nhưng khi hết thời hạn đã ấn định, lý do tạm ngừng phiên tịa chưa khắc phục được thì Hội đồng xét xử được quyền gia hạn thời hạn tạm ngừng phiên tịa (khơng q 01 tháng). Như vậy, Tịa án chỉ có quyền gia hạn thời hạn tạm ngừng phiên tòa chứ khơng có quyền tạm ngừng phiên tịa nhiều lần, và tổng thời gian tạm ngừng phiên tịa phải khơng được quá 01 tháng (bao gồm cả thời gian gia hạn). Hết thời hạn 01 tháng này, nếu lý do tạm ngừng phiên tịa vẫn cịn thì Tịa án chỉ có thể tạm đình chỉ giải quyết vụ án chứ không được tiếp tục tạm ngừng phiên tòa.
5. Thủ tục mở lại phiên tòa sau khi hếtthời hạn tạm ngừng phiên tòa thời hạn tạm ngừng phiên tòa
Khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015 quy định: “Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tịa khơng cịn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tịa; […]. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa”.
Như vậy, theo quy định trên, sau khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, Tòa án phải tiếp tục tiến hành phiên tịa và phải thơng báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tịa. Tuy nhiên, về hình thức văn bản thơng báo ghi nhận thời gian tiếp tục phiên tòa hiện nay còn tồn tại các quan điểm khác nhau, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, thời gian
tiếp tục phiên tòa phải được ghi nhận trong Quyết định tạm ngừng phiên tòa. Trường hợp trong Quyết định tạm ngừng phiên tịa chưa ấn định thời gian tiếp tục phiên tịa thì chỉ cần có thơng báo gửi đến các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian mở lại phiên tòa9.
Quan điểm này hiểu tinh thần của Bộ luật TTDS và văn bản hướng dân thi hành Bộ luật TTDS như sau:
Một là, khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm
2015 chỉ bắt buộc thơng báo về việc tiếp tục phiên tịa sau khi lý do tạm ngừng phiên tịa khơng cịn cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản mà không bắt buộc phải bằng văn bản riêng biệt. Trong trường hợp này, chỉ cần có thơng báo bằng văn bản của Tịa án về thời điểm tiếp tục phiên tòa là đã đáp ứng quy định của BLTTDS năm 2015 về vấn đề này.
Hai là, Nghị quyết số 01/2017/NQ-
HĐTP (Nghị quyết số 01) quy định về biểu mẫu Quyết định tạm ngừng phiên tòa (Mẫu số 50-DS). Trong nội dung Biểu mẫu này, tại mục 2 phần Quyết định, Hội đồng xét xử có thể ghi nhận thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án sau khi tạm ngừng. Như vậy, đương sự, Viện kiểm sát ngay tại thời điểm tạm ngừng phiên tòa sẽ biết thời điểm tiếp tục phiên tòa; đồng thời, Tòa án cũng sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc giải quyết lý do dẫn đến tạm ngừng để tiếp tục phiên tòa đúng với thời điểm đã ấn định. Do đó, nếu Tịa án có thể dự liệu được chính xác thời điểm tiếp tục phiên tịa thì việc ghi nhận thời điểm này trong Quyết định tạm ngừng