Thu thập dữ liệu thông qua phương pháp phi thực nghiệm (hội nghị, điều tra bằng

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 54 - 62)

BÀI 4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

4.3. Thu thập dữ liệu thông qua phương pháp phi thực nghiệm (hội nghị, điều tra bằng

bằng bảng hỏi)

Thu thập dữ liệu thông qua hội nghị

Nội dung phương pháp hội nghị là nêu câu hỏi trước một nhóm chuyên gia để nghe họ tranh luận, phân tích. Các loại hội nghị gồm:

- Bàn trịn: là hình thức sinh hoạt khoa học thường xuyên, thẳng thắn nhất của đề tài nhằm thảo thuận và tranh luận những vấn đề khoa học. Tham dự bàn tròn thường là những cộng tác viên gần gũi nhất của đề tài.

- Hội thảo khoa học: là cụm từ được sử dụng tương đương với seminar trong tiếng Anh, là loại hội nghị khơng lớn với mục đích đưa ra một số câu hỏi nhất định để thảo luận, tranh luận. Hội thảo có hiệu quả nhất chỉ nên với quy mơ khoảng 20-30 người tham dự và kéo dài không quá 3 ngày.

- Lớp huấn luyện (tiếng Anh: workshop hoặc school workshop cũng gọi là school seminar), là một loại sinh hoạt khoa học, trong đó những chun gia có uy tín được mời trình bày các chuyên đề. Người tham gia được mời đến chủ yếu là để học tập, song có thể được yêu cầu thực hiện một số sinh hoạt khác như: trình bày báo cáo kinh nghiệm, thảo luận để nắm vững và biết cách vận dụng những chuyên đề đã được nghe.

- Hội nghị khoa học: là cụm từ được sử dụng tương đương với từ conferrencen trong tiếng Anh, là loại seminar đa chủ đề, được tổ chức 3-5 năm 1 lần, với số lượng hàng trăm người, gồm các nhà nghiên cứu, các nhà công nghệ, các nhà quản lý. Tại hội nghị có một số báo cáo được chỉ định, Có thể có phiên họp tồn thể, có thể chia các phân ban để thảo luận sau một số chuyên đề. Hội nghị KH có nhiều mục tiêu như tổng kết giai đoạn NC; ra tuyên bố về hướng NC; tập hợp lực lượng cho những NC mới và quan trọng.

Cách thức làm việc của hội nghị:

- Triệu tập hội nghị: tối thiểu có 2 lần thơng báo hội nghị

Lần 1: gửi thông báo kèm đề cương dự kiến để thăm dò nhu cầu tham gia. Thơng báo chỉ rõ mục đích, nội dung và thời gian hội nghị; quy định thời hạn gửi báo cáo hoặc đề cương báo cáo.

Lần 2: gửi giấy mời kèm chương trình làm việc. Căn cứ vào chương trình này người NC chuẩn bị các điều kiện tham gia, hoàn tất báo cáo gửi đúng quy định.

Tiến trình của hội nghị: Sau phần thủ tục khai mạc các công việc thường như sau:

- Thuyết trình của báo cáo viên.

- Câu hỏi của hội nghị và trả lời của tác giả. - Bình luận của thành viên hội nghị và chủ tọa. - Bổ sung của các thành viên.

- Khuyến nghị của các thành viên đối với báo cáo.

- Ghi nhận của chủ tọa về những ý kiến đã và chưa nhất trí.

- Kỷ yếu khoa học: là ấn phẩm cơng bố cơng trình các cơng trình, các bài thảo luận

trong khn khổ hội nghị khoa học hoặc một giai đoạn hoạt động của tổ chức khoa học. Kỷ yếu được công bố nhằm ghi nhận hoạt động của một hội nghị hoặc một tổ chức, tạo cơ hội để người NC công bố kết quả nghiên cứu và thiết lập quan hệ với đồng nghiệp.

Cơ bản về mặt kỹ thuật của PP này có 3 cơng việc: chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, xử lý kết quả.

- Chọn mẫu: đảm bảo vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện, tránh chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người NC: lấy mẫu ngẫu nhiên, hệ thống, ngẫu nhiên phân tầng, hệ thống phân tầng, từng cụm.

Bảng hỏi là một trong những công cụ phổ biến nhất để thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượng. Nhà nghiên cứu cần có cơng cụ tốt trước khi đi thu thập số liệu và cơng cụ đó phải giúp nhà nghiên cứu thu được thông tin để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra.

Có 4 bước trong việc thiết kế bảng hỏi, là:

+ Lập bảng chi tiết, hỏi cụ thể; + Viết câu hỏi;

+ Chỉnh sửa để in ấn; +Thử bảng hỏi.

Bước 1: Lập bảng chi tiết hỏi cụ thể bao gồm việc

- Xác định các mục đích mà bảng hỏi hướng đến; - Xác định đối tượng điều tra;

- Xác định các phương pháp thu thập thông tin;

- Thiết lập mối liên hệ giữa câu hỏi nghiên cứu, các thông tin cần thiết, nguồn cung cấp thông tin và

- Quyết định xem làm thế nào để đo từng biến; - Lập bảng chi tiết hỏi cụ thể.

- Xác định mục đích của bảng hỏi:

Mục đích chính hay câu hỏi nghiên cứu là gì? Có một vài câu hỏi chính như: Bảng hỏi để tìm kiếm điều gì? Những loại thơng tin nào cần?

Những giả thuyết nào? (vẽ sơ đồ) - Xác định đối tượng điều tra

Ai sẽ là người thích hợp cung cấp những thơng tin cần thiết?

Các đặc điểm của nhóm đối tượng trả lời phiếu. - Xác định phương pháp thu thập thông tin

Có đúng là phải dùng bảng hỏi khơng? (đơi khi thơng tin chúng ta cần có thể đã có sẵn trong các điều tra khác, vì vậy cần quyết định dựa trên những nguồn thơng tin đã có nào.

- Lập bảng liên kết giữa thông tin cần, nguồn thông tin và phương pháp thu thập số liệu: Bảng này giúp cho chúng ta định hướng xem có thể có bao nhiêu câu hỏi cần thiết phải đặt ra.

- Xác định cách thức đo từng biến

Cần phải xem xét xem biến đo là biến đơn hay biến ẩn? Biến đó đo một tiêu chí hay nhiều tiêu chí?

Đo tiêu chí đó như thế nào?

Biến đơn: là biến đo một tiêu chí, có thể quan sát, đo đạc trực tiếp. Ví dụ, giới, trình độ giáo dục của cha mẹ là biến đơn.

Biến ẩn: Khả năng/năng lực được đo đạc gián tiếp thông các các biến có liên quan có thể

quan sát được. Vì thế cần có sự đo đạc gián tiếp. Các chỉ số là các biến quan sát được.

Cần lập bảng chỉ rõ làm thế nào để đo từng chỉ số của mỗi biến ẩn

Bước 2: Viết câu hỏi

(i) Xây dựng các tiêu chí

Trước hết phải xác định những vấn đề cần quan tâm đối với mỗi tiêu chí. Cụ thể là: Thơng tin nào ta cần phải có?

Thơng tin là các sự việc/sự kiện hay không phải là sự việc/sự kiện? Hỏi như thế nào?

nào? (cấu trúc câu hỏi)

Ta sẽ mã hóa từng tiêu chí như thế nào?

Có thể đưa cả mã hóa vào bảng hỏi được khơng?

Các loại hình câu hỏi:

Có hai cách phân loại câu hỏi: phân loại theo cấu trúc phương án trả lời đưa ra và phân loại theo loại hình thơng tin.

+ Đối với cách phân loại theo cấu trúc phương án trả lời đưa ra, có hai loại câu hỏi là:

câu hỏi đóng (dạng câu hỏi có đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn, hoặc câu hỏi dưới dạng Có/Khơng…) và câu hỏi mở (dạng câu hỏi để cho người trả lời được tự do đưa ra ý kiến của mình). Trong một bảng hỏi có thể bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Trong nghiên cứu, câu hỏi mở có những lợi thế sau đây:

+ Người được hỏi có thể diễn đạt chính xác những quan điểm hay cảm nghĩ của mình; + Không hạn chế các phương án trả lời;

+ Rất hữu ích trong việc kiểm tra giả thuyết về những ý tưởng hay nhận thức. +Tuy nhiên, câu hỏi mở cũng có những bất lợi như:

+ Khó trả lời và tốn nhiều thời gian để trả lời;

Nhóm câu hỏi đóng gồm có các loại hình sau đây:

Bảng kiểm; Câu hỏi hai lựa chọn; Câu hỏi nhiều lựa chọn; Thang xếp loại

Bảng kiểm thường được sử dụng để kiểm tra xem có hay khơng có một cái gì đó? Ví dụ:

“Anh/Chị đã sử dụng những loại tài liệu tham khảo nào sau đây?” (liệt kê các tài liệu tham khảo); Hay, “Em đã tham gia những hoạt động nào sau đây?” (liệt kê các hoạt động).

Thế nào là một bảng kiểm tốt? Một bảng kiểm tốt cần phải: Chứa đựng tất cả các lựa chọn phù hợp;

Sẽ tốt hơn khi cung cấp lựa chọn “cái khác” để người được hỏi có thể bổ sung thêm ở phía cuối bảng kiểm.

Câu hỏi hai lựa chọn;

Câu hỏi hai lựa chọn thường được sử dụng để đo sự khác nhau hoàn toàn (đối lập) của các biến. Trong câu hỏi hai lựa chọn, người trả lời được yêu cầu lựa chọn một trong hai phương án đối lập nhau như:

Có/khơng; Đồng ý/khơng đồng ý; Ủng hộ/phản đối; Xấu/tốt; Thích/khơng thích; ….

Câu hỏi nhiều lựa chọn;

Câu hỏi nhiều lựa chọn là dạng câu hỏi đưa ra tất cả các phương án trả lời có thể có để người được hỏi lựa chọn.

Thang xếp loại. Thang đo thứ bậc

Cấu trúc này cho chúng ta thấy người được hỏi xếp thứ bậc như thế nào? Nó sẽ tốt khi chúng ta có số lượng hạn chế các biến muốn xếp loại;

Những ưu thế của câu hỏi đóng:

So với câu hỏi mở, loại hình này dễ trả lời và trả lời nhanh hơn; Có thể hỏi nhiều câu hỏi trong một khoảng thời gian nhất đinh; Có thể hỏi nhiều người;

Giá thành thấp hơn; So sánh nhóm dễ hơn;

Thời gian dành cho tập huấn cán bộ điều tra ít hơn.

Những bất lợi của câu hỏi đóng:

Có thể thiếu các phương án trả lời khác;

Có thể có yếu tố chủ quan của nhà nghiên cứu khi yêu cầu người được hỏi chỉ được lựa chọn các phương án sẵn có đưa ra;

Có thể có những người trả lời chọn tuỳ tiện cho xong mà khơng có sự suy nghĩ thấu đáo; Khó thiết kế.

§ Phân loại theo loại hình thơng tin cung cấp, có các dạng câu hỏi sau:

Câu hỏi về sự việc/sự kiện;

Câu hỏi không hỏi về sự việc/sự kiện (thái độ, niềm tin, nhận thức).

Thông thường, phần lớn các bảng hỏi đều kết hợp cả hai loại câu hỏi về sự kiện/sự việc và câu hỏi liên quan đến thái độ, nhận thức, niềm tin.

Câu hỏi về sự việc/sự kiện: Có thể kiểm tra, xác minh; Biến đơn;

Dễ thiết kế.

Câu hỏi không về sự việc, sự kiện: Khó xác minh, kiểm tra;

Biến ẩn; Khó thiết kế.

Một số lưu ý khi dùng câu chữ để đặt câu hỏi:

Sử dụng các từ ngữ đơn giản, trực tiếp;

Tránh dùng những nhóm từ viết tắt (UNESCO), chữ viết tắt, biệt ngữ (từ khó hiểu); Tránh dùng những từ tối nghĩa hoặc có nhiều nghĩa;

Tránh dùng câu hỏi mang tính chỉ dẫn; Tránh dùng những câu hỏi có nhiều ý; Tránh những giả định ngấm ngầm;

Đừng bắt trí nhớ của người trả lời làm việc quá nhiều; Tránh dùng các mệnh đề hay câu nói đã quen thuộc;

Những câu hỏi về thái độ sẽ tốt nếu người được hỏi nhận thấy là câu hỏi bắt mình phải suy nghĩ.

Việc lựa chọn loại hình câu hỏi cần lưu ý đến:

Số lượng người được hỏi;

Số lượng và loại hình thơng tin cần thu thập;

Những đ ặc trưng của người đư ợc hỏi (trình đ ộ, tuổi, văn hóa, tín ngưỡng); Số lượng thời gian cần cho việc xử lí và phân tích số liệu;

Hiểu biết của bạn về các vấn đ ề hỏi (bạn có thể dự đốn các phương án trả lời có thể ở mức độ nào);

Phương pháp phân tích số liệu. (i) Cấu trúc bảng hỏi bao gồm: Chỉ dẫn chung

Chỉ dẫn từng phần Câu hỏi

Phần chỉ dẫn chung: Chỉ dẫn chung:

Nêu các lí do tiến hành điều tra;

Nói rõ việc giữ bí mật (dấu tên) cho người trả lời; Nêu lí do chọn đối tượng để hỏi;

Nêu rõ địa chỉ hồi âm phiếu trả lời (nếu điều tra qua đường bưu điện); Nêu rõ địa chỉ, số điện thoại...của người cần liên lạc;

Nêu rõ để người trả lời biết kết quả sẽ được sử dụng như thế nào; Có lời cảm ơn.

- Chỉ dẫn từng phần ở câu hỏi: Câu hỏi cần nêu rõ yêu cầu:

Cách thức trả lời từng câu hỏi như thế nào;

Đảm bảo chắc chắn rằng giữa chỉ dẫn và câu hỏi là phù hợp.

Một số lưu ý khi xây dựng bảng hỏi:

 Nên bắt đầu với câu hỏi dễ và ít nhạy cảm;

 Không nên bắt đầu bằng câu hỏi mở;

 Nên sắp xếp các câu hỏi từ chung nhất đến cụ thể;

 Nên nhóm các câu hỏi theo từng chủ đề hay tiểu mục;

 Nên làm bảng hỏi càng ngắn càng tốt.

Bước 3: Chỉnh sửa bảng hỏi

- Đối với các bảng hỏi với câu hỏi đóng khách quan, ví dụ, các thang đo năng lực hoặc hành vi có cấu trúc/chuẩn hóa, khi tiến hành chỉnh sửa nhà nghiên cứu có thể sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng để đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật.

- Đối với các loại bảng hỏi có câu hỏi mở, có thể sử dụng phương pháp chuyên gia và chỉnh sửa theo góp ý của chuyên gia về nội dung hoặc hình thức diễn đạt, cách trình bày, liều lượng các câu hỏi…

Bước 4: Thử bảng hỏi

- Thử nghiệm trên nhóm mẫu nhỏ khách thể mà nó định đo nhằm mục đích đánh giá sự phù hợp với đối tượng nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau (về cả hình thức lẫn nội dung cũng như thời gian thực hiện).

- Sau lần thử đầu tiên trên mẫu nhỏ khách thể, cần phải thử tiếp trên mẫu lớn hơn để khẳng định tính khách quan của bảng hỏi.

- Trong trường hợp của thang đo chuẩn hóa cần có sự tính tốn lại các chỉ số kĩ thuật để đảm bảo là khách quan, tin cậy

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)