S T T Các yếu tố thành công Trọng số Xi măng Cần Thơ Hà Tiên 1 Hà Tiên 2 Đ iể m Điểm Tsố Điể mĐiểm Tsố Điể m Điểm Tsố
1 Mối quan hệ với các nhà phân phối tiêu thụ xi măng. 0.12 4 0.56 3 0.36 3 0.36
2 Giá cả cạnh tranh. 0.14 2 0.28 2 0.28 3 0.42
3 Hệ thống kênh phân phối hiệu quả. 0.10 4 0.52 4 0.52 3 0.30
4 Sử dụng công nghệ mới. 0.06 2 0.12 3 0.18 3 0.18
5 Hệ thống cảng, bến bãi để chuyên chở nguyên vật liệu và xi măng. 0.09 3 0.27 4 0.36 4 0.36
6 Chất lượng sản phẩm. 0.09 3 0.27 4 0.36 4 0.36
7 Gần các thị trường tiêu thụ chính. 0.13 2 0.26 4 0.52 2 0.26 8 Nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định. 0.09 4 0.36 3 0.27 4 0.36
9 Gần nguồn nguyên liệu . 0.09 1 0.09 2 0.18 4 0.36
10 Lợi thế về quy mô. 0.08 1 0.08 4 0.32 4 0.32
Tổng 2.81 3.35 3.14
Nhận xét: Nhìn chung, Cơng ty đang hoạt động tại thị trường hấp dẫn, tuy vậy môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Thị trường chịu sự chi phối của nhiều dịng xi măng thuộc các Cơng ty khác nhau, chủ yếu là xi măng Hà Tiên 1, xi măng Hà Tiên 2. Tổng số điểm có trọng số của Xi măng Cần Thơ là 2.81, xét về thị truờng tiêu thụ, quy mô và công nghệ sản xuất, Công ty thấp hơn các đối thủ này. Tuy vậy, trong những năm gần đây, xi măng Cần Thơ đã phát triển khá nhanh chóng từ những cải tiến trong khâu sản xuất cùng với những thuận lợi trong ngành xi măng thị trường ĐBSCL.
4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ. 4.4.1. Ảnh hưởng kinh tế
4.4.1.1. Bối cảnh cả nước:
Nhu cầu xi măng tiếp tục tăng cao nhằm thỏa mãn cho công tác xây dựng cơ bản - nền tảng cho sự phát triển các ngành khác. Các chương trình lớn của Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, hình thành các khu đơ thị mới, cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin...) phát triển. Thêm vào đó, hiện nay xu hướng làm đường bê tơng xi măng đang được nhiều nước áp dụng. Điều này là do chi phí duy tu bảo dưỡng của đường bê tông xi măng thấp hơn và tuổi thọ cao hơn so với đường nhựa. Đường bê tông xi măng ở các nước thường chiếm từ 40-60% nhưng ở Việt Nam mới chỉ dưới 2%. Do vậy, chủ trương sử dụng xi măng làm đường giao thông là sẽ làm gia tăng nhu cầu xi măng trong nước. Căn cứ quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự báo đến năm 2015, nhu cầu xi măng trong toàn quốc được phân bổ theo năng lực sản xuất như sau:
Hình 4.5. Cung cầu xi măng dự báo đến năm 2015
(Nguồn: Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.)
Với mức tiêu thụ xi măng ổn định như trong giai đoạn vừa qua thì Tổng Công ty xi măng Việt Nam dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước tăng trung bình 11% tính từ năm 2009 trở đi. Qua biểu đồ cung cầu xi măng trên cả nước thì lượng xi măng cần để đáp ứng nhu cầu sử dụng từ năm 2007 đến đầu năm 2010 đối với nước ta còn thiếu một lượng xi măng tương đối lớn, thị trường xi măng trong nước giai đoạn này còn rất tiềm năng. Tuy nhiên, trong dài
hạn sự gia tăng của lượng cung xi măng trên thị trường dẫn đến xu hướng cung vượt cầu. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành cần tập trung khai thác những cơ hội trước mắt, đồng thời phải xây dựng một chiến lược phù hợp để đối phó với những rủi ro trong mơi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh trong tương lai.
4.4.1.2. Ảnh hưởng của xu hướng tăng trưởng kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng chung trong tương lai có ảnh hưởng đến sự thành cơng và chiến lược hoạt động của một doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho các doanh nghiệp.
Việt Nam là một nước đang phát triển, trong q trình hồn thiện hạ tầng kinh tế và kiến trúc xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá cao năm 2005 đạt 8,4%, năm 2006 đạt 8,17%, năm 2007 đạt 8,48%, năm 2008 đạt 6.18% và đạt 5.32% vào năm 2009.
Hình 4.6. Tăng trưởng GDP và CPI qua các năm
(Nguồn: Tổng cục thống kê).
Các chuyên gia phân tích cho rằng, sau khi vượt qua khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 là 6.8% và sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở mức 7%- 8%/năm trong các năm tới là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam, từ đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng đến ngành xi măng. Theo dự báo ngành xi măng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá cao, trung bình khoảng 11% từ nay đến năm 2015. Sau đó, tốc độ tăng trưởng của ngành đến năm 2020 là 5%. Được thể hiện qua biểu đờ:
Hình 4.7. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và tốc độ phát triển ngành xi măng GĐ 2005 - 2020 Nguồn: Bộ Công thương - TCT xi măng - VCSC
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng của ngành xi măng đạt 14% do tác đợng tích cực của gói hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, nhất là việc triển khai trở lại các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bị đình hỗn trong năm 2008. Lượng tiêu thụ xi măng tăng dần qua từng tháng, nhất là kể từ quý 2/2009 trở đi khi tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ quý 2/2009 tăng 9%, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của quý 1/2009 (4%). Và chỉ trong 2 tháng đầu của quý 3, sản lượng tiêu thụ đã tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2009, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng toàn xã hội đã đạt khoảng 30 triệu tấn, bằng 67% kế hoạch năm và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2008. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ xi măng liên tục tăng và dự báo duy trì ở mức trên 11%/năm cho thấy triển vọng phát triển mạnh của ngành. Mặc dù vậy, do bối cảnh chung của tiến trình hội nhập, mức độ thâm nhập thị trường của các cơng ty nước ngồi và mở rộng qui mô của các công ty trong nước là rất lớn làm tăng lượng cung xi măng trong nước cùng chiều với sự tăng trưởng của nhu cầu xi măng. Đây là một thách thức lớn đối với các công ty trong ngành.
Như vậy, tốc độ phát triển của ngành xi măng chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Khi nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh sẽ kéo theo sự đẩy mạnh mở rộng đầu tư xây dựng, và ngược lại. Việt Nam là một trong những nước đang trong giai đoạn phát triển, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện hàng năm, từ 01/05/2010 mức lương tối thiểu chung áp dụng cho người hưởng lương từ ngân sách sẽ được điều chỉnh từ 650.000 lên 730.000 đồng một tháng, lương tối thiểu cho lao động làm việc tại doanh nghiệp được tăng sớm hơn, tính từ 01/01/2010, điều đó kéo theo đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận dân chúng tăng cao. Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư, xây dựng vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, kéo theo nhu cầu về xi măng cũng tăng theo. Ngành xi măng sẽ là ngành có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
4.4.1.3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế
Trong năm 2008, do tình hình đóng băng của thị trường bất động sản và chính sách thắt chặt tiền tệ, lĩnh vực xây dựng là ngành duy nhất có tốc độ tăng trưởng âm 0.4%. Mặc dù vậy, ngành xi măng vẫn duy trì được mức tăng trưởng 7.7% trong năm 2008 – cao hơn hẳn mức tăng trưởng âm của ngành công nghiệp xây dựng. Nguyên nhân là do xi măng được sử dụng trong hầu như tất cả các lĩnh vực khác nhau liên quan đến xây dựng, cho nên ngành xi măng vẫn phần nào tránh được những sụt giảm mạnh của nền kinh tế.
Hàng năm, ngành xây dựng đóng góp khoảng 6-7% GDP. Việc tăng trưởng của ngành lại là một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho các ngành khác, đặc biệt là ngành xi măng. Do đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng có mối quan hệ chặt chẽ với những biến động của ngành công nghiệp xây dựng. Trong những tháng đầu năm 2009, mặc dù tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vẫn ở mức thấp – chỉ đạt 3.1% - tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu cải thiện do tác động của gói kích cầu của Chính phủ được đưa ra vào đầu năm 2009 bắt đầu phát huy tác dụng. Những dấu hiệu tích cực từ chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước như cắt giảm lãi suất, giải ngân cho vay bất động sản, tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ... đã làm cho tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng trong Quý 1/2009 đạt mức 6.9% - cao hơn mức 3.3% cùng kỳ năm 2008. Thời gian tới, Chính phủ dự kiến tiếp tục bổ sung thêm nhiều nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư. Với triển vọng tăng trưởng kinh tế ở mức 6,8%, ngành xây dựng năm 2010 có thể tăng trưởng từ 8 - 10%. Theo chiều hướng phát triển của ngành xây dựng, dự kiến ngành xi măng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao khoảng 13 – 14% trong năm 2010.
(Nguồn tổng cơng ty xi măng Việt Nam).
Về phía Cơng ty, trong năm 2008 và đầu năm 2009 sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Cụ thể đó là giá các loại vật tư đầu vào, chi phí vận tải, chi phí lãi vay tăng cao dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm. Đồng thời việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ như siết chặt tín dụng, giảm, hỗn các dự án cơng trình lớn cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2008. Cơng ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất xi măng các loại, hoạt động của Công ty nằm trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc gia nên cũng phụ thuộc vào chu kỳ biến động của nền kinh tế.
4.4.1.4. Rủi ro về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và các ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ và đồng Euro biến động theo chiều hướng đồng nội tệ ngày càng mất giá. Thực tế, lạm phát tại Việt Nam đã giảm đáng kể và tương đối ổn định ở mức 7% nhưng vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Dự báo năm 2010, thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai cũng ảnh hưởng rất lớn tới cán cân thanh toán quốc tế cũng như sự cân bằng tương đối trong cán cân thanh tốn tổng thể. Khủng hoảng tài chính cũng đã khiến thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam mỗi năm có thể lên tới từ 1,5 - 2 tỷ USD. Với tình hình trên, các doanh nghiệp nước ta phải chấp nhận đối mặt với những rủi ro từ nợ nước ngồi, khó khăn về sự biến đổi và chêch lệch về tỷ giá. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, đa số các công ty thường xuyên nhập khẩu một lượng Clinker nhất định từ các nước trong khu vực, vậy nên sự giảm giá của đồng nội tệ cũng như sự biến đợng của cán cân thanh toán có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngành. Tuy nhiên, riêng công ty Cổ Phần Xi Măng Cần Thơ với chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào, mở rộng liên doanh với các doanh nghiệp trong nước nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và không phụ thuộc nhiều vào vật tư thiết bị nhập ngoại, từ q 2 năm 2009, cơng ty đã tìm được nguồn cung cấp được nguồn clinker trực tiếp thay vì phải nhập thơng qua trung gian (Cty Constrexim SG, Cty DIC và CTCP ĐT&XD-TM
Thịnh Hưng) như trước đây. Do vậy, khi có biến động rủi ro về tỷ giá hối đối sẽ tác động khơng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.4.1.5. Biến động lãi suất ngân hàng:
Trong giai đoạn tới, để đón đầu xu hướng gia tăng về nhu cầu sử dụng xi măng, các công ty trong ngành sẽ tập trung đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, nhanh chóng mở rợng quy mơ. Ḿn vây, các cơng ty sẽ cần một lượng vốn lớn nhằm phục vụ cho hoạt động đầu tư, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, công ty phải huy động thêm vốn bằng cách vay ngân hàng và các nguồn vốn tín dụng khác Do đó, Cơng ty sẽ ln phải chịu một áp lực về thanh toán lãi vay cũng như vốn gốc. Hiện nay, lãi suất huy động của các ngân hàng ở mức 9%/năm xu hướng sắp tới có chiều hướng gia tăng, theo dự báo của Tập đồn Ngân hàng Hồng Kơng Thượng Hải (HSBC) cho biết có thể đạt mức 11% vào cuối năm 2010. Với lãi suất tương đối cao như vậy sẽ là một khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xi măng khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư từ ngân hàng.
4.4.2. Yếu tố chính trị - luật pháp:
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường, vì vậy pháp luật và các chính sách của Việt Nam thường xuyên có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Là một công ty đại chúng, Công ty chịu sự chi phối của đồng thời Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Hơn nửa, khi thực hiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thì hoạt động của các cơng ty sẽ cịn chịu sự điều chỉnh của các quy định niêm yết của Sở giao dịch chứng khốn, chính sự điều chỉnh này sẽ làm cho hoạt động của Công ty ngày càng minh bạch, nâng cao năng lực quản trị công ty. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một thị trường khá mới mẻ, tính ổn định chưa cao, do đó các quy định pháp luật về chứng khốn và thị trường chứng khốn có thể sẽ gây lúng túng cho các doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro này, Công ty luôn chú trọng tới việc nghiên cứu nắm bắt các quy định mới của pháp luật từ đó xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Trong giai đoạn đầu năm 2009, để ngăn chặn suy giảm kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Tài Chính đã quyết định giảm 50% thuế VAT (từ 10% xuống 5%) đối với hàng loạt các mặt hàng, trong đó có xi măng kể từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2009. Giá bán xi măng cho khách hàng giữ nguyên song các doanh nghiệp đã tận dụng ưu đãi thuế để nâng giá bán trước thuế, giúp giá xi măng trước thuế tăng 5%, đủ bù đắp việc tăng giá nhiên liệu. Từ cuối năm 2009, tập đồn Than và khống sản Việt Nam đã đề nghị tăng giá bán than cho ngành điện. Đầu tháng 1/2010, Bộ Cơng Thương khẳng định đang hồn tất các phương án điều chỉnh giá than và giá điện để trình Chính phủ trong q I/2010. Khả năng tăng giá hai nhiên liệu này trong năm 2010 là rất cao, việc tăng giá này sẽ làm tăng chi phí sản xuất xi