Rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các nhtmcp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4. Quản trị TSN và TSC để hạn chế rủi ro lãi suất

1.4.1. Rủi ro lãi suất

Lãi suất có thể hiểu là giá cả của tín dụng, là giá mà người cho vay đặt ra để đánh đổi lấy quyền sử dụng vốn cho vay của họ. Hay lãi suất là tỷ lệ giữa mức phí chúng ta phải trả để nhận được khoản vay trên giá trị khoản vay.

Một ngân hàng dù lớn hay nhỏ cũng chỉ là một chủ thể có nhu cầu đi vay và cho vay trên một thị trường có hàng ngàn người đi vay và người cho vay nên ngân hàng không thể là người “tạo giá” mà chỉ là người “chấp nhận giá”, chấp nhận và lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và khuynh hướng vận động của lãi suất. Một sự thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của TSC và TSN, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng; tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.

Khi lãi suất thay đổi, ngân hàng ít nhất phải đương đầu với hai loại rủi ro lãi suất: rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tư. Rủi ro về giá phát sinh khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm giảm giá trị các khoản đầu tư dài hạn lãi suất cố định của ngân hàng. Rủi ro tái đầu tư xuất hiện khi lãi suất thị trường hạ khiến ngân hàng phải chấp nhận đầu tư nguồn vốn của mình vào những TSC mức sinh lợi thấp hơn, hạ thấp thu nhập kỳ vọng trong tương lai của ngân hàng.

Các bộ phận cấu thành lãi suất: Lãi suất của một khoản vay được cấu

thành bởi rất nhiều thành phần: Lãi suất thị trường của một khoản vay hay một chứng khoán

Lãi suất thực của các = chứng khốn khơng có rủi +

ro

Phần bù rủi ro cho vay

Trong đó:

Chứng khốn khơng có rủi ro: lãi suất trái phiếu chính hủ được điều chỉnh theo lạm phát.

Phần bù rủi ro cho vay: rủi ro không thu hồi được nợ, rủi ro lạm phát, rủi ro kỳ hạn, rủi ro về khả năng tiêu thụ, rủi ro thu hồi,…

Ngoài ra, một yếu tố cấu thành cơ bản của lãi suất là phần bù kỳ hạn. Một khoản cho vay dài hạn sẽ có lãi suất cao hơn vì xác suất xảy ra rủi ro cao hơn so với những khoản vay ngắn hạn. Trên thực tế, các nhà quản trị khơng thể dự báo chính xác lãi suất thị trường vì việc dự báo chính xác lãi suất thị trường cần phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố cấu thành lãi suất được đề cập ở trên. Do đó, các ngân hàng phải chấp nhận rằng ngân hàng không thể kiểm sốt và dự báo chính xác về lãi suất nên ngân hàng phải tìm những biện pháp bảo vệ để đối phó với rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các nhtmcp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w