Tình hình tiêm chủng, theo dõi dinh dưỡng và xử trí khi trẻ ốm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã hương hồ, huyện hương trà, thừa thiên huế (Trang 42 - 48)

Ngày nay, việc tiêm chủng cho trẻ đã trở thành việc làm không thể thiếu để bảo vệ các bé không phải mắc phải một số bệnh lây nhiễm thường gặp. Để ngừa 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, sốt bại liệt và lao, từ năm 1981 tất cả trẻ em Việt Nam đều được chủng ngừa miễn phí theo lịch tiêm chủng của Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Ở xã Hương Hồ, tỷ lệ các các bà mẹ đem con đi tiêm chủng chiếm tỷ lệ 98,1%, kết quả tương đương với Nguyễn Thị Thanh Bình (2001) với chương trình phòng chống SDD ở tỉnh Bình Định năm 1999-2001 cho thấy tỷ lệ tiêm phòng đạt 95-96%. [44], điều này chứng tỏ ý thức phòng bệnh cho trẻ của các bà mẹ xã Hương Hồ rất cao và công tác truyền thông y tế cơ sở đã làm tốt.

Trẻ được nuôi dưỡng đúng và đủ là trẻ được “Ăn no”, theo đúng nghĩa khoa học là đầy đủ khối lượng thức ăn, đầy đủ các chất dinh dưỡng và có sự cân đối các chất dinh dưỡng [9]. Chính xác để biết trẻ có thường xuyên được ăn no đủ hay không là theo dõi cân nặng. Người mẹ cần quan tâm thường xuyên tới sức khỏe của con bằng cách sớm làm quen và sử dụng tốt “Biểu đồ tăng trưởng”. Từ kết quả nghiên cứu, các bà mẹ ở đây thường xuyên đi cân có

tỷ lệ 86,3% và tỷ lệ và tỷ lệ các bà mẹ không đem con đi cân và không cân thường xuyên chiếm tỷ lệ 13,7%.

Trước đây, khi trẻ ốm thường cho trẻ ăn ít lại, đây là quan niệm sai lầm dễ làm trẻ mất sức, dẫn đến suy dinh dưỡng. Với y học hiện đại, trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc nhiễm virus thường có sốt cao. Khi sốt cao chuyển hóa cơ bản tăng lên, cứ sốt tăng 10C thì chuyển hóa tăng lên 10%.Vì vậy, nhu cầu nhu cầu về nước, năng lượng và muói khoáng tăng lên nhiều nên các bà mẹ cần cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, khi chê biến cho nhiều nước hơn bình thường. Ở đây, có 41,9% bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn, 45,6% cho trẻ ăn bình thường và 12,5% cho trẻ ăn ít lại. kết quả này có phần thấp hơn với kết quả của Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa [26].

4.4. VỀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG 4.4.1. Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng

Trong 160 bà mẹ có con < 5 tuổi ở xã Hương Hồ, 154 bà mẹ được các cán bộ y tế và cộng tác viên y tế hướng dẫn, tập huấn thực hành dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 96,3%. Trong đó có 137 bà mẹ được các cộng tác viên y tế trực tiếp hướng dẫn (89,0%) và và 11,0% do cán bộ y tế xã. Điều này chứng tỏ rằng tinh thần và ý thức học tập của các bà mẹ ở đây rất cao về việc thực hành dinh dưỡng. Tuy nhiên, còn 3,6% hộ các bà mẹ chưa thực hiện được, có lẽ vì lý do khác quan hay do cuộc sống kinh tế gia đình quá bận rộn chăng ?

4.4.3. Cách chế biến thức ăn, vệ sinh cho trẻ

Chế biến thức ăn là vấn đề rất quan trọng nếu chế biến không hợp lý sẽ gây ra quá thừa về lượng nhưng lại thiếu về chất hoặc không cân đối giữa chất đạm, chất béo và các vitamin. Thức ăn dặm nếu không chuẩn bị tốt trẻ sẽ không ăn được dẫn đến suy dinh dưỡng vì thiếu chất và năng lượng. Các bà mẹ xã Hương Hồ với các cách chế biến thức ăn như sau:

“ Băm nhỏ nghiên nát” có tỷ lệ 96,1%,

“ Thay đổi các nhóm thực phẩm hằng ngày”có tỷ lệ 91,6%, “ Thêm dầu mỡ vào thức ăn” có tỷ lệ 92,2%,

Để tránh các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh tiêu chảy nói riêng cho trẻ < 5 tuổi, các bà mẹ nuôi con cần phải vệ sinh bản thân mình, dụng cụ chế biến thức ăn… Kết quả bảng 3.17. cho thấy các bà mẹ Hương Hồ tương đối bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung.

Trong đó “rửa tay trước khi cho trẻ ăn” chiếm 98,7%

“Rửa sạch các dụng cụ chế biến và đựng thức ăn” có tỷ lệ 90,3% “ Chế biến xong cho trẻ ăn liền” chiếm 51,9%.

4.4.4. Thực hành về các nhóm thức ăn đủ, bữa ăn chính, phụ

Dinh dưỡng hợp lý là vấn đề vô cùng cần thiết đối với trẻ em, nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể sẽ chậm lớn, chậm phát triển. kéo dài tình trạng trên sẽ dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp…[24]. Do đó, các bà mẹ hiểu biết các nhóm thức ăn sẽ vô cùng quan trọng và cấp thiết. Hiện nay người ta thường chia thức ăn bổ sung cho trẻ làm 4 nhóm: nhóm gluxit, đạm, năng lượng và nhómVitamin, muối khoáng. Do đó, ở đây các bà mẹ đều hiểu biết tốt về các nhóm thức ăn trên với tỷ lệ cả 4 nhóm trên chiếm 96,8%.

Đồng thời để hấp thụ tốt các thức ăn các nhóm trên, trẻ cần phải ăn nhiều lần (bữa) trong ngày chính và phụ. Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn 3 bữa chính chiếm 72,8%, và 2 bữa phụ chiếm 64%.

Hiện nay người ta dùng thuật ngữ “tô màu bát bột” để chỉ sự cần thiết phải cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ một cách cân đối. Bát bột có màu vàng của trứng, màu nâu của thịt băm nhỏ, nước cua, nước cá, màu xanh của rau, màu hồng của cà rốt, bí đỏ, gấc…[6]. Ở xã hương Hồ có 106 bà mẹ hiểu biết về tô màu bát bột chiếm tỷ lệ 68,8%, không biết có tỷ lệ 16,9% và không ý kiến chiếm 14,3%.

KẾT LUẬN

Qua điều tra, phỏng vấn tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của 160 bà mẹ có con < 5 tuổi ở xã Hương Hồ, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau

1. KIẾN THỨC NUÔI CON CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI 1.1. Nuôi con bằng sữa mẹ

- Nuôi con bằng sữa mẹ chiếm 99,4%, bà mẹ cho trẻ bú trong vòng 30 phút đầu tiên 78,6%.

- Bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn đến 4-5 tháng tuổi chiếm 81,9%, cai sữa khi trẻ 18-24 tháng chiếm 78,13%.

1.2. Cho trẻ ăn bổ sung

* Bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thời gian 6 tháng 80,6%.

* Khi trẻ ốm tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn và bình thường chiếm 87,5%, tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn ít lại 12,5%.

2. NHẬN THỨC THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI

- Bà mẹ được hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng chiếm 96,3%,

- Tỷ lệ các bà mẹ biết cách chế biến thức ăn > 90%.

- Bà mẹ biết cách cho trẻ ăn bổ sung có tỷ lệ > 90%, ( rửa tay 98,7%), (rửa sạch các dụng cụ 90,3%),

- Bà mẹ chế biến xong cho trẻ ăn liền chiếm 51,9%

- Bà mẹ nhận biết nhóm thức ăn đủ các chất trong 1 bữa ăn chiếm 96,8% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LI ỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2001), Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Nxb Quân đội, Hà Nội.

2. Bộ Y tế, Xử lý lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, NXB y học, chi nhánh TP Hồ Chí Minh

3. Bộ Y tế-Viện Dinh dưỡng (2000), Hỏi đáp dinh dưỡng, Nxb Y học, tr. ,

4. Nguyễn Thị Thanh Bình (2001), Nhận xét tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (1999-2000) và sự thay đổi kiến thức nuôi con của bà mẹ sau 3 năm thực hiện chương trình PCSDD tỉnh Bình Định, Luận

Văn Tốt nghiệp bác sĩ CK cấp 1.

5. Trần Viết Hiền (2003), Đánh giá kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 2 xã Phước Mỹ và Phước Chánh, tỉnh Quảng Nam, Luận Văn Tốt nghiệp bác sĩ CK cấp 1.

6. Lê Thị Mai Hoa (2006), Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, Nxb Giáo dục, tr.

7. Nguyễn Minh Huyền (2000), “Tư vấn dinh dưỡng- một mô hình tuyên truyền để nâng cao kiến thức nuôi con cho các bà mẹ”, Tạp chí y học

thực hành, số 391/2000, tr. 12-13.

8. Nguyễn Công Khẩn (2007), “Tình hình dinh dưỡng, chiến lược can thiệp 2001-2005 và định hướng 2006-2010, Tài liệu Hội nghị đánh giá CLQGDD giai đoạn 2001-2005, định hướng đến 2010, Hà Nội 9/3/2007”, Nhà Xuất bản Y học

9. Hà Huy Khôi (1974), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, Nxb Y học, Hà nội

11.Phan Thị Kim Ngân, Trương Bá Lưu (2000), “Khảo sát nguy cơ ảnh hưởng đến duy dinh dưỡng trẻ em tại xã Hương Hồ (huyện hương Trà- Thừa Thiên Huế)”, Tạp chí y học thực hành, số 391/2000, tr. 21-25. 12. Nguyễn Thị Anh Phương và cs (2005), “Đánh giá hiệu quả giáo dục

dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới < 5 tuổi ở 2 xã Thượng Nhật và Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tình Thừa Thiên Huế,” Đề tài cấp

NCKH cấp trường, Trường ĐHYD Huế.

13.Hoàng Thị Phương (2006), Giáo trình phương pháp chăm sóc vệ sinh

trẻ em, Nxb Giáo dục,

14. Võ Thị Thu Thuỷ (1998), “Đánh giá kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ xã Hương Hồ - Hương Trà, Thừa Thiên Huế”,

15.Hồ Văn Tuấn ( 2007), Nhận xét tình trạng nhẹ cân so với tuổi của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hương Hồ, Thừa Thiên Huế.Tạp chí y học thực

hành, số 391/2000

16.Hồ Văn Tuấn (2004), “Báo cáo đánh giá hoạt động y tế năm 2004 và kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2005 tại xã Hương Hồ”, tr 1-6. 17.Hồ Văn Tuấn (2005), “Báo cáo đánh giá hoạt động y tế năm 2004 và

kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2006 tại xã Hương Hồ”, tr 18.Hồ Văn Tuấn (2006), “Báo cáo đánh giá hoạt động y tế năm 2004 và

kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2007 tại xã Hương Hồ”, tr 19.Tổng cục Thống kê, Viện dinh dưỡng Quốc gia, Ủy ban bảo vệ và

chăm sóc trẻ em Việt Nam (1998), Phân tích đánh giá kết quả 3 năm

chương trình phòng chống SDD trẻ em Việt Nam 1994-1997, NXB

Thống kê tr 40-51.

20.Trường đại học Y Huế, Bộ môn Nhi (1999), Phòng chống Suy dinh

dưỡng, Giáo trình dạy cao học Nhi Khoa.

21.Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế (2006), Số liệu công bố tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Thừa Thiên Huế.

22.Trường Đại học Y Hà Nội (2000), Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23.Viện dinh dưỡng (2003), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2002- 2003, NXB Y học Hà Nội.

24.Viện dinh dưỡng (2003), Hướng dẫn các thực hiện các hoạt động dinh dưỡng tại cơ sở, NXB Y học Hà Nội.

25.Vũ Hoàng Việt (1999), Khảo sát mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và kiến thức về dinh dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, năm 1999. Luận Văn Tốt nghiệp

bác sĩ CK cấp 1.

26. Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa (2007), Tìm hiểu thực trạng và kiến thức nuôi con của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Tốt nghiệp bác sỹ

y khoa.

TIẾNG ANH

27.UNICEF: The state of the World’s children, 2007.

28.www.unicef.org/vietnam Việt Nam trên đà đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên Kỷ (MDG) trong lĩnh vực giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. 29.http://syt.hue.gov.vn (http://syt.hue.gov.vn/portal/?

GiaoDien=1&ChucNang=173&NewsID=20080521161115).

30. WHO (1993), Department of Reproduction Health &Research, Care of Mother and baby at health centre: a practice guide, Geneve.

31.WHO (2006), Nutrition for health and development, www.who.int

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã hương hồ, huyện hương trà, thừa thiên huế (Trang 42 - 48)