Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Óc Eo huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 31 - 33)

4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

4.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội:

4.3.1 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế:

a) Công nghiệp – TTCN

- Kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư vào các ngành nghề phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện ưu đãi, giúp đỡ các cơ sở có quy mơ vừa và nhỏ mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm thu hút được nhiều lao động tại địa phương.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển cơ sở sản xuất và khôi phục các ngành nghề truyền thống của địa phương.

b) Thương mại - dịch vụ - du lịch

- Nâng cấp và chỉnh trang chợ Óc Eo, chợ Bách Hóa, xây dựng chợ văn minh thương mại.

- Phát triển mới khu thương mại dịch vụ ven kênh Vành Đai phía đơng núi Ba Thê với các chức năng: khách sạn, nhà hàng, cà phê, shophouse…phục vụ nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi cho khách du lịch đến thăm quan và tìm hiểu văn hóa, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật của khu di tích.

- Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại kết hợp ở lơ phố trên các tuyến đường chính.

- Tơn tạo, bảo vệ các cơng trình di tích, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động gắn kết với các tour du lịch của huyện và tỉnh để thu hút khách thập phương, đồng thời kết hợp với phát triển các loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn trong dân.

c) Nông – lâm – ngư nghiệp

- Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái. Trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, tận dụng ao hầm có sẵn thả ni các loại cá dễ tiêu thụ trên thị trường.

4.3.2 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội:

a) Cơ quan, công sở:

Cải tạo và nâng cấp các cơng trình, khn viên khu UBND Thị Trấn hiện hữu và mở rộng quỹ đất xây mới trụ sở công an thị trấn, các cơ quan quản lý khu di tích Ĩc Eo – Ba Thê, quảng trường... đáp ứng yêu cầu làm việc và tạo dựng bộ mặt kiến trúc đô thị.

b) Cơng trình giáo dục - đào tạo:

- Bố trí quỹ đất phù hợp cho các cơ sở đào tạo, phù hợp với quy mô và khả năng cung ứng hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ đi kèm và phù hợp với quy mô dân số và dự trữ cho các kế hoạch phát triển dài hạn.

- Hệ thống giáo dục phổ thơng: Đến năm 2030 riêng thị trấn Ĩc Eo có tổng số học sinh phổ thông các cấp là 3.570 học sinh. Do vậy, nhu cầu đất dành cho xây dựng trường học khoảng 5,36ha.

- Đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo (trung tâm hoặc trường dạy nghề)

c) Cơng trình y tế, chăm sóc sức khỏe:

- Cải tạo mở rộng đất trung tâm y tế trên cơ sở nâng cấp cải tạo trạm y tế thị trấn hiện hữu và phòng khám đa khoa khu vực hiện hữu. Nâng cấp phòng khám khu vực đạt tiêu chuẩn 2 giường/1000 dân

d) Cơng trình văn hóa – TDTT và cây xanh:

- Xây mới cơng trình văn hóa và khu trung tâm TDTT với quy mơ: 3,3 ha trên cơ sở sân bóng đá hiện hữu, với các sân bóng đá mini, sân tennis…nhằm đáp ứng toàn diện yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu giao lưu văn hóa và TDTT ngày càng cao của người dân đô thị.

- Tơn tạo, bảo vệ các cơng trình văn hóa, di tích, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch.

- Quy hoạch hệ thống cây xanh hợp lý, hướng tới phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp. Xây dựng khu công viên tập trung phía Nam 15 ha, đây sẽ khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi và thư giãn cơng cộng cho người dân thị trấn và khách du lịch đến thăm quan.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Óc Eo huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)