THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI ACB –CN LẠC LONG QUÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Lạc Long Quân - Luận văn tốt nghiệp đại học - Khưu Gia Hỷ (Trang 43)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.4 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI ACB –CN LẠC LONG QUÂN

LẠC LONG QUÂN

Hình 2.2: Chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động của ACB – CN.LLQ 2010 – 2012

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB – CN Lạc Long Quân)

Nhìn chung tổng vốn huy động của CN tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2010 – 2011, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tương đối cao, với 31,9%/năm. Nhưng đến năm 2011 – 2012, tổng vốn huy động đã tăng trưởng chậm lại, chỉ với 11,0%/năm. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh trong năm 2010 – 2011 có phần trội hơn so với năm 2011 – 2012.

Góp phần vào thành cơng của chi nhánh trong các năm qua phải kể đến những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô cùng những điều kiện thuận lợi từ chính sách điều hành của NHNN như: ổn định tỷ giá, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, hạ lãi suất huy động,… Ngồi ra, cịn có những yếu tố quan trọng khác xuất phát từ chi nhánh như: sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh; lập kế hoạch huy động vốn cụ thể cho từng thời kỳ; nổ lực của cán bộ, công nhân viên;… Những yếu tố trên giúp chi nhánh đạt được các kết quả tích cực trong HĐKD cũng như trong cơng tác huy động vốn.

Sau đây là tình hình huy động vốn chi tiết của chi nhánh qua các năm:

Theo kỳ hạn

Từ bảng số liệu 2.4 ta thấy vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn nhìn chung tăng qua các năm. Trong đó, vốn ngắn hạn năm 2011 tăng mạnh với 35,9% so với năm 2010 và năm 2012 tăng nhẹ với 8,8% so với năm 2011. Riêng vốn trung và dài hạn trong năm 2011 giảm 25 tỷ đồng – từ 42 tỷ đồng (2010) giảm xuống còn 17 tỷ đồng (2011), làm cho tốc độ tăng trưởng của vốn này giảm mạnh đến 59,5% so với năm

Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại ACB – CN Lạc Long Quân

2010. Tuy nhiên, năm 2012 thì vốn trung và dài hạn lấy lại đà tăng trưởng, từ 17 tỷ đồng (2011) tăng lên 49 tỷ đồng (2012), tương ứng với 188,2% so với năm 2011.

Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại ACB – CN Lạc Long Quân

Nguyên nhân dẫn đến những biến động trong nguồn vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn là do nền kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 vẫn trong tình trạng khó khăn chung. Bên cạnh đó, việc NHNN chủ trương hạ lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2011 đã tác động đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Tuy nhiên, chi nhánh đã linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược huy động vốn nhằm thích ứng với mơi trường vĩ mô lúc bấy giờ. Với mạng lưới khách hàng trung thành được xây dựng và phát triển trong những năm qua, chi nhánh về cơ bản ln có một kênh huy động vốn ổn định để phục vụ kinh doanh.

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của ACB – CN.LLQ 2010 - 2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012

Tốc độ tăng

trưởng 2011/2010 trưởng 2012/2011Tốc độ tăng Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương Ngắn hạn 975 1.325 1.441 350 35,9% 116 8,8% Trung và dài hạn 42 17 49 (25) -59,5% 32 188,2%

Tổng 1.017 1.342 1.490 325 31,9% 148 11,0%

(Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB – CN Lạc Long Quân)

Hình 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của ACB – CN.LLQ 2010 – 2012

(Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB – CN Lạc Long Quân)

Hình trên cho ta thấy vốn ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh qua các năm, với tỷ trọng bình quân trong 3 năm liên tiếp là 97,1%. Trong đó, tỷ trọng vốn ngắn hạn huy động được trong năm 2011 là cao nhất với 98,7% trong tổng vốn huy động. Đối với vốn trung và dài hạn trong những năm qua luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ; trong vịng 3 năm tỷ trọng bình quân chỉ đạt 2,9%. Ngồi ra, so với năm 2010 thì tỷ trọng của vốn trung và dài hạn đã giảm tương đối, từ 4,1% (2010) giảm mạnh xuống còn 1,3% (2011) và tăng nhẹ trở lại lên 3,3% (2012).

Từ cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, có thể dễ dàng nhận thấy CN huy động vốn ngắn hạn là chủ yếu, với khoảng chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn ngắn hạn và lãi suất huy động vốn trung và dài hạn thường khơng q cao. Do CN có nhu cầu về vốn ngắn hạn để phục vụ công tác cho vay đối với các DN và các hộ gia đình kinh doanh tại nhà, nên lãi suất huy động vốn ngắn hạn nhìn chung cao hơn một chút so với lãi suất huy động vốn trung và dài hạn (năm 2010, 2011). Ngoài ra, một thực tế lâu nay trong nguồn vốn của các ngân hàng nói chung và của CN nói riêng, đó là tỷ trọng vốn ngắn hạn luôn cao hơn tỷ trọng vốn trung và dài hạn. Vấn đề này là do các nguồn vốn mà CN huy động được từ nền kinh tế thường là vốn sử dụng cho mục đích SXKD, nên kỳ hạn gửi của nó thường là dưới một năm – vốn ngắn hạn. Ngoài ra, do lãi suất huy động tại thị trường Việt Nam thường không ổn định nên tâm lý KH khi đến giao dịch với ngân hàng vẫn thích kỳ hạn ngắn. Vì vậy, tuy tăng trưởng huy động vốn các năm vừa qua tương đối tốt, nhưng xét về mặt cơ cấu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung và dài hạn trong tổng vốn huy động thì vẫn chưa thực sự ổn. CN có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn để đầu tư, kinh doanh trong trung và dài hạn.

Hình 2.4: Biểu đồ lãi suất huy động theo kỳ hạn của ACB – CN.LLQ 2010 – 2012

(Nguồn:Biểu lãi suất huy động VND qua các năm của ACB)

Nhìn vào hình 2.4 ta thấy một thực trạng chung trong công tác huy động vốn của ACB – CN Lạc Long Quân ở năm 2010 và 2011, đó là lãi suất huy động vốn ở kỳ hạn ngắn hạn (1, 2, 3, 6, 9 tháng) cao hơn lãi suất huy động vốn dài hạn (12, 24, 36 tháng). Trong khi đó, năm 2012 đường biểu diễn lãi suất có sự thay đổi rõ rệt – lãi suất huy động ngắn hạn thấp hơn lãi suất huy động dài hạn. Đồng thời, mặt bằng chung của lãi suất năm 2012 cũng tương đối thấp so với 2 năm trước đó. Cụ thể, lãi suất cao nhất được áp dụng trong năm 2010, 2011 cao nhất là gần 14%/ năm; tuy nhiên lãi suất cao nhất ở năm 2012 chỉ đạt 11,2%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Điều này chứng tỏ, chi nhánh có nhu cầu về vốn ngắn hạn trong năm 2010 – 2011, nhưng lại có nhu cầu về vốn dài hạn ở năm 2012. Ngoài ra, do sự can thiệp của NHNN, các NHTM phải điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn theo đúng chủ trương và các chính sách được ban hành trong thời gian qua. Đặc biệt là chính sách quy định về trần lãi suất huy động mỗi năm không được quá cao nhằm đảm bảo lãi suất đầu ra không gây ảnh hưởng tới SXKD của các DN. Mặt khác, chi phí lãi mà chi nhánh sẵn sàng bỏ ra để huy động vốn ngắn hạn và vốn dài hạn ở năm 2010, 2011 khác biệt rõ rệt so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt về chi phí lãi này là do NHNN quy định trần lãi suất huy động năm 2010, 2011 là 14%/năm, nhưng năm 2012 trần lãi suất huy động giảm xuống chỉ cịn 12%/năm.

Theo loại tiền gửi

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi KKH của ACB – CN.LLQ 2010 - 2012 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng 2011/2010 Tốc độ tăng trưởng 2012/2011 Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương TG thanh toán 53 54 56 1 1,9% 2 3,7% TGTK (KKH) 964 1.288 1.434 324 33,6% 146 11,3%

Tổng 1.017 1.342 1.490 325 31,9% 148 11,0%

(Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB – CN Lạc Long Quân)

Bảng số liệu trên cho ta thấy một thực trạng chung, đó là vốn huy động qua TGTT và TG tiết kiệm (KKH) đều tăng qua các năm. Cụ thể, TGTT năm 2011 tăng 1,9% so với năm 2010, và tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2012 với 3,7%. Số TGTT qua 3 năm đã tăng từ 53 tỷ đồng (2010) lên thành 54 tỷ đồng (2011) và đạt được 56 tỷ đồng (2012). Đối với TG tiết kiệm (KKH), chi nhánh đã nâng con số 964 tỷ đồng (2010) lên thành 1.288 tỷ đồng (2011), tương ứng với 33,6%. Năm 2012, TG tiết kiệm (KKH) tiếp tục tăng nhẹ 146 tỷ đồng, tương ứng với 11,3% so với năm 2011.

Có thể thấy gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng luôn là một trong những kênh đầu tư truyền thống và an toàn đối với các tầng lớp dân cư. Đặc biệt với tình hình kinh tế khó khăn và diễn biến phức tạp những năm qua, việc đầu tư số tiền nhàn rỗi thông qua TGTT hoặc TG tiết kiệm (KKH) tại ngân hàng lại càng được nhiều người lựa chọn. Vì với hai loại tiền gửi này, người dân vừa có thể đảm bảo số tiền của mình vẫn sinh lời, vừa có thể rút vốn bất kỳ lúc nào khi họ có nhu cầu sử dụng. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu khách hàng, chi nhánh đã điều chỉnh chiến lược huy động vốn một

cách linh hoạt để thu hút nguồn tiền gửi từ các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là khu vực dân cư. Chi nhánh không những cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, dành cho mục đích đầu tư vốn, mà còn tạo được niềm tin với khách hàng. Do đó, chi nhánh vẫn ln duy trì được đà tăng trưởng của vốn huy động trong những năm qua.

Hình 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền gửi KKH của ACB – CN.LLQ 2010 – 2012

(Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB – CN Lạc Long Quân)

Hình 2.5 cho ta thấy, với cơ cấu chung là tỷ trọng TG tiết kiệm (KKH) trong 3 năm liên tiếp trong tổng vốn huy động ln trên mức 94%, chiếm gần như tồn bộ tổng số vốn chi nhánh huy động được mỗi năm. Ngồi ra, có hai xu hướng đối lập trong cơ cấu vốn huy động theo loại tiền gửi khơng kỳ hạn; đó là tỷ trọng của TG tiết kiệm (KKH) thì tăng từ 94,8% (2010) lên 96,2% (2012). Cịn đối với TGTT thì tỷ trọng giảm một cách rõ rệt, từ 5,2% (2010) giảm còn 3,8% (2012). Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2012, tỷ trọng TG tiết kiệm (KKH) tăng lên 1,4% tương ứng với tỷ trọng TGTT giảm xuống 1,4% trong cơ cấu tổng vốn huy động của chi nhánh.

Qua đó dễ dàng nhận thấy, với tính chất ổn định của loại TG tiết kiệm (KKH), chi nhánh ln có được một lượng vốn dồi dào, ổn định với chi phí huy động hợp lý để đáp ứng nhu cầu đầu tư và cho vay ngắn hạn của mình. Mặt khác, đối với loại TGTT, tuy có nhiều biến động, nhưng nguồn tiền này chủ yếu là dịch chuyển từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản của khách hàng khác trong cùng hệ thống của ngân hàng để phục vụ cho mục đích thanh tốn. Do đó, tỷ trọng vốn theo loại TGTT như hình trên thì vẫn khá thấp. Điều này dẫn đến việc chi nhánh mất một phần vốn huy động với chi phí lãi thấp, thậm chí là thấp hơn chi phí lãi của vốn huy động theo loại TG tiết kiệm (KKH).

Hình 2.6: Biểu đồ lãi suất huy động vốn theo loại tiền gửi KKH của ACB

CN.LLQ 2010 – 2012

(Nguồn:Biểu lãi suất huy động VND qua các năm của ACB)

Biểu đồ trên cho ta thấy mức lãi suất huy động TGTT và TG tiết kiệm (KKH) của chi nhánh qua các năm đều bằng nhau và khơng thay đổi (2%/năm). Hình thức huy động vốn theo loại tiền gửi này khơng mang tính chất lâu dài và ổn định như vốn ngắn hạn hoặc vốn dài hạn. Do KH có thể rút vốn bất cứ khi nào họ có nhu cầu, nên ngân hàng luôn phải dữ trữ một lượng tiền hợp lý để đảm bảo thanh khoản khi KH đến rút vốn. Tuy nhiên, với khoản TG tiết kiệm (KKH) có chi phí huy động thấp, CN có thể lập kế hoạch kinh doanh linh hoạt và hiệu quả cho từng thời kỳ, đểsử dụng vốn này cho các HĐKD trong ngắn hạn nhằm tạo thêm doanh thu cho chi nhánh. Cịn đối với TGTT, đây là loại vốn có tính chất biến động nhiều hơn TG tiết kiệm (KKH), nhưng chủ yếu là sự thay đổi trong số dư tài khoản tiền gửi giữa các KH của chi nhánh. Vì thế, chi nhánh vẫn có được khoản vốn huy động với chi phí thấp để phục vụ nhu cầu kinh doanh ngắn hạn.

Theo loại tiền tệ

Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ của ACB – CN.LLQ 2010 - 2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012

Tốc độ tăng

trưởng 2011/2010 trưởng 2012/2011Tốc độ tăng Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương VND 930 1.270 1.439 340 36,6% 169 13,3% USD (quy đổi) 87 72 51 (15) -17,2% (21) -29,2%

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn VND tăng đều qua các năm; trong đó, tăng mạnh nhất vào năm 2010 – 2011 với 36,6%, nâng số vốn VND từ 930 tỷ đồng (2010) lên thành 1.270 tỷ đồng (2011). Năm 2012, vốn VND tiếp tục tăng trưởng 13,3% so với năm 2011, tương ứng 1.439 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng vốn USD huy động được qua các năm lại giảm từ 87 tỷ đồng (2010) xuống còn 72 tỷ đồng (2011) và tiếp tục giảm còn 51 tỷ đồng (2012). Trong 3 năm, vốn USD đã giảm trung bình 23,2%.

Nguyên nhân dẫn đến hai xu hướng trái ngược nhau như vậy chủ yếu là do ảnh hưởng từ chính sách điều hành về quản lý ngoại hối của NHNN. Theo đó, các NHTM không được phép cho vay ngoại tệ đối với KHCN. Khi có nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ đối với các HĐKD liên quan đến xuất – nhập khẩu, thì phải có sự phê duyệt của NHNN. Do đó, hoạt động cần sử dụng vốn USD của chi nhánh thời gian qua không nhiều, chủ yếu là dịch vụ chuyển tiền nước ngoài và cho vay đối với các DN xuất – nhập khẩu. Vì thế, vốn USD huy động qua các năm giảm đi nhiều. Mặt khác, chi nhánh chú trọng vấn đề huy động vốn VND hơn và tìm các biện pháp nhằm thu hút vốn VND, để đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ cho các KHCN trên địa bàn hoạt động.

Hình 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của ACB –CN.LLQ 2010 – 2012

(Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB – CN Lạc Long Quân)

Qua hình trên ta thấy cơ cấu chung là vốn VND chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động. Cụ thể, tỷ trọng vốn VND tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012, tăng mạnh nhất năm 2011 với tỷ trọng 94,6% – tăng 3,2% so với năm 2010. Tỷ trọng vốn VND trong 3 năm đều chiếm trên 91% trong tổng vốn huy động. Trong khi đó, vốn USD chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, bình quân trong 3 năm là 5,8% và giảm dần từ năm 2010 – 2012. Chi nhánh chủ yếu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho KH trong nước hoặc KH nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Do đó, nhu cầu về vốn VND ln cao hơn nhu cầu về vốn USD. Ngồi ra, với các chính sách về quản lý ngoại hối của NHNN, đặc biệt là chính sách về việc hạn chế cho vay ngoại tệ đối với KHCN, chi

nhánh đã có sự điều chỉnh trong kế hoạch huy động vốn để cân đối giữa việc huy động vốn và việc sử dụng vốn. Mặt khác, với tỷ trọng USD trong cơ cấu vốn huy động khá thấp như vậy, thì kết quả kinh doanh của CN sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi trạng thái ngoại hối trong quá trình hoạt động. Do vậy, CN chỉ đầu tư một phần nguồn lực cho công tác huy động vốn USD. Đồng thời, CN có thể tập trung nguồn lực đẩy mạnh kinh doanh và phát triển các sản phẩm, dịch vụ cần dùng vốn VND.

 Từ những phân tích trên có thể kết luận, nguồn vốn huy động của CN Lạc Long

Quân giai đoạn 2010 – 2012 vẫn ổn định và tăng trưởng khá tốt. Vì thế, trong những năm vừa qua chi nhánh đã có được một lượng vốn dồi dào với chi phí huy động hợp lý, để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

3.5 LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TẠI ACB – CN LẠC LONG QUÂN 3.5.1 Lãi suất huy động theo kỳ hạn

Lãi suất huy động đóng một vai trị quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu đầu tư khác nhau của KH, chi nhánh đã triển khai loại hình huy động vốn với các mức lãi suất đa dạng. Ngoài ra, tùy theo tình hình nền kinh tế mỗi thời kỳ và chính sách điều hành lãi suất của NHNN, chi nhánh có thể điều

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Lạc Long Quân - Luận văn tốt nghiệp đại học - Khưu Gia Hỷ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w