Điều kiện để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của

Một phần của tài liệu Tap-chi-NCLP-so-11-2020-ban-cuoi (Trang 58 - 59)

phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

BLLĐ 2019 của Việt Nam thiết lập điều kiện để đơn phương chấm dứt HĐLĐ tuỳ thuộc vào lý do của việc chấm dứt. Và điều kiện duy nhất đặt ra trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ NLĐ, đó là điều kiện báo trước. Khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019 “NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ khơng xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, cơng việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Trong khi đó, nếu có những lý do được liệt kê sau đây thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà khơng cần phải báo trước:

- Khơng được bố trí theo đúng cơng việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của BLLĐ;

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của BLLĐ;

- Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của BLLĐ;

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của BLLĐ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Với cách quy định nêu trên, về nguyên tắc, trong mọi trường hợp, vì bất kỳ lý do gì và với loại HĐLĐ nào, NLĐ ln có quyền tự mình tun bố chấm dứt HĐLĐ mà chỉ cần tuân thủ yêu cầu về việc báo trước nêu trên. Ngay khoản 2 Điều 35, Luật còn miễn cho NLĐ nghĩa vụ phải báo trước khi có những lý do được liệt kê là nguyên nhân của việc chấm dứt HĐLĐ. Có thể xem trường hợp thứ hai này là việc chấm dứt HĐLĐ không cần điều kiện. Như vậy, theo quy định của BLLĐ 2019, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ được chia thành hai trường hợp, phải báo trước và khơng cần phải báo trước. Có thể thấy nghĩa vụ báo trước không phải là một nghĩa vụ hay điều kiện khó thực hiện, từ đó có thể thấy BLLĐ 2019 đã tạo

điều kiện rất thuận lợi cho người lao động trong việc chủ động và đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Pháp luật lao động Cộng hồ Pháp, thay vì quy định cụ thể trong trường hợp nào NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, lại ghi nhận khá chung chung rằng, dù với HĐLĐ có xác định thời hạn hay không xác định thời hạn thì người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt và quyền này một phần được ghi nhận trong BLLĐ, một phần được chấp nhận bởi án lệ6. Tuy nhiên, các quyền này được kiểm soát một cách khá chặt chẽ và trong nhiều trường hợp phải được tiến hành thông qua tuyên bố bằng một phán quyết của tồ án cấp có thẩm quyền. Nếu NSDLĐ chỉ có thể chấm dứt HĐLĐ bằng cách sa thải7, thì NLĐ có bốn phương thức tự mình chấm dứt hợp đồng, bao gồm từ chức (démission), chấm dứt HĐLĐ ngay lập tức (la prise d’acte par le salarié), yêu cầu chấm dứt HĐLĐ thông qua giải quyết tư pháp (la résiliation judiciaire) và nghỉ hưu (la retraite)8.

Trong số các cách thức chấm dứt HĐLĐ này có hai loại điều kiện mà nhà làm luật Pháp quan tâm, đó là việc báo trước và điều kiện về thủ tục. Nói cách khác, đó là cách thức thực hiện việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Điều này thể hiện rõ qua việc quy định, cùng có bản chất là đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng pháp luật lại yêu cầu các cách thức tiến hành khác nhau. Cụ thể, đối với việc từ chức (démission), có 3 điều kiện đặt ra là một sự biểu lộ tự do, rõ ràng và nghiêm túc về ý chí của NLĐ. Việc từ chức

Một phần của tài liệu Tap-chi-NCLP-so-11-2020-ban-cuoi (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)