KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Óc Eo huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 61 - 64)

9.1 Kết luận:

Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Óc Eo đã nghiên cứu trên cơ sở phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên; hiện trạng sử dụng đất; kiến trúc cảnh quan; hệ thống các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật và các dự án đang thực hiện trên địa bàn, tìm ra các vấn đề cần điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quy hoạch và thực tiễn phát triển của địa phương. Từ đó đồ án đã giải quyết những vấn đề như:

- Hoạch định rõ các phân khu chức năng quản lý và phát triển: Khu hiện hữu cải tạo nâng cấp, khu phát triển mới, khu vực bảo tồn… nhằm đưa ra các giải pháp kiểm sốt phát triển khơng gian phù hợp, sử dụng đất hiệu quả nâng cao chất lượng sống và công năng đô thị.

- Hệ thống hóa các khu vực trọng tâm, khu vực cửa ngõ, các tuyến trục cảnh quan chính, quảng trường, điểm nhấn đơ thị,… nhằm đưa ra các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho từng khu vực nâng cao hình ảnh đơ thị trong tương lai.

- Cập nhật, nghiên cứu các quy hoạch chuyên nghành, đề xuất các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tiêu trí đơ thị loại 5 một cách đồng bộ và hiện đại.

Trong quy hoạch điều chỉnh này, không gian thị trấn Óc Eo được phát triển quanh chân núi Ba Thê, lấy kênh Vành Đai và kênh Ba Thê là ranh giới hạn phát triển, với mạng lưới giao thông vành đai kết hợp ô cờ, các trục cảnh quan chính của đơ thị được tạo lập theo các hướng quanh núi Ba Thê và lấy Núi Ba Thê làm trọng tâm. Không gian trung tâm hiện hữu giữ nguyên, cải tạo và chỉnh trang nâng cấp. Các không gian khu ở mới được phát triển theo nguyên tắc lan tỏa trên cơ sở các không gian khu ở hiện hữu bám quanh đường vành đai núi Ba Thê. Các khơng gian bảo tồn được định hình trên cơ sở có các yếu tố gốc cấu thành di tích và các điểm di tích có giá trị. Cịn lại phía Đơng Nam Thị Trấn là khơng gian sinh thái nông nghiệp.

9.2 Kiến nghị:

Hiện nay, Khu di tích Ĩc Eo – Ba Thê khơng những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn được rất nhiều du khách trong và ngồi nước đến thăm quan, vì vậy cần phải ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ khu di tích, sớm hồn thiện và phê duyệt quy hoạch tổng thể khu di tích và lồng ghép với quy hoạch này làm cơ sở quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật của khu di tích.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Óc Eo huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)