Tính chất và hình dạng phân

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng ruột kích thích của bài thuốc Thống tả yếu phương trên động vật thực nghiệm (Trang 56 - 87)

Bảng 3.15: Tính chất và hình dạng phân sau điều trị

T. chất phân

Phân táo (%) Phân láng (%) Bình thường

(%) Trước ĐT Sau ĐT Trước ĐT Sau ĐT Trước ĐT Sau ĐT Nước cất (n=20) 65 60 25 20 10 20 TTYP Nước sắc (n=20) 60 5 30 5 10 90 TTYP Viên nang (n=20) 60 5 25 5 15 90 Nhận xét:

Với số liệu ở bảng trên ta thấy rằng, sau điều trị tỷ lệ phân khuôn bình thường tăng lên rõ rệt ở 2 lô điều trị TTYP (nước sắc và viên nang) với tỷ lệ

90%. Lô điều trị bằng NC tỷ lệ này chỉ có 20%. Qua đó, đồng nghĩa với sự giảm đáng kể tỷ lệ chuột có tính chất phân táo và lỏng ở cả 2 lô điều trị thuốc, so với lô điều trị nước cất và so với trước khi điều trị. Chứng tỏ thuốc điều trị có tác dụng thay đổi tính chất phân, đưa tỷ lệ phân bình thường (bệnh khỏi) đạt tới 90%.

Ảnh 3.2: Phân chuột trước và sau khi điều trị

3.2.6. Kết quả đánh giá về hành vi

3.2.6.1. Hành vi khám phá không gian mở

Bảng 3.16: Hành vi khám phá không gian mở sau ĐT

Thời gian khám phá (sec)

Vùng trung tâm ( SD)

Vùng ngoại vi ( SD) Điều kiện thường

(1) 54,8 ± 6,81 545,2 ± 9,62

Sau gây mô hình (sau stress)

(2)

25,3 ± 2,96 574,7 ± 13,56

Sau uống nước cất

(3) 42,1 ± 4,08 557,9 ± 4,08

Sau uống TTYP (Viên nang)

(4)

Sau uống TTYP (nước sắc) (5) 52,9 ± 3,74 546,9 ± 3,74 P P2-3, P2-4, P2-5< 0,05 P3-4, P3-5 < 0,05 P4-5 > 0,05 54.8 545.2 25.3 574.7 42.1 557.9 49.7 550.3 52.9 546.9 0 100 200 300 400 500 600 Thêi gian(sec)

§K th-êng Sau MH Sau uèng NC Sau uèng TTv

Sau uèng TTs Vïng trung t©m Vïng ngo¹i vi

Biểu đồ 3.5: Thời gian phân bố vùng trong không gian mở của các lô Ng. C

Nhận xét:

Qua bảng 3.16 và biểu đồ 3.5 cho thấy, sau 10 ngày điều trị, chuột ở các lô điều trị NC, TTYP viên nang, TTYP nước sắc đều có cải thiện hành vi khám phá không gian mở so với lô chuột ngâm nước (stress) (P2-3, P2-4, P2-5< 0,05). Tuy nhiên hai lô uống TTYP viên nang và thuốc sắc có cải thiện tốt hơn lô uống NC, biểu hiện có thời gian sử dụng khám phá vùng trung tâm nhiều hơn với (P3-4, P3-5 < 0,05). Giữa hai lô uống thuốc sắc và thuốc viên không có sự khác biệt lớn về thời gian sử dụng vùng trung tâm (P4-5 > 0,05).

3.2.6.2. Hành vi cộng đồng

 Thời gian chuột sử dụng trong các khoang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian trong khoang (sec)

Khoang 1 ( SD) Khoang 2 ( SD) Khoang 3 ( SD) Điều kiện thường

(1) 154,9 ± 30,28 37,3 ± 3,52 407,8 ± 31,27

Sau gây mô hình (sau stress)

(2)

139,8 ± 37,97 88,6 ± 13,05 371,6 ± 47,9

Sau uống nước cất

(3)

160,0 ± 26,01 63,6 ± 6,23 376,4 ± 26

Sau uống TTYP (viên nang)

(4)

168,0 ± 27,84 48,4 ± 3,71 383,64 ± 28,83

Sau uống TTYP (nước sắc) (5) 166,68 ± 20,92 46,5 ± 3,74 386,9 ± 19,3 P P1-2, P2-4, P2-5 < 0,05 P2-3 > 0,05 P3-4= 0,06 P3-5 < 0,05 P1-4, P1-5 > 0,05 P4-5 > 0,05

154.9 37.3 407.8 139.8 88.6 371.6 160 63.6 376.4 168 48.4 383.64 166.68 46.5 386.9 0 100 200 300 400 500 600 700

Thêi gian (sec)

§K th-êng Sau MH Sau uèng NC Sau uèng TTv Sau uèng TTs Khoang 3 Khoang 2 Khoang 1

Biểu đồ 3.6: Thời gian chuột sử dụng từng khoang của các lô nghiên cứu Nhận xét:

Kết quả bảng 3.17 và biểu đồ 3.6 cho thấy, chuột sau khi bị stress (ngâm nước) 10 ngày biểu hiện: có thời gian sử dụng ở khoang 2 nhiều hơn có ý nghĩa so với chuột ở điều kiện thường và chuột sau khi được điều trị TTYP (P1-2, P2-4, P2-5< 0,05).

Chuột ở lô uống NC có thời gian sử dụng ở khoang 2 Ýt hơn chuột sau gây MH 10 ngày, nhưng không có sự khác biệt lớn (P2-3> 0,05).

Sau 10 ngày điều trị, lô uống TTYP viên nang sử dụng thời gian ở khoang 2 Ýt hơn lô uống NC nhưng không có ý nghĩa (P3-4 = 0,06). Tuy nhiên, lô uống TTYP nước sắc có thời gian sử dụng ở khoang 2 Ýt hơn lô uống NC (P3-5 < 0,05).

Chỉ sè thời gian sử dụng tại khoang 3 của hai lô điều trị TTYP gần tương đương nhau và gần bằng ở lô ĐKT (P > 0,05).

 Số lần chuột tiến vào các khoang

Bảng 3.18: Số lần chuột tiến vào các khoang sau ĐT

Số lần vào ra các khoang Khoang 1 ( SD) Khoang 2 ( SD) Khoang 3 ( SD) Điều kiện thường

(1) 4,13 ± 1,12 10,13 ± 2,35 6,00 ± 1,3

Sau gây mô hình (sau stress)

(2)

2,86 ± 0,55 6,00 ± 1,07 3,14 ± 0,74

Sau uống nước cất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) 2,44 ± 0,47 7,22 ± 0,95 4,78 ± 0,77

Sau uống TTYP (viên nang)

(4)

3,33 ± 0,42 9,11 ± 0,76 5,67 ± 0,61

Sau uống TTYP (nước sắc) (5) 2,75 ± 0,61 8,88 ± 1,23 6,13 ± 0,97 P P2,3,4,5 > 0,05 P2-3 > 0,05 P2-4, P2-5 < 0,05 P1-4, P1-5 > 0,05 P2-3 > 0,05 P2-4, P2-5 < 0,05 P1-4, P1-5 > 0,05 0 2 4 6 8 10 12

Khoang 1 Khoang 2 Khoang 3

S

è

l

Çn

§K th-êng Sau MH Sau uèng NC

Biểu đồ 3.7: Sè lần chuột tiến vào từng khoang của các lô nghiên cứu

Qua bảng 3.18 và biểu đồ 3.7 cho thấy, sè lần tiến vào các khoang của lô chuột gây MH là Ýt nhất so với các lô khác, tuy nhiên so với lô uống NC sù Ýt hơn không có ý nghĩa (P2-3 > 0,05). Đồng thời chuột sau gây MH có số lần tiến vào khoang 2 và 3 Ýt hơn rõ rệt so với chuột ở lô 4, 5 với (P2-4, P2-5 < 0,05). Ở khoang 1 các lô 2, 3, 4,.5 có số lần tiến vào khoang khác nhau không đáng kể (P2,3,4,5 > 0,05).

Hai lô chuột điều trị TTYP (nước sắc và viên nang) có số lần tiến vào các khoang gần bằng lô chuột ở điều kiện bình thường (P1-4, P1-5 > 0,05).

Khoang 1 Khoang 2 Khoang 3

Hình 3.2: Chuột bình thường hoặc được điều trị có thời gian tiếp xúc với đồng loại lâu hơn và tích cực vận động hơn.

Chương 4

Bàn luận

Hội chứng ruột kích thích có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp nên việc điều trị bệnh theo y học hiện đại còn gặp khó khăn, cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thuốc điều trị nội khoa chủ yếu là điều trị theo triệu chứng, bao gồm thuốc có tác dụng giảm đau, chống co thắt, cầm tiêu chảy hoặc chống táo bón, chống chướng bụng đầy hơi… chưa đem lại hiệu quả cao trong điều trị.

Do vậy việc tìm hiểu các bài thuốc y học cổ truyền có hiệu quả điều trị HCRKT luôn được các các tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Việc sử dụng các phương pháp khoa học của y học hiện đại để làm sáng tỏ tác dụng của bài thuốc y học cổ truyền có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt là ở nước ta, là một trong những nước có truyền thống sử dụng YHCT để chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Bài thuốc Thống tả yếu phương, với những kết quả chúng tôi đã nghiên cứu trên thực nghiệm chứng minh được hiệu quả điều trị HCRKT. Từ mục tiêu của đề tài và những kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin bàn luận một số vấn đề sau:

4.1. Gây mô hình HCRKT trên động vật thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành phương pháp gây mô hình HCRKT với nguyên lý tạo stress cho chuột bằng cách: nhốt trong môi trường chật hẹp và ngâm nước lạnh dài ngày với một thời gian nhất định trong ngày là có cơ sở khoa học phù hợp với nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo YHHĐ cũng như YHCT.

Từ những kết quả của mô hình chúng tôi đánh giá được sự biến đổi về chỉ số sinh học ( mặt định lượng) cũng như về mặt lâm sàng (định tính) đó là:

4.1.1. Quan sát về biểu hiện lâm sàng trong thời gian gây mô hình 10 ngày

Tình trạng chung của chuột:

Chuột ở các lô nghiên cứu gây mô hình có biểu hiện sự sợ hãi, bất an, hoảng loạn ngay sau khi bị nhốt trong ống nhựa và ngâm nước. Chuột liên tục cắn vào các chốt hãm bằng sắt, để muốn thoát ra khái môi trường chật chội và bị ngâm nước. Chuột bắt đầu có biểu hiện stress, các phản ứng hành vi dễ bị kích động ở những ngày tiếp theo, phân bắt đầu mềm đôi khi có màng nhầy rải rác. Những ngày cuối, chuột có biểu hiện ăn Ýt đi, thể trạng giảm sút, phân nhão có màng nhầy xen lẫn phân khô cứng, lông da mất đi độ bóng mượt, phản ứng chậm với bên ngoài, hoạt động yÕu, tiếng cắn ống nhựa nhỏ dần. Giai đoạn đầu kích thích hưng phấn, khi quá ngưỡng thì chuyển sang giai đoạn sau bị ức chế. Điều này chứng tá tác nhân stress đã ảnh hưởng lớn đến yếu tè tinh thần và rối loạn nhu động ruột.

Chuột ở lô đối chứng (nuôi trong điều kiện thường) vẫn có những biểu hiện hoạt động sinh lý bình thường. Chuột ăn uống tốt, da lông mượt, các hoạt động nhanh nhẹn. Phân khuôn bình thường

Theo chóng tôi, sở dĩ có những biểu hiện rối loạn trên, là do tác nhân stress đã ảnh hưởng rất mạnh gây rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh nói chung và hệ thống thần kinh thực vật nói riêng. Trong đó trục não - ruột bị rối loạn điều hòa hoạt động trong đường truyền thông tin hai chiều giữa hệ thần kinh ruột và hệ thần kinh trung ương, mà serotonin có vai trò quan trọng trong đường truyền thông tin này, gây nên rối loạn vận động ruột. Đồng thời

từ tác nhân stress mà dẫn đến mÊt thăng bằng thần kinh thực vật tại chỗ, có ảnh hưởng lớn đến sự tăng hoặc giảm nhu động ruột. Do vậy, một trong những biểu hiện của các rối loạn liên quan đến stress kéo dài là rối loạn nhu động ruột với biểu hiện phân táo hoặc lỏng hoặc hỗn hợp.

Sù thải phân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi quan sát thấy chuột ở các lô nghiên cứu (gây mô hình) đều có một đặc điểm chung là: sự thải phân 15 phót đầu trong 1h ở các ngày gây mô hình có số lượng phân nhiều nhất so với các khoảng thời gian sau với số lượng phân giảm dần. Sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ của mô hình chứng tỏ mức độ tác động đến hệ thần kinh rất lớn, dẫn tới các hành vi không tự chủ (rối loạn hành vi), và sự thải phân vô thức diễn ra đã ảnh hưởng đến lượng phân mà chuột thải ra. Thời gian đầu là thời gian dễ quan sát nhất về hành vi này.

Chuột ở lô đối chứng có sự thải phân tương đối đồng đều ở các khoảng thời gian trong 1h cùng thời điểm với các lô nghiên cứu như trên. Đặc biệt khoảng thời gian 15 phót đầu, sè lượng phân phát thải Ýt hơn rất nhiều so với các lô nghiên cứu. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung thống kê số liệu ngày đầu tiên và ngày thứ 10 (ngày cuối) của thời gian gây mô hình để xác định sự duy trì của tình trạng stress, và so sánh lượng phân thải ra ở 15 phót đầu trong 1h của hai thời điểm này thì kết quả cho thấy không có sự khác biệt (P > 0,05). Chứng tỏ chuột luôn ở trong trạng thái stress bởi tác động của mô hình.

4.1.2. Những biến đổi sau khi gây mô hình

Ảnh hưởng tới trọng lượng chuột

Sau khi gây mô hình, trọng lượng chuột ở các lô nghiên cứu tăng không đáng kể so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu, với tỷ lệ tăng lần lượt là 5,37% (lô 1), 6,54% (lô 2) và 4,08% (lô 3). Trong khi đó, với cùng thời gian gây mô hình ở các lô nghiên cứu, thì lô đối chứng (nuôi trong điều kiện thường) có

mức tăng trọng lượng cao hơn hẳn 24,1% sau 10 ngày. Kết quả này cho thấy mức độ ảnh hưởng của gây stress trên chuột bằng phương pháp ngâm nước và nhốt trong lồng bước đầu đã có hiệu quả rõ rệt. Hay nói cách khác việc ngâm nước và nhốt chuột tác động đến khả năng hấp thụ, tiêu hóa thức ăn. Đồng thời do hoảng hốt sợ hãi (tiêu hao), và do lạnh (mất năng lượng) dẫn tới tình trạng chuột tăng trọng lượng không đều.

Biến đổi của hàm lượng nước trong phân

Sau khi gây mô hình, sù thay đổi hàm lượng nước trong phân thể hiện ở cả hai hình thức tăng và giảm mạnh ngoài khoảng giới hạn bình thường. Khoảng giới hạn bình thường của hàm lượng nước trong phân là 43,22% đến 53,78% trên lô chứng.

Nếu < 43,22% : phân táo. Nếu > 53,78% : phân lỏng. Từ đó chúng tôi đã phân lập được nhóm phân táo và nhóm phân lỏng của các lô sau khi gây MH. Nhóm phân táo có hàm lượng nước trong phân trung bình từ 32,8% - 34,6%. Còn nhóm phân lỏng có hàm lượng nước trong phân trung bình từ 60,2% - 66,2%. Trong khi đó ở lô chứng (điều kiện thường) có hàm lượng nước trong phân trung bình vẫn duy trì ở mức 48,5% và 48,1% trong cùng thời điểm gây MH. Điều này chứng tỏ việc gây mô hình đã làm rối loạn nhu động ruột, dẫn đến rối loạn hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột. Tức là: nếu giảm nhu động ruột, thì thời gian tiếp xúc của phân với ruột lâu, nước và điện giải sẽ tăng hấp thu từ lòng ruột vào máu, dẫn đến phân khô. Nếu tăng nhu động ruột, thì thời gian tiếp xúc của phân với ruột ngắn, nước và điện giải hấp thu Ýt, dẫn đến phân nhão. Do đó mà có sù thay đổi tính chất phân một cách rõ rệt. Theo chúng tôi, những hiện tượng xảy ra này hoàn toàn do những cơ chế đã nêu ở trên.

Đồng thời, qua đánh giá hàm lượng nước trong phân, chúng tôi cũng thống kê được tỷ lệ của từng thể phân táo, lỏng, bình thường, và thấy rằng tỷ

lệ phân táo (60 – 65%) chiếm ưu thế hơn phân lỏng (25 – 30%) ở các lô gây MH. Đặc biệt sau gây mô hình mà tỷ lệ phân bình thường vẫn cã từ 10 – 15%. Chứng tỏ tác nhân stress không gây rối loạn nhu động ruột ở một số cá thể nào đó.

Biến đổi về hàm lượng serotonin trong máu

Cũng giống nh- sù biến đổi về hàm lượng nước trong phân sau gây mô hình, hàm lượng serotonin trong máu cũng biến đổi rõ rệt ở các lô nghiên cứu. Thể hiện qua bảng 3.6 bằng sự giảm mạnh nồng độ serotonin ở thể phân táo với chỉ số trung bình từ 1,25 đến 1,31 ng/ml, và tăng mạnh nồng độ chất này ở thể phân lỏng với chỉ số trung bình từ 7,91 đến 8,31ng/ml so với trước gây MH. Như vậy, tăng và giảm hàm lượng serotonin với chỉ số trên đều ngoài khoảng giới hạn bình thường từ 3,0ng/ml đến 6,08ng/ml. Trong khi đó, ở lô đối chứng (điều kiện thường) có hàm lượng serotonin trong máu trung bình vẫn duy trì ở mức 4,54 ng/ml và 4,34 ng/ml trong cùng thời điểm gây MH. Sở dĩ có sự biến đổi hàm lượng serotonin trong máu gây bởi tác động của tác nhân stress, vì stress là một trong những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng lớn đến truyền đạt thông tin giữa hệ thần kinh trung ương với hệ thần kinh ruột bởi các trung gian hóa học. Serotonin (5-HT) là một trong những chất truyền tin chủ yếu tham gia quá trình điều tiết nhu động ruột, có liên quan rất lớn đến những phản ứng về tình cảm và tâm lý. Tuỳ theo mức độ phản ứng của từng cá thể do hưng phấn hay ức chế của vỏ não mà hàm lượng serotonin có thể tăng hoặc giảm, dẫn đến nhu động ruột còng tăng hay giảm. Từ đó xuất hiện triệu chứng phân có thể lỏng hay táo. Qua đó khẳng định rằng bản chất của mô hình đã làm mất cân bằng hàm lượng serotonin, là một trong những cơ chế gây HCRKT.

Thông qua hai bài test đánh giá về rối loạn hành vi : - Bài test khám phá không gian mở (1)

- Bài test về hành vi cộng đồng (2)

* Biểu hiện bài test (1): chuột giảm thời gian khám phá vùng trung tâm và tăng thời gian tại vùng ngoại vi của không gian mở so với lô đối chứng, phản ánh sự giảm vận động do yếu tố tâm lý. Trong khi đó, chuột bình thường luôn có tính tò mò, hiếu động, muốn khám phá môi trường xung quanh để thu nhận thông tin về

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng ruột kích thích của bài thuốc Thống tả yếu phương trên động vật thực nghiệm (Trang 56 - 87)