động của chính sách trong Luật Ban hành VBQPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng các quy định sau:
(i) Về quy trình thực hiện đánh giá: Cần quy định rõ quy trình (các bước đánh giá tác động chính sách). Việc bổ sung quy định liên
quan đến quy trình đánh giá tác động của chính sách khơng có nghĩa là gia tăng gánh nặng cho hoạt động lập pháp, mà đây chỉ là những yêu cầu tối thiểu cần thực hiện để có được hệ thống chính sách, pháp luật chất lượng cao7.
(ii) Về các nội dung (lĩnh vực) đánh giá:
Cần hoàn thiện quy định về các nội dung đánh giá tác động của chính sách theo hướng: (1) Quy định đánh giá về những nội dung quan trọng nhất tác động đến đời sống của người dân, đến hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động quản lý nhà nước, như nội dung tác động về: Chi phí tuân thủ chính sách; tác động về môi trường đầu tư và kinh
doanh; tác động về việc làm; tác động về
môi trường; tác động về việc tổ chức thi hành của cơ quan nhà nước (ngân sách nhà nước, nhân lực cần thiết để tổ chức thi hành); tác động về tính ổn định của hệ thống pháp luật; (2) Trường hợp vẫn giữ quy định đánh giá tác động về kinh tế, xã hội thì trong mỗi nội dung này (“kinh tế”, “xã hội”) cần chia nhỏ từng nội dung cụ thể hơn, như: Tác động về mặt kinh tế đối với mỗi giới, tác động về mặt kinh tế đối với thủ tục hành chính, tác động về mặt kinh tế đối với việc tổ chức thi hành pháp luật…; tác động về mặt xã hội đối với mỗi giới, tác động về mặt xã hội đối với thủ tục hành chính, tác động về mặt xã hội đối với việc tổ chức thi hành pháp luật…
(iii) Giao các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách đối với từng nội dung đánh giá
cụ thể. Chẳng hạn, Bộ Tài chính ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về chi phí tuân thủ, về ngân sách nhà nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về mơi trường đầu tư kinh doanh; Bộ Tư pháp ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về tính ổn định của hệ thống pháp luật; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách đối với mơi trường; Bộ Nội vụ ban hành các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách đối với nhân lực triển khai thực hiện…
Thứ hai,về tổ chức đánh giá tác động
của chính sách:
(i) Các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm, nhất là đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cần nhận thức sâu sắc hơn và từ đó dành sự quan tâm, đầu tư xứng đáng hơn cho hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật, coi đây là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất trong cơng tác xây dựng pháp luật nói chung, cơng tác lập pháp nói riêng.
(ii) Chú trọng đánh giá tác động của chính sách theo phương pháp định lượng; các cơ quan cần sự phối hợp chia sẻ, sử dụng các thơng tin, số liệu khoa học, có căn cứ cho việc đánh giá, từ đó đề xuất và chọn lựa được giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề của xã hội.
Cùng với đó, cần phải thực hiện nghiêm quy định trong quá trình soạn thảo, thẩm
định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản,nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới để tránh tình trạng bỏ lọt chính sách không được đánh giá tác động n
7 Nguyễn Anh Phương, Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 2+3 (306+307)- Tháng 1+2/2016. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 2+3 (306+307)- Tháng 1+2/2016.