0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích đánh giá chung về bài thuốc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH CỦA BÀI THUỐC THỐNG TẢ YẾU PHƯƠNG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM (Trang 73 -87 )

Bài thuốc Thống tả yếu phương được sử dụng ở hai dạng nước sắc và viên nang do khoa dược viện y học cổ truyền Quân đội bào chế theo tiêu chuẩn dược điển Việt nam III.

Bài thuốc gồm các vị: Bạch truật, Bạch thược, Trần bì, Phòng phong là bài thuốc chủ yếu để điều trị HCRKT thể Can uất Tỳ hư, mà theo lâm sàng của y học hiện đại với các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, đại tiện táo hoặc lỏng nát…

Theo các y văn cổ và các tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy bài thuốc “Thống tả yếu phương” có tác dụng sơ Can kiện Tú, lý khí hoà trung, có thể tả

Can méc để bổ Tỳ thổ, điều khí cơ, điều hòa quan hệ Can Tú để chỉ thống, chỉ tả. Cho nên bài thuốc đã được dùng trong các trường hợp do Can uất Tỳ hư mà dẫn đến các chứng đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân táo hoặc lỏng nát, có nhầy, đại tiện xong thì hết đau bụng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng, mạch huyền hoãn…

Các trường hợp Can uất Tỳ hư là khi tình chí căng thẳng thì Can khí lấn Tỳ; khiến Tỳ vận hóa càng kém đi nhất là trên những người vốn Tỳ hư yếu, khí cơ không điều đạt gây nên đau bụng, rối loạn đại tiện. Can méc khắc Tỳ làm tỳ mất kiện vận mà gây ra tiết tả. Ngoài ra, Can uất mất điều đạt làm khí cơ ngưng trệ (hóa nhiệt) không có khả năng truyền tống, dẫn đến đại tràng thông giáng thất thường gây nên bụng chướng, đại tiện bí kết. Mặt khác, Tỳ hư huyết thiếu, không có khả năng làm đại tràng nhuận hạ mà gây ra tiện bí.

Trong bài thuốc TTYP, tính ưu việt của từng vị thuốc đã có hiệu quả tới HCRKT theo cơ chế của YHCT và YHHĐ.

Bạch truật

Bạch truật theo YHCT có tác dụng kiện Tỳ, táo thấp, hoà trung tiêu, Ých khí, lợi thủy, chỉ hãn, an thai, sinh tân dịch. Trong bài thuốc sử dụng Bạch truật để trị Tỳ hư có vai trò là Quân dược. Trong YHHĐ nhiều nghiên cứu về Bạch truật cho thấy, Bạch truật có rất nhiều tác dụng dược lý. Trong đó tác dụng ảnh hưởng đến ruột là yếu tố quan trọng cho tác dụng của bài thuốc. Biểu hiện đối với ruột cô lập của thá: lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế, ngược lại lúc ruột đang ở trong trạng thái ức chế thì thuốc có tác dụng hưng phấn. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật, do đó Bạch truật có thể chữa được táo bón và tiêu chảy (Trung dược học). Chính vì vậy Bạch truật trong bài thuốc đã góp phần điều chỉnh nhu động ruột, cân bằng hàm lượng nước trong phân và hàm lượng serotonin trong máu, đưa tính chất phân trở về bình

thường. Ngoài ra, trên thực nghiệm thuốc có tác dụng làm tăng trọng lượng chuột, tăng sức bơi lội, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, làm tăng cao IgG trong huyết thanh, tăng bạch cầu và bảo vệ gan, tăng sự tổng hợp protein ở ruột non (Trung dược ứng dụng lâm sàng). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Sau khi điều trị bài thuốc TTYP có thành phần Bạch truật, chuột có mức tăng trọng lượng một cách đáng kể.

Bạch thược

Bạch thược theo YHCT có tác dông dưỡng huyết, nhuận Can, hoãn trung, chỉ thống, chỉ thuỷ tả, thu Can khí nghịch lên gây ra đau, thư kinh, giáng khí, tả Tỳ nhiệt và liễm Ých Tú Tâm. Bạch thược phối hợp với Bạch truật để trợ Tỳ thổ, tả Can méc có vai trò là Thần dược. Bạch thược trong YHHĐ cũng được nhiều tác giả nghiên cứu và cho thấy có rất nhiều tác dụng. Một trong những tác dông dược lý đó là: tác dụng trên sù co bóp cơ trơn của ống tiêu hóa. Với liều thấp có tác dụng xúc tiến sự co bóp bình thường của dạ dày và ruột cô lập của thá, nhưng với liều cao thì có tác dụng ức chế. Đồng thời Bạch thược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, do đó có tác dụng an thần giảm đau [19]. Với tác dụng này Bạch thược cùng với Bạch truật càng làm tăng tác dụng điều hòa nhu động ruột, và đối với YHCT chính là tăng cường công năng vận hóa của Tú (trợ Tỳ thổ hay kiện Tỳ), từ đó tả được Can méc điều hòa khí cơ, mạch lạc lưu thông, thư kinh, giáng khí mà hết đau bụng và rối loạn đại tiện.

Trần bì

Đối với YHCT, vị thuốc Trần bì có tác dông lý khí, táo thấp, hóa đờm, tỉnh Tỳ hoà Vị để tăng cường công năng vận hoá của Tỳ Vị, nên trong bài thuốc Trần bì có vai trò là Tá dược. Trần bì hợp với Bạch truật tăng tác dụng bổ Tỳ Vị, hợp với Cam thảo bổ Phế khí. Cũng như Bạch truật, Bạch thược thì

Trần bì cũng có rất nhiều tác dụng dược lý. Trong đó có tác dụng đối với cơ trơn của dạ dầy và ruột. Tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung dược học). Với tác dụng cả về YHCT và YHHĐ là một thể thống nhất góp phần vào hiệu quả của bài thuốc.

Phòng phong

Vị thuốc Phòng phong có tác dụng phát biểu khu phong, thắng thấp. Nhưng cái huyền diệu ở bài này là sử dụng Phòng phong giống như dùng Bạc hà trong bài tiêu dao tán. Mục đích không phải dùng để giải biểu, mà ý là khi sử dụng Phòng phong làm phong dược chủ yếu là để sơ tán thăng phát, điều hòa cái khí cơ của cơ thể [72]. Các vị thuốc trên phối ngò với Phòng phong có tính thăng tán, với Bạch truật, Bạch thược tương ngò: tính cay có khả năng tán Can uất, tính thơm có thể làm thư thái Tỳ khí, do đó có tác dụng táo thấp để chỉ tả. Phòng phong lại vào kinh Tỳ để dẫn dược nên vừa là Tá vừa là Sứ.

Bài thuốc Thống tả yếu phương chỉ gồm 4 vị nhưng điều trị có hiệu quả cao do được phối ngò hợp lý theo lý luận của y học cổ truyền. Vì vậy nó là bài thuốc tiêu biểu để điều trị HCRKT thể Can uất Tỳ hư. Khác với những nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Thị Nhuần nghiên cứu bài thuốc “Bình vị tan” để điều trị hai thể của HCRKT là Can uất khắc Tỳ và Tỳ Khí hư nhược [27] , Bùi Thị Phương Thảo sử dụng viên nang “Hế mọ” để điều trị HCRKT ở hai thể Can uất khắc Tỳ và Tỳ Thận dương hư [29], Nguyễn Thị Tuyết Nga nghiên cứu bài thuốc “Tứ thần hoàn” để điều trị HCRKT thể lỏng [26]. Các bài thuốc này có chung đặc điểm là tác dụng trên một mặt ức chế nhu động của ruột để điều trị giảm đau và đại tiện phân lỏng. Còn bài thuốc TTYP của chúng tôi nghiên cứu có khả năng điều hòa nhu động ruột với tác dụng hai chiều, nên điều trị được cả phân táo và phân lỏng.

Từ tác dụng của các vị thuốc như đã nói ở trên, đã hướng chúng tôi nghĩ đến tác dụng của thuốc TTYP theo cơ chế y học hiện đại, với sự cân bằng trạng thái tâm lý, điều hòa trục não ruột, do vậy cải thiện tính chất phân, tăng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất, tăng cường thể trạng... Và từ đó là cơ sở để dẫn chúng tôi nghiên cứu một số tác dụng của bài thuốc trên thực nghiệm, nhằm đưa ra một phần giả thiết về cơ chế tác dụng của thuốc TTYP trong điều trị HCRKT.

Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài: nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Thống tả yếu phương trong điều trị Hội chứng ruột kích thích trên động vật thực nghiệm, chúng tôi đã có được những kết quả đáp ứng với hai mục tiêu là:

1. Gây mô hình hội chứng ruột kích thích

Tạo được tác nhân stress trên chuột thực nghiệm có hiệu quả, biểu hiện bằng các rối loạn:

- Rối loạn trạng thái: biểu hiện kích thích, bất an, quậy phá. - Sự phát thải phân vô thức diễn ra ngay khi có tác nhân stress. - Giảm đáng kể mức tăng trọng lượng sau gây MH.

- Rối loạn về hàm lượng nước trong phân và hàm lượng serotonin trong máu, thể hiện ở hai hình thức tăng và giảm rõ rệt so với trước gây mô hình và so với lô chứng (P < 0,05).

- Rối loạn về tính chất phân: tỷ lệ phân táo từ 60 – 65% chiếm ưu thÕ hơn tỷ lệ phân lỏng từ 25 – 30% ở các lô gây MH.

- Rối loạn về hành vi: Chuột sau khi gây mô hình có trạng thái stress rõ rệt, giảm khả năng khám phá môi trường xung quanh, giảm tiếp xúc với đồng loại so với chuột ở điều kiện thường.

2. Hiệu quả điều trị của bài thuốc TTYP trong HCRKT thực nghiệm

So sánh giữa hai lô điều trị thuốc TTYP ở hai dạng bào chế nước sắc

viên nang với lô chuột uống NC, ta thấy hiệu quả của bài thuốc như sau:

- Cải thiện được mức tăng trọng lượng: Chuột ở hai lô uống thuốc TTYP có mức tăng trọng lượng hơn hẳn so với chuột ở lô uống NC với (P < 0,05).

- Cân bằng hàm lượng nước trong phân: chuột ở hai lô sau uống thuốc có hàm lượng nước trong phân tăng mạnh (thể phân táo) và giảm mạnh ở (thể phân lỏng) một cách đáng kể so với trước điều trị và so với lô uống NC (P < 0,01).

- Cân bằng hàm lượng serotonin trong máu: hàm lượng serotonin ở hai lô chuột sau uống thuốc TTYP có tăng mạnh với thể phân táo, đồng thời có giảm mạnh với thể phân láng so với trước điều trị và so với lô uống NC (P < 0,01).

- Tỷ lệ phân táo và lỏng của hai lô uống thuốc TTYP đã giảm có ý nghĩa so với thời điểm trước điều trị.

- Cải thiện về hành vi: chuột ở hai lô điều trị TTYP có sù cân bằng lại trạng thái sau tress, các dấu hiệu stress giảm dần và trở về trạng thái bình thường.

- Bài thuốc TTYP ở hai dạng bào chế nước sắcviên nang có tác dụng điều trị HCRKT trên thực nghiệm tương đương nhau thông qua các kết quả nghiên cứu thu được.

Kiến nghị

1. Bài thuốc Thống tả yếu phương cần được tiếp tục nghiên cứu thêm và sâu hơn nữa về tác dụng dược lý, từ đó làm sáng tỏ một số cơ chế tác dụng khác của bài thuốc cổ phương này.

2. Cần được sản xuất đại trà thuốc ở dạng viên nang và sử dụng điều trị rộng rãi trong nhân dân, để kịp thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu, tiện lợi dễ sử dụng và hiệu quả.

MỤC LỤC

Đặt vấn đề ... 1 Chương 1: Tổng quan ... 3 1.1. Khái niệm, lịch sử và dịch tễ học HCRKT ... 3 1.1.1. Khái niệm ... 3 1.1.2. Lịch sử HCRKT ... 3 1.1.3. Dịch tễ học HCRKT ... 5

1.2. Hội chứng ruột kích thích theo y học hiện đại ... 5

1.2.1. Sơ lược về giải phẫu- sinh lý đại tràng ... 5

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh hội chứng ruột kích thích ... 7

1.2.3. Triệu chứng HCRKT ... 11

1.2.4. Chẩn đoán ... 14

1.2.5. Điều trị hội chứng ruột kích thích. ... 15

1.3. Hội chứng ruột kích thích theo quan niệm y học cổ truyền ... 18

1.3.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của HCRKT theo quan niệm HCT .. 19

1.3.2. Các thể lâm sàng của HCRKT ... 20

1.3.3. Bài thuốc nghiên cứu ... 22

Chương 2: Chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu ... 27

2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu ... 27

2.1.1. Thuốc nghiên cứu ... 27

2.1.2. Phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu ... 33

2.2. đối tượng nghiên cứu ... 33

2.3. phương pháp nghiên cứu ... 34

2.3.1. Nguyên lý của thực nghiệm ... 34

2.3.2. Phương pháp tiến hành ... 34

Chương 3: Kết quả nghiên cứu ... 40

3.1. Kết quả gây mô hình Hội chứng ruột kích thích ... 40

3.1.1. Kết quả quan sát trên lâm sàng (định tính) ... 40

3.1.3. Sù thay đổi trọng lượng chuột ... 42

3.1.4. Sự biến đổi về hàm lượng nước trong phân ... 44

3.1.5. Sù thay đổi về hàm lượng serotonin trong máu chuột ... 45

3.1.6. Sự biến đổi về tính chất và hình dạng phân ... 48

3.1.7. Kết quả đánh giá về hành vi ... 48

3.2. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị HCRKT của bài thuốc Thống tả yếu phương ... 51

3.2.1. Tác dụng đến sự thay đổi trọng lượng chuột ... 51

3.2.2. Đánh giá số lượng phân thải ra trong 1h sau 10 ngày điều trị ... 52

3.2.3. Hàm lượng nước trong phân ... 53

3.2.4. Kết quả định lượng serotonin trong máu chuột bằng phương pháp ELISA ... 54

3.2.5. Tính chất và hình dạng phân ... 56

3.2.6. Kết quả đánh giá về hành vi ... 57

Chương 4: Bàn luận ... 63

4.1. Gây mô hình HCRKT thể can uất tỳ hư... 63

4.1.1. Quan sát về biểu hiện lâm sàng trong thời gian gây mô hình 10 ngày 64 4.1.2. Những biến đổi sau khi gây mô hình ... 65

4.2. Tác dụng điều trị HCRKT của bài thuốc thống tả yếu phương trên thực nghiệm ... 68

4.2.1. Toàn trạng ... 69

4.2.2. Hiệu quả đến sự tăng trọng lượng của chuột ... 69

4.2.3. Điều chỉnh sự thải phân... 70

4.2.4. Cân bằng hàm lượng nước trong phân ... 70

4.2.5. Cân bằng hàm lượng serotonin trong máu ... 71

4.2.6. Điều chỉnh về tính chất và hình dạng phân ... 72

4.2.7. Điều chỉnh rối loạn về hành vi ... 72

4.3. Phân tích đánh giá chung về bài thuốc ... 73

Kết luận ... 78

Kiến nghị ... 81 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả về số lượng phân thải ra trong 1h của ngày đầu tiên gây

MH ... 41

Bảng 3.2: Kết quả về số lượng phân thải ra trong 1h của ngày thứ 10 gây MH . KÕt qu¶ vÒ sè l-îng ph©n th¶i ra trong 1h cña ngµy thø 10 g©y MH ... 41

Bảng 3.3: Kết quả về lượng phân thải trong 15 phót đầu ở hai thời điểm trước gây mô hình (ngày 1) và sau gây mô hình (ngày 10) ... 42

Bảng 3.4: Kết quả sự thay đổi trọng lượng chuột trước và sau khi gây mô hình ... 43

Bảng 3.5: Hàm lượng nước có trong phân trước và sau gây mô hình ... 44

Bảng 3.6: Kết quả định lượng serotonin trước và sau khi gây mô hình ... 46

Bảng 3.7: Tính chất phân sau khi gây mô hình ... 48

Bảng 3.8: Thời gian khám phá không gian mở sau khi gây mô hình HCRKT.. Thêi gian kh¸m ph¸ kh«ng gian më sau khi g©y m« h×nh HCRKT ... 48

Bảng 3.9: Thời gian chuột ở lại các khoang ... 49

Bảng 3.10: Số lần chuột tiến vào các khoang ... 50

Bảng 3.11: Kết quả về sự thay đổi trọng lượng chuột trước và sau khi điều trị ... 51

Bảng 3.12: Kết quả về số lượng phân thải ra trong 1h sau 10 ngày điều trị ... 52

Bảng 3.13: Hàm lượng nước có trong phân trước và sau điều trị ... 53

Bảng 3.14: Kết quả định lượng serotonin trước và sau điều trị ... 54

Bảng 3.15: Tính chất và hình dạng phân sau điều trị ... 56

Bảng 3.16: Hành vi khám phá không gian mở sau ĐT ... 57

Bảng 3.17: Thời gian chuột vận động trong từng khoang sau ĐT ... 58

Bảng 4.1: So sánh mức tăng trọng sau khi gây mô hình và sau khi điều trị thuốc TTYP ... 69 Bảng 4.2: So sánh lượng phân thải ở thời điểm gây mô hình ngày 10 và sau

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Hàm lượng nước trong phân trước và sau gây mô hình. ... 45 Biểu đồ 3.2: Hàm lượng serotonin trong máu trước và sau gây mô hình. ... 46 Biểu đồ 3.3: Hàm lượng nước trong phân trước và sau điều trị của các lô

chuột thực nghiệm. ... 54 Biểu đồ 3.4: Hàm lượng serotonin trong máu trước và sau điều trị của các lô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH CỦA BÀI THUỐC THỐNG TẢ YẾU PHƯƠNG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM (Trang 73 -87 )

×