Số bữa ăn chính, phụ trong ngày

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã hương hồ, huyện hương trà, thừa thiên huế (Trang 35 - 48)

Bảng 3.19. Số bữa ăn chính, phụ trong ngày ( n=154)

Số bữa ăn Chính Phụ n % n % 2 bữa 37 24,0 100 64,9 3 bữa 112 72,8 45 29,3 > 3 bữa 5 3,2 9 5,8 Tổng 154 100,0 154 100,0 3.5.7. Tô màu bát bột

Bảng 3.20. Sự hiểu biết về tô màu bát bột

Tô màu bát bột n Tỷ lệ %

Biết 106 68,8

Không biết 26 16,9

Không ý kiến 22 14,3

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ hiểu biết của bà mẹ về tô màu bát bột

Phần lớn các bà mẹ đều biết tô màu bát bột chiếm tỷ lệ cao nhất 68,8%, không biết chiếm 16,9% và không có ý kiến chiếm 14,3%.

BÀN LUẬN

Qua phỏng vấn điều tra 160 bà mẹ có con < 5 tuổi hiểu biết và thực hành dinh dưỡng tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế chúng tôi rút ra một số nhận xét và bàn luận như sau:

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON < 5 TUỔI 4.1.1. Tình hình tổng quát của các bà mẹ

+ Tuổi

Đa số các bà mẹ được điều tra, phỏng vấn đều ở nhóm tuổi 20-40 tuổi chiếm tỷ lệ 95%, trong đó nhóm 31-40 tuổi chiếm 50,6% và nhóm 20-30 tuổi chiếm 44,4%. Độ tuổi trung bình của các bà mẹ là 31,90 ± 4,94 tuổi. Đây là nhóm tuổi không cao lắm so với độ tuổi sinh đẻ. Chỉ có 5% bà mẹ ở nhóm 41-50 tuổi, đây là nhóm tuổi khá lớn có thể đem lại nguy cơ cho mẹ lẫn con, cần phải được tuyên truyền, giáo dục về “sức khoẻ sinh sản” để hạn chế nguy cơ và rủi ro.

+ Nghề nghiệp và trình độ văn hoá

Theo bảng 3.1, phần lớn các bà mẹ đều nội trợ và nghề nông: có 111 bà mẹ chiếm tỷ lệ 69,4%, trong đó nội trợ chiếm 35,6%. Điều này cũng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của xã Hương Hồ là một xã nông nghiệp vì gần 50% là nông nghiệp [16], [17], [18], buôn bán chiếm 25%. Cán bộ công nhân viên là thành phần có điều kiện để tiếp thu những kiến thức hiểu biết về thực hành dinh dưỡng tốt nhung chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn là 2,5%.

Về trình độ văn hoá, có 131 bà mẹ học hết tiểu học và THCS (81,9%), trong đó trình độ tiểu học chiếm 47,5%., THPT chiếm 15,6% và chỉ có 4 bà mẹ có trình độ CĐ-ĐH chiếm 2,5%. Kết quả này có phần thấp hơn kết quả điều tra của Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa (2007) [26] khi điều tra ở xã Thuỷ Vân, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy THCS chiếm

38,8%, CĐ-ĐH ( 11,6%). Điều này cũng có thể giải thích và khá hợp lý vì xã Thuỷ Vân gần thành phố (cách thành phố Huế 3 km), điều kiện kinh tế xã hội tương đối khá hơn xã Hương Hồ.

+ Kinh tế gia đình

Qua bảng 3.1, các hộ bà mẹ có con < 5 tuổi có có cuộc sống đủ ăn chiếm khá cao (90,6%), có 15 hộ bà mẹ thiếu ăn chiếm tỷ lệ 9,4%. Không có hộ giàu.

+ Số con của các bà mẹ

Tỷ lệ của các bà mẹ sinh đẻ có kế hoạch ( 1-2 con) chiếm tỷ lệ khá cao điều này rất thuận lợi cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt. Đây là kết quả tốt của các bà mẹ khi tiếp thu, áp dụng tốt của chương trình Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ). Điều này cũng phản ánh rõ cho thấy xã Hương Hồ là một trong những xã “điểm” được Bộ Môn Nhi nói riêng và Trường Đại học Y Dược Huế nói chung rất quan tâm, tổ chức những buổi tập huấn, tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc bà mẹ và thực hành dinh dưỡng cho trẻ em.

4.1.2. Đặc tính chung của trẻ < 5 tuổi

+ Tuổi và giới của trẻ

Trẻ < 5 tuổi của các bà mẹ được điều tra có tỷ lệ nam (57,5%) lớn hơn nữ (42,5%). Đa số trẻ có độ tuổi 12- < 36 tháng chiếm 51,2%, trong đó độ tuổi 24-<36 tuổi chiếm cao nhất 27,5%. Độ tuổi 36-< 48 tháng và 48 - <60 tháng tương đương nhau ( 20,6%- 21,3%) và độ tuổi < 12 tháng chiếm tỷ lệ thấp (6,9%).

+ Trọng lượng lúc sinh của trẻ

Qua bảng 3.1, các bà mẹ có con trọng lượng lúc sinh của trẻ ≤ 2.500 g tại xã Hương Hồ chiếm tỷ lệ 89,4%, kết quả này tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Minh Huyền (89,9%) [7].

+ Trẻ bị dị tật bẩm sinh

Trong 160 trẻ của các bà mẹ được phỏng vấn có 9 trẻ bị dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ thấp 5,6%. Kết quả này cũng có phần cao hơn với nghiên cứu của Nguyễn Minh Huyền (1,5%) về mô hình tuyên truyền để nâng cao kiến thức nuôi con cho các bà mẹ [7].

4.2. KIẾN THƯC NUÔI CON CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI

4.2.1. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UNICEF đang cùng với Bộ Y tế Việt Nam vận động tuyên truyền trong nhân dân quan điểm rằng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là “an toàn, lành

mạnh và bền vững”:

An toàn”: Góp phần phòng và chống những bệnh lây nhiễm thông thường như tiêu chảy và viêm phổi, đồng thời cũng phòng nhiều chứng dị ứng, ví dụ như hen phế quản.

Lành mạnh”: Sữa mẹ bao gồm hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết và với số lượng đúng, sữa mẹ phù hợp nhất đối với những nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ nhỏ cần.

Bền vững”: Có bà mẹ (hay người vú nuôi) là có sữa mẹ, do đó trẻ nhỏ không cần một loại thức ăn nào khác. [28]

Như vậy, các bà mẹ ở xã Hương Hồ đã cho trẻ bú sữa mẹ để nuôi con chiếm tỷ lệ rất cao (99,4%), là một trong những nhân tố thuận lợi để cung cấp dinh dưỡng quý, rẽ tiền và phù hợp cho trẻ. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Phương & cs. ở 2 xã Thượng Nhật và Thượng Lộ (huyện Nam Đông cũng cho thấy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100% [12]. Kết quả của Trần Viết Hiền (2003) về phòng chống SDD ở huyện Phước Son, Tỉnh Quang Nam cũng cho kết quả tương tụ (98,7%) [5]. Điều này chứng tỏ các bà mẹ Việt Nam đã thực hiện rất tốt khuyến cáo về nuôi con bằng sữa mẹ của WHO. Trong khi tỷ lệ trung bình thế giới là khoảng 40%. [27].

4.2.2. Thời gian và cách thức cho trẻ bú của các bà mẹ

Phần lớn các bà mẹ được điều tra cho trẻ bú trong 30 phút đầu sau sinh chiếm tỷ lệ 78,6%. Điều này phù hợp với Hà Huy Khôi- Viện Dinh Duỡng trong dự án “ Phát triển thông tin Giáo dục dinh dưỡng”: Nên cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh trong vòng nữa giờ đầu. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và oxytoxin, 2 chất này có tác dụng kích thích tế bào tuyến sữa và làm co các cơ biểu mô xung quanh tuyến vú. Như vậy bú sớm sẽ kích thích bài tiết sữa sớm hơn.

Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ chứ không không theo giờ nhất định chiếm tỷ lệ cao (81,7%), thấp hơn kết quả của Lê Cảnh Xôn 99,1% [26].

Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú sữa hoàn toàn đến 4-6 tháng chiếm tỷ lệ cao 81,9% tương đương với kết quả của Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa (85,6%) [26]

4.2.3. Thời gian cai sữa cho trẻ

Các bà mẹ thực hiện cai sữa cho trẻ khi trẻ được > 18 - 24 tháng chiếm tỷ lệ khá cao (78,13%), phù hợp với khuyến cáo của WHO và chương trình quốc gia phòng chống. Đây là tỷ lệ cao do điều kiện kinh tế khó khăn nên cần phải cai sữa sớm. Kết quả có cao so với kết quả của Võ Thị Thu Thuỷ (65%) khi nghiên cứu tại thôn Long Hồ Thượng và Long Hồ Hạ Hương Trà, Thừa Thiên Huế [14]

4.3. SỰ HIỂU BIẾT CỦA BÀ MẸ VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠTVÀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VỀ NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI VÀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VỀ NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI

4.3.1. Chế độ ăn và lao động của các bà mẹ trong thời gian cho con bú

Ăn uống bồi dưỡng là rất cần thiết đối với những bà mẹ cho con bú để phòng thiếu hụt dinh dưỡng. Cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái sẽ hỗ trợ cho việc tiết sữa [9]. Như vậy, các bà mẹ ở xã Hương Hồ đã có chế độ ăn tăng các chất dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 67,8%. Kết quả này cũng tương đương với

Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa khi điều tra ở xã Thuỷ vân là 69,0% [26]. Việc ăn uống như bình thường hoặc ăn uống kiêng khem sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ chất và lượng sữa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn 32,1% bà mẹ ăn như bình thường, chưa đảm bảo về dinh dưỡng cho mình trong thời kỳ cho con bú. Điều này, có thể do nhận thức yếu kém của các bà mẹ về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ khi nuôi con bú, sự việc này cũng phản ánh thực tế về trình độ học vấn của bà mẹ với 81,9% có trình độ tiểu học và THCS. Đồng thời cũng nói lên kinh tế gia đình của xã Hương Hồ là khó khăn, chỉ đủ ăn không có hộ bà mẹ khá và giàu.

Song song với chế độ ăn uống, chế độ lao động của các bà mẹ được điều tra ở bảng 3.8. cho thấy tỷ lệ làm việc như bình thường chiếm 60,6% cao hơn kết quả điều tra của Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa ở xã Thuỷ Vân[26]. Kết quả trên cho thấy chính quyền, Hội Phụ nữ, y tế địa phương cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đảm bảo cho bà mẹ và trẻ em phát triển ổn định và bền vững.

4.3.2. Tình hình truyền thông, giáo dục về nuôi con bằng sữa mẹ

Hàng năm, xã Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế là nơi “diễn

tập” và thực tế cho hàng trăm sinh viên Y khoa thuộc Bộ Môn Nhi trường Đại

học Y dược Huế. Đồng thời các cán bộ cũng như nhân viên y tế tại Trạm Y tế xã đã biết kết hợp nhiều hình thức giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ trẻ em, tổ chức các buổi tập huấn, lớp học, nói chuyện, trao đổi tại nhà, tư vấn tại trạm… nên tình hình truyền thông, giáo dục về nuôi con bằng sữa mẹ được thực hiện tại xã Hương Hồ khá tốt, tỷ lệ các bà mẹ được tuyên tuyên truyền đạt 95,6%.

Trong đó nguồn thông tin từ nhân viên y tế chiếm tỷ lệ 96,7%, tư vấn tại trạm chiếm 73,6%. Điều này rất phù hợp với nhiệm vụ, chức năng kết hợp khám, chữa bệnh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Nhờ đó, đã tạo được sự tin tưởng của người dân, có 94,1 % bà mẹ đến tìm nhân viên y tế để tìm hiểu, nhờ tư vấn khi họ gặp chuyện bất thường trong thời gian cho con bú.

4.3.3. Tinh hình các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi, nhưng không thể nuôi trẻ bằng sữa mẹ đơn thuần từ lúc để đến khi cai sữa, vì sữa mẹ không đủ thỏa mãn nhu cầu cho cơ thể trẻ ngày càng lớn hơn. Do đó cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung để phòng ngừa các bệnh SDD, còi xướng và thiếu máu [9]. Tuy nhiên, thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung rất quan trọng.

Thời điểm ăn bổ sung có hiệu quả nhất là trẻ 4-6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện, có thể tiêu hóa được các loại thức ăn. Điều này ngược lại với quan niệm của các cụ trước đây cho con ăn cơm sớm thì trẻ sẽ mau cứng cáp [ 3 ]. Như vậy, trong kết quả của chúng tôi 80,6% bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung với thời điểm 4-6 tháng, kết quả này cao hơn kết quả của Vũ Hoàng Việt (1999) khi khảo sát mối liên quan giữa SDD với các bà mẹ có con < 5 tuổi ở huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên là 59% [ 25].

4.3.4. Tình hình tiêm chủng, theo dõi dinh dưỡng và xử trí khi trẻ ốm

Ngày nay, việc tiêm chủng cho trẻ đã trở thành việc làm không thể thiếu để bảo vệ các bé không phải mắc phải một số bệnh lây nhiễm thường gặp. Để ngừa 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, sốt bại liệt và lao, từ năm 1981 tất cả trẻ em Việt Nam đều được chủng ngừa miễn phí theo lịch tiêm chủng của Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Ở xã Hương Hồ, tỷ lệ các các bà mẹ đem con đi tiêm chủng chiếm tỷ lệ 98,1%, kết quả tương đương với Nguyễn Thị Thanh Bình (2001) với chương trình phòng chống SDD ở tỉnh Bình Định năm 1999-2001 cho thấy tỷ lệ tiêm phòng đạt 95-96%. [44], điều này chứng tỏ ý thức phòng bệnh cho trẻ của các bà mẹ xã Hương Hồ rất cao và công tác truyền thông y tế cơ sở đã làm tốt.

Trẻ được nuôi dưỡng đúng và đủ là trẻ được “Ăn no”, theo đúng nghĩa khoa học là đầy đủ khối lượng thức ăn, đầy đủ các chất dinh dưỡng và có sự cân đối các chất dinh dưỡng [9]. Chính xác để biết trẻ có thường xuyên được ăn no đủ hay không là theo dõi cân nặng. Người mẹ cần quan tâm thường xuyên tới sức khỏe của con bằng cách sớm làm quen và sử dụng tốt “Biểu đồ tăng trưởng”. Từ kết quả nghiên cứu, các bà mẹ ở đây thường xuyên đi cân có

tỷ lệ 86,3% và tỷ lệ và tỷ lệ các bà mẹ không đem con đi cân và không cân thường xuyên chiếm tỷ lệ 13,7%.

Trước đây, khi trẻ ốm thường cho trẻ ăn ít lại, đây là quan niệm sai lầm dễ làm trẻ mất sức, dẫn đến suy dinh dưỡng. Với y học hiện đại, trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc nhiễm virus thường có sốt cao. Khi sốt cao chuyển hóa cơ bản tăng lên, cứ sốt tăng 10C thì chuyển hóa tăng lên 10%.Vì vậy, nhu cầu nhu cầu về nước, năng lượng và muói khoáng tăng lên nhiều nên các bà mẹ cần cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, khi chê biến cho nhiều nước hơn bình thường. Ở đây, có 41,9% bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn, 45,6% cho trẻ ăn bình thường và 12,5% cho trẻ ăn ít lại. kết quả này có phần thấp hơn với kết quả của Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa [26]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4. VỀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG 4.4.1. Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng

Trong 160 bà mẹ có con < 5 tuổi ở xã Hương Hồ, 154 bà mẹ được các cán bộ y tế và cộng tác viên y tế hướng dẫn, tập huấn thực hành dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 96,3%. Trong đó có 137 bà mẹ được các cộng tác viên y tế trực tiếp hướng dẫn (89,0%) và và 11,0% do cán bộ y tế xã. Điều này chứng tỏ rằng tinh thần và ý thức học tập của các bà mẹ ở đây rất cao về việc thực hành dinh dưỡng. Tuy nhiên, còn 3,6% hộ các bà mẹ chưa thực hiện được, có lẽ vì lý do khác quan hay do cuộc sống kinh tế gia đình quá bận rộn chăng ?

4.4.3. Cách chế biến thức ăn, vệ sinh cho trẻ

Chế biến thức ăn là vấn đề rất quan trọng nếu chế biến không hợp lý sẽ gây ra quá thừa về lượng nhưng lại thiếu về chất hoặc không cân đối giữa chất đạm, chất béo và các vitamin. Thức ăn dặm nếu không chuẩn bị tốt trẻ sẽ không ăn được dẫn đến suy dinh dưỡng vì thiếu chất và năng lượng. Các bà mẹ xã Hương Hồ với các cách chế biến thức ăn như sau:

“ Băm nhỏ nghiên nát” có tỷ lệ 96,1%,

“ Thay đổi các nhóm thực phẩm hằng ngày”có tỷ lệ 91,6%, “ Thêm dầu mỡ vào thức ăn” có tỷ lệ 92,2%,

Để tránh các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh tiêu chảy nói riêng cho trẻ < 5 tuổi, các bà mẹ nuôi con cần phải vệ sinh bản thân mình, dụng cụ chế biến thức ăn… Kết quả bảng 3.17. cho thấy các bà mẹ Hương Hồ tương đối bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã hương hồ, huyện hương trà, thừa thiên huế (Trang 35 - 48)