Những tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn: “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO:thực trạng và giải pháp” pot (Trang 42 - 75)

Như trên đã nêu, hệ thống ngân hàng có nhiều đổi mới và có những bước tiến nổi bật, nhưng để hội nhập, hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập như:

- Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống.

- Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là khối các tổ chức tín dụng nhà nước. Nợ tồn đọng trong cho vay đầu tư xây dựng cơ bản bằng VNĐ đang ở mức cao trên tổng dư nợ. - Tự do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên. Mặc dù lãi suất tăng lên tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, nhưng việc lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng thêm, và điều đó tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Trong điều kiện nói trên, một phần không nhỏ số doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán và phá sản nếu không được tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Hậu quả là ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn ngày càng lớn.

- Các công cụ điều tiết chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn cần phải bàn và còn bất cập nên tác dụng điều tiết chưa cao.

Do đó, khi lãi suất thị trường lên cao trong khi vốn khả dụng của các NHTM dư thừa, NHNN thiếu khả năng can thiệp để điều tiết mặt bằng lãi suất. - Cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dài trên 1 năm tại các NHTM chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 30%, còn lại là ngắn hạn dưới 1 năm chiếm tới 70%. Trong khi đó, tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn hiện đã ở mức trên 40% và đang có sức ép tăng lên với quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ, thì số vốn huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm tới khoảng 50% tổng số vốn huy động ngắn hạn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối với các nước đang phát triển, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, độ tin cậy của đồng tiền còn thấp, huy động vốn dài hạn khó khăn… Chính phủ đều có chính sách cho phép sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đồng thời áp dụng một số chính sách hỗ trợ để đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ trên phải có một giới hạn nhất định. Việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở nước ta hiện nay tới 50% là quá cao, nếu duy trì quá lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro lớn và có nguy cơ gây ra thiếu an toàn cho toàn bộ hệ thống. - Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn bằng ngoại tệ còn chưa cao như mong muốn và chưa chuyển được nhiều thành vốn tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Phần lớn vốn của các NHTM Việt Nam đều thấp nên khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chưa được cao. Hệ thống NHTMNN chiếm đến trên 75% thị trường huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng, sức ép cạnh tranh còn thấp. Các NHTMCP, quỹ tín dụng quá nhỏ bé và yếu kém đang là điểm dễ bị tổn thương nhất của hệ thống. Có một số công ty tài chính và quỹ tài chính được thành lập nhưng mới bắt đầu hoạt động.

- Các ngân hàng chưa mở rộng và thay đổi phương thức kinh doanh; năng lực thẩm định dự án thấp. Tình trạng này một phần do thị trường tài chính chưa phát triển và các khuôn khổ pháp luật, kế toán và quản lý không đầy đủ, nhưng chủ yếu là do thiếu sự cạnh tranh, điều kiện tạo ra rất ít động lực cho các ngân hàng cải thiện chất lượng hoạt động.

- Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính, cho phép các ngân hàng quốc tế được hoạt động và đối xử bình đẳng như những ngân hàng trong nước sẽ tạo ra những sức ép lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Hệ thống ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Nhiều tổ chức tín dụng chưa xây dựng quy trình và thực hiện quản lý tập trung đối với rủi ro thanh khoản thông qua việc xây dựng phân tích kỳ hạn. Việc quản lý rủi ro thanh khoản hầu như chỉ thực hiện ở những chi nhánh đơn lẻ, do đó khi xuất hiện những biến động bất thường, một số NHTM luôn phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng chi trả tạm thời trên toàn hệ thống.

- Phần lớn các tổ chức tín dụng chưa xây dựng được quy trình tập trung tại hội sở chính đối với rủi ro về tỷ giá và kinh doanh ngoại hối; quy trình quản lý trạng thái ngoại hối chưa đáp ứng được yêu cầu nên chưa có những giải pháp hiệu quả để hạn chế tác động của những rủi ro này khi có sự biến động bất lợi về lãi suất và tỷ giá. Bên cạnh đó, một số tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối không chấp hành các giới hạn về trạng thái ngoại tệ, báo cáo thiếu trung thực, đầu cơ trong kinh doanh nhưng không kiểm soát được rủi ro tỷ giá. Vì vậy, khi phải đối mặt với sự biến động của thị trường đã gây tổn thất cho chính tổ chức tín dụng.

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHVN SAU KHI GIA NHẬP WTO

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

3.1.1 Mục tiêu phát triển hệ thống NH

Mục tiêu phát triển hệ thống ngân hàng được nêu rõ trong (Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010) trình bày tại Đại Hội Đảng Cộng sản VN lần thưa IX: “ cơ cấu lại hệ thống NH, phân biệt chức năng của NHNN và NHTMNN…”

Kế hoạch hội nhập của ngành NH đã nêu mục tiêu tổng quát là : “tạo lập được môi trường pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của hệ thống NH VN trên thị trường tài chính trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác, đảm bảo an toàn cho hệ thống NH VN”. Từ mục tiêu tổng quát và chiến lược hội nhập của ngành NH ta có thể thấy mục tiêu mà ngành NH cần đạt được:

- Hình thành và phát triển môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh và bình đẳng.

- Phát triển hệ thống NH có đủ năng lực cạnh tranh với NH nước ngoài đang và sẽ hoạt động trên thị trường nội địa VN sau đó là xâm nhập ra thị trường nước ngoài.

-Từng bước thực hiện cam kết hội nhập, tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Chuẩn bị tốt mọi yếu tố để đón nhận những tác động của tiến trình toàn cầu hoá.

-Sự phát triển của hệ thống ngân hàng phải đem cho các doanh nghiệp VN những hỗ trợ tốt nhất để phát triển kinh doanh.

-Chỉ tiêu kinh tế mà ngành NH cần đạt được :

+ Tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán : 15-20%/năm với tỷ lệ M2/GDP đạt 60% vào năm 2010.

+ Tốc độ vốn vay huy động ; 20-25%/năm.

+ Tốc độ tăng cho vay đối với nền kinh tế: 16-20%.

+Hệ số vốn tự có/ tổng tài sản có của các NHTM đạt trên 8% đến năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 4%.

+Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM bình quân từ 14-16%, quy mô vốn tự có đạt 700-800 triệu USD vào năm 2010.

3.1.2 Lộ trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NH giai đoạn đến 2010

Tiếp tục thực hiện các cam kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và bắt đầu thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO, đồng thời bắt đầu thực hiện các yêu cầu đã cam kết trong Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN.Mục tiêu chính được thực hiện trong giai đoạn này là:

-Mở cửa dịch vụ tài chính NH và hình thức pháp lý trong hoạt động NH đối với các trung gian tài chính Hoa Kỳ theo lộ trình cam kết.

-Thực hiện lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính –NH cho các nước thành viên khác của WTO và ASEAN.

-Các NHTM VN tiếp tục củng cố để nâng cao tiềm lực tài chính, hiện đại hoá công nghệ…

3.1.3 Phương hướng phát triển hệ thống NH

“Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 đã chỉ ra mục tiêu phát triển của nghành dịch vụ tài chính NH và trong đó nêu lên VN sẽ phấn đấu trở thành một trung tâm tài chính- tiền tệ ở khu vực trong đó hệ thống NH đóng vai trò chủ yếu.

Như vậy, muốn thực hiện tốt mục tiêu phát triển của nghành, đáp ứng được những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hệ thống NH cần có phương hướng cụ thể:

Một là: Xây dựng và phát triển hệ thống hiện đại đủ lớn về qui mô, đáp ứng được yêu cầu thực hiện đường lối công nghiệp hoá,hiện đại hoá nền kinh tế theo chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Hai là: Xây dựng và phát triển hệ thống NH có đầy đủ sản phẩm, nghiệp vụ với công nghệ hiện đại và mạng lưới phục vụ rộng…nhằm thoả

mãn nhu cầu ngày một tăng về số lượng,chất lượng của các chủ thể trong nền kinh tế.

Ba là: Xây dựng một hệ thống NH có trình độ quản trị cao,đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bốn là: Xây dựng hệ thống NH có khả năng cạnh tranh cao với chính NH nước ngoài trên nội địa; sau đó là trên khu vực và thế giới.

Năm là: Phát triển thị trường tiền tệ và xây dựng hệ thống TT trên NH hiện đại.

Thị trường tiền tệ cần phát triển về qui mô tạo được sự linh hoạt để thông qua thị trường NHNN điều hành tốt hoạt động của diễn biến lãi suất, tỷ giá trên thị trường thế giới. Thị trường tiền tệ là nơi giúp NHTM tăng cơ hội đầu tư, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro.

Hệ thống TT trên NH cần được NHNN và NHTM xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin công nghệ mạng…nhưng cần sự đồng bộ hoá trong toàn hệ thống.

3.2 NHIỆM VỤ NGÂN HÀNG NĂM 2008 (SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO MỘT NĂM)

3.2.1Tình hình thực hiện nhiệm vụ 2007

Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta, đánh dấu sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội, tuy nhiên cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc triển khai các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng năm 2007 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp. Trên thế giới, giá dầu mỏ liên tục tăng mạnh, có thời điểm đã gần đạt mức 100 USD/thùng, giá vàng cũng liên tục tăng cao và đạt mức giá kỷ lục trong khoảng 30 năm qua. Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà ở Mỹ đã

gây nhiều tác động xấu đến thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Ở trong nước, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới: nhập siêu tăng mạnh làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; dòng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng gây sức ép lớn đối với điều hành tỷ giá và việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Đặc biệt, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao so với các năm trước đây đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh ở nhiều vùng gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống... Những khó khăn, thách thức trên đây đã gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các ngành, các cấp.

Trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, hệ thống ngân hàng đã bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ ; nỗ lực, chủ động triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, góp phần thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2007.

3.2.1.1 Triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, góp phần giảm áp lực tăng giá:

Để kiểm soát mức tăng của tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, ngay từ những tháng đầu năm 2007, NHNN đã thực hiện các giải pháp:

- Duy trì ổn định các mức lãi suất chủ đạo nhằm ổn định mặt bằng lãi suất trong nước;

- Điều hành linh hoạt thị trường mở với việc tăng số phiên và khối lượng giao dịch,đa dạng hoá kỳ hạn và lãi suất để hút vốn khả dụng tạm thời dôi dư của các TCTD;

- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên từ 1,5-2 lần;

- Chỉ thực hiện chiết khấu và cho vay cầm cố trong trường hợp cần thiết, đồng thời tích cực thu nợ đến hạn để hút tiền về;

- Điều hành tỷ giá linh hoạt, đảm bảo nguyên tắc không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng Việt Nam,

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát tín dụng. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, NHNN đã chỉ đạo mạnh hơn, quyết liệt hơn việc triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ.

3.2.1.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành tỉ giá và quản lý ngoại hối: Năm 2007, cung ngoại tệ tăng mạnh chủ yếu do luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng. NHNN đã điều hành tỉ giá đảm bảo theo nguyên tắc không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng Việt Nam; thực hiện can thiệp mua ngoại tệ ở mức độ thích hợp nhằm ổn định tỉ giá, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. NHNN đã mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua, bán đồng USD của các tổ chức tín dụng so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ 0,25% lên 0,5% và lên 

0,75%; nới rộng quy định về bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại

theo hướng bán cho các ngân hàng khi có trạng thái ngoại hối bằng hoặc dưới mức âm 5% thay cho mức âm 10% như trước đây.

- Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng liên tục và được quản lý an toàn hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ thiết yếu của nền kinh tế, góp phần hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tỉ giá và điều hành chính sách tiền tệ.

- Về khung pháp lý đối với hoạt động quản lý ngoại hối: NHNN đã

Một phần của tài liệu Luận văn: “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO:thực trạng và giải pháp” pot (Trang 42 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w