BÀI 5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU
6.3. Báo cáo kết quả nghiên cứu
Việc chuẩn bị bảo vệ cơng trình nghiên cứu (khóa luận, luận văn,luận án) bao gồm:
- Phải hồn thiện tồn bộ cơng trình nghiên cứu thể hiện bằng văn bản đúng với các yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài, luận văn, luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Viết bản đề cương báo cáo tổng kết đề tài, luận văn, luận án theo tinh thần và dạng của bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài, luận văn, luận án nhưng cô đọng và rút ngắn hơn.
- Chuẩn bị các tài liệu minh hoạ cho báo cáo.
- Chuẩn bị các câu trả lời căn cứ theo tinh thần các nhận xét của phản biện và của những người trong và ngoài hội đồng (hội đồng nghiệm thu hay hội đồng chấm luận văn, luận án)
Kết thúc, cơng trình khoa học được đem ra hội đồng khoa học nghiệm thu hoặc đem ra bảo vệ tại hội đồng chấm luận án nhà nước. Đề tài được nghiệm thu, hay bảo vệ thành công, cần được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn giáo dục.
Trình bày báo cáo trước hội đồng phải ngắn gọn, đơn giản rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ lượng thơng tin cần thiết, quan trọng, chủ yếu về: tính cấp thiết của đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng phạm vi, phương pháp nghiên cứu, những kết quả đạt được, những đóng góp mới, những kết luận, khuyến nghị và tiếp tục nghiên cứu đề tài...
Đối với đề tài NCKH sinh viên cấp trường, Chương trình họp Hội đồng bao gồm: - Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng.
- Chủ tịch hội đồng cơng bố chương trình làm việc. - Trưởng nhóm báo cáo kết quả thực hiện đề tài. - Các phản biện đọc nhận xét.
- Các thành viên của Hội đồng nhận xét.
- Các đại biểu và những người quan tâm hỏi và trao đổi (nếu có). - Nhóm nghiên cứu, giảng viên hướng dẫn trả lời.
- Hội đồng họp riêng, đánh giá đề tài.
- Thư ký Hội đồng tổng hợp điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng và tính điểm trung bình chung của đề tài.
- Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả đánh giá nghiệm thu đề tài và kết luận.
6.4 Một số điều cần chú ý khi viết cơng trình nghiên cứu
- Trình bày theo mọi yêu cầu kỹ thuật, nội dung khoa học với độ chính xác cao, vừa có tư tưởng học thuật, đem lại những điều mới mẻ cho khoa học, có tính thực tiễn, có khả năng ứng dụng vào cuộc sống. Đề tài khoa học phải thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, đưa ra được các luận chứng, các kiến giải khoa học, chứng minh được giả thuyết đã nêu ban đầu. Đề tài phải được thực hiện bằng các phương pháp phong phú khác nhau, chính xác đem lại những tài liệu đáng tin cậy.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật.
2. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị Quốc gia.
4. Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (2020), Đề cương bài giảng học phần
“Phương pháp nghiên cứu khoa học”.
5. Isi-journal.vn (2018), Cách viết và cấu trúc chi tiết một bài báo khoa học, < http://isi- journal.vn/cach-viet-va-cau-truc-chi-tiet-mot-bai-bao-khoa-hoc/>.