Giải pháp cho việc phát triển các dịch bán lẻ mà chủ yếu là dịch vụ hiện đại thì các ngân hàng thương mại phải đầu tư nhiều hơn vào việc trang bị công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ cán bộ theo hướng chuyên nghiệp... Đây lại là những khó khăn mà các NHTMVN không thể khắc phục một sớm một chiều được. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một điều rằng, trong khi sự yếu kém trong quản lý tiền cho vay luôn đẩy các NHTM đứng trước
nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, thì xu hướng khách quan về phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng sẽ là xu hướng mang tính áp lực và hợp lý, giúp các ngân hàng thương mại giảm thiểu rủi ro do đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hoá danh mục đầu tư của mỗi NHTM. Như vậy, chính thực trạng của các NHTM hiện nay đang đặt ra nhu cầu cấp bách phải mở rộng và phát triển thị trường bán lẻ dịch vụ ngân hàng. Đòi hỏi khách quan đó không phải xuất phát từ khả năng hiện có của các NHTM về nguồn cung ứng dịch vụ cho thị trường, mà xuất phát từ trạng thái yếu kém của các NHTMVN sẽ không thể “tiếp tục sinh sống như cũ” trước thềm hội nhập, theo đó, tiếp cận và mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại đang trở thành 1 trong những giải pháp hữu hiệu, có khả năng giải thoát cho chính các NHTM khỏi trạng thái yếu kém hiện nay. Trước bối cảnh này, có một số giải pháp cụ thể sau:
Các ngân hàng thương mại:
1. Chọn theo lộ trình thích hợp để phát triển các dịch vụ NH bán lẻ cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu lớn, như:
+ Dịch vụ quản lý và chi trả tiền lương của cán bộ và CNV của những DN lớn. Đây là thị trường dịch vụ đầy tiềm năng và rất có triển vọng thành công. ích lợi của dịch vụ này được thể hiện trên các mặt:
- Tạo sự tiện lợi cho người dân trong chi tiêu thanh toán một cách văn minh - Đồng tiền không bị đóng băng trong túi cá nhân
- NH có điều kiện tăng số dư trong tài sản nợ để mở rộng TSC.
- Giúp các cơ quan thuế quản lý hiệu quả các khoản thu nhập cá nhân trong xã hội
+ Dịch vụ nạp và rút tiền tự động: Khắc phục những hạn chế của ATM để thu hút nhiều khách hàng hơn băng cách phát triển các tiện ích của thẻ. + Dịch vụ thanh toán hộ tiêu dùng là dịch vụ mà NH đứng ra thay mặt chủ tài khoản thực hiện thanh toán các khoản chi tiêu của chủ tài khoản (các nhân và tổ chức) khi có giấy báo nợ gửi đến NH.
+ Dịch vụ thanh toán hàng đối ngoại: Hiện nay tuy các NH đã kết nối mạng thông tin của mình đến một số DN lớn nhưng vẫn chưa phát huy hết tiện ích của mạng thông tin trong việc xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông qua mạng từ NH đến các DN cũng như từ NH mẹ đến các chi nhánh trong các nghiệp vụ như mở L/C nhập khẩu, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế. + Phát triển các dịch vụ liên quan đến các công cụ tài chính: Đó là các dịch vụ như: Mua bán lại khoản cho vay của NHTM khác - Các NH thu lợi bằng cách bán lại khoản cho vay với số tiền lớn hơn so với số tiền của khoản cho vay ban đầu. Người mua khoản cho vay này cũng thu được lãi suất còn lại trong lãi suất ban đầu của khoản vay đó; Thực hiện kinh doanh hối đoái nhân danh 1 khách hàng; đảm bảo các chứng khoán vay nợ bằng phát hành hối phiếu được ngân hàng chấp nhận; cung cấp tín dung hỗ trợ như thư tín dụng dự phòng, đảm bảo cung cấp cho khách hàng một khoản tiền vay đã định theo yêu cầu, thư tín dụng hỗ trợ bằng phát hành thương phiếu và các chứng khoán khác, Dịch vụ phát hành thẻ tín dụng, thẻ bảo chi nội- ngoại bằng vốn tự có của khách hàng. Phát hành thẻ này NH cũng an toàn hơn các thẻ tín dụng khác vì NH chỉ phát hành thẻ dựa trên số dư tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây là dịch vụ rất phổ biến ở các nước phát triển và ở nhiều quốc gia đang phát triển. Công chúng của ta sẽ đón nhận mạnh mẽ hơn nếu mệnh giá các thẻ đa dạng hơn, có nhiều ưu đãi kèm theo hơn.
2. Chủ động, tích cực tạo mối liên kết, phối hợp giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) để phát triển các hoạt động dịch vụ mà không phải mở nhiều chi nhánh. Kết hợp hài hoà các loại hình dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại, trên cơ sở phát huy thế mạnh mạng lưới hiện có của từng ngân hàng.