kiều hối và chuyển tiền với màng lưới hàng nghìn chi nhánh của các NHTM trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Mở rộng màng lưới ngân hàng đại lý cũng là một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay các NHTM được phép thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đang có mối quan hệ với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ngân hàng tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Ba là đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh và công ty tài chính liên doanh:

Hiện nay ở Việt Nam có 6 Ngân hàng liên doanh giữa các NHTM của Việt Nam với nước ngoài,đó là Indovina Bank, Chohung Vina Bank, VID Public Bank, Vinasiam Bank, Ngân hàng liên doanh Lào -Việt và mới đây nhất là Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga. Bên cạnh đó, hiện nay còn có 3 công ty liên doanh cho thuê tài chính, 2 công ty liên doanh bảo hiểm giữa các NHTM Việt Nam với nước ngoài.

Hiện nay tại Việt Nam có 32 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ chính, thời gian qua Việt Nam đã nâng tỷ lệ huy động vốn bằng Đồng Việt Nam đối với các chi nhánh Ngân hàng của Mỹ, của Châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng ANZ đã đặt máy ATM ngoài trụ sở chính. Tới đây thực hiện các cam kết của WTO và thực hiện đầy đủ các nội dung của Hiệp định thương mại Việt Mỹ - BTA, chắc chắn cạnh tranh hoạt động trên thị trường tài chính ở Việt Nam giữa các Ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán của Việt Nam với các đối tác nước ngoài sẽ sôi động hơn. Song những phân tích nói trên cho thấy các NHTM của Việt Nam đã chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời các ngân hàng và các tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng sự hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác trong nước để mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

3.38 Xây dựng tập đoàn tài chính

Sau gần hai mươi năm hoạt động, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đã trải qua các giai đoạn phát triển, với bao khó khăn và thử thách mới có được những thành tựu nhất định như ngày hôm nay nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nhiệm

vụ mà các ngân hàng TMCP quan tâm hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một yêu cầu cấp bách cần phải thực hiện để đáp ứng lộ trình hội nhập trong tình hình mới. Việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng là một trong những giải pháp hiện nay mà các ngân hàng TMCP đang đặc biệt quan tâm.

Tập đoàn tài chính – ngân hàng là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng; mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nòng cốt. Giữa các doanh nghiệp đó có mối liên kết nhất định để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy mô lớn nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối đa.

Như thế, tập đoàn tài chính – ngân hàng, về mặt pháp lý, là một liên hợp pháp nhân; Tổ chức tập đoàn gồm nhiều tầng lớp, với nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Điều này có nghĩa là không cưỡng ép và không thể cứ “gom” các doanh nghiệp lại là có thể thành tập đoàn kinh tế. Các thành viên trong tập đoàn tài chính – ngân hàng phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau chia sẻ nguồn lực nhằm giảm các chi phí trong hoạt động, tăng cường sức mạnh và tận dụng tổng lực của tập đoàn để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực hoạt động tài chính - tiền tệ đầy bất trắc.

Như thế, cơ cấu tổ chức của tập đoàn tài chính – ngân hàng sẽ bao gồm: Công ty mẹ đóng vai trò hạt nhân và các công ty con. Công ty mẹ có thực lực kinh tế mạnh, khống chế và điều chỉnh vốn, tài sản, cơ cấu tổ chức, quản lý, nhân sự… ở công ty con. Mỗi công ty con được phép thành lập công ty khác hoặc tham gia góp vốn, tài sản của mình vào công ty mới sau khi được phép của công ty mẹ. Nguyên tắc cơ bản mỗi thành viên tập đoàn

vẫn là những pháp nhân độc lập với mục đích tạo ra lợi nhuận, mối quan hệ lẫn nhau mang nặng nội dung là quan hệ tài chính.

Phương thức hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng tuỳ theo những yếu tố như môi trường pháp lý, yếu tố lịch sử khác nhau, mục tiêu, quan điểm,… mà hình thành theo nhiều phương thức khác nhau, có thể như các phương thức: Công ty mẹ mua công ty khác để biến thành công ty con của mình; Thành lập mới một số công ty con; Sáp nhập công ty khác vào công ty mẹ hoặc công ty con… ở một khía cạnh khác, các ngân hàng TMCP có thể sẽ đẩy mạnh hoạt động đa năng của mình sang lĩnh vực bảo hiểm, thuê mua tài chính, quản lý quỹ, đầu tư chứng khoán, bảo lãnh và phát hành chứng khoán, quản lý và khai thác tài sản nợ, mua bán nợ,… hoặc ngược lại, một số công ty bảo hiểm hoặc một trong số các công ty hoạt động trong lĩnh vực nêu trên sẽ thành lập (hay mua lại) ngân hàng riêng của mình và tiến hành mở rộng hoạt động đa năng như kể trên để hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng.

Khi quy mô hoạt động, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP đã tương đối lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả; đồng thời đã đáp ứng một mức độ nào đó hoặc đã đạt được một số yêu cầu nhất định cho việc hội nhập vào thị trường tài chính khu vực (vốn, nhân lực, công nghệ,…) thì từng bước có thể vững chắc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng với hoạt động đa năng nhằm tạo ra được một thế và lực mới đáp ứng cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới.

Đồng thời, để cho mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng có thể hoạt động tốt và đi đúng khuôn khổ pháp luật, Nhà nước cần phải có những chính sách để tạo ra môi trường pháp lý thích hợp với mô hình mới này. Đặc biệt là một số bộ luật về tài chính: Luật Chứng khoán; Luật Ngân hàng Nhà nước; Luật các Tổ chức tín dụng; Luật Cạnh tranh; Luật Doanh nghiệp; Luật về giải thể, sáp nhập, hợp nhất, phá sản… cần phải sớm được ban hành hoặc

đã ban hành rồi thì cần có những sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới, bối cảnh mới.

3.3.9 Cổ phần hoá

Theo các cam kết, khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình 7 năm. Ngành ngân hàng sẽ có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, việc xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ làm thay đổi mạnh cơ cấu thị phần.

Không phải chờ đến khi trở thành thành viên WTO, ngay từ 2006, trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam phải gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ. Đến năm 2008, Việt Nam sẽ phải “mở” toàn bộ các quy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN. Tất cả những điều này đang gây nên một sức ép lớn đối với hệ thống ngân hàng trong nước, buộc các Ngân hàng phải tăng tốc thực hiện các kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh để ngân hàng có thể đối mặt với những thách thức sống còn thì giải pháp quan trọng nhất để các ngân hàng Việt Nam hội nhập thành công là đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá. Đây là một định hướng rất rõ ràng và cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

CPH thì năng lực tài chính của NH sẽ mạnh hơn. Khi có nguồn vốn lớn

Một phần của tài liệu Luận văn: “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO:thực trạng và giải pháp” pot (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w