Đặc tính chung của trẻ < 5 tuổi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã hương hồ, huyện hương trà, thừa thiên huế (Trang 38 - 48)

+ Tuổi và giới của trẻ

Trẻ < 5 tuổi của các bà mẹ được điều tra có tỷ lệ nam (57,5%) lớn hơn nữ (42,5%). Đa số trẻ có độ tuổi 12- < 36 tháng chiếm 51,2%, trong đó độ tuổi 24-<36 tuổi chiếm cao nhất 27,5%. Độ tuổi 36-< 48 tháng và 48 - <60 tháng tương đương nhau ( 20,6%- 21,3%) và độ tuổi < 12 tháng chiếm tỷ lệ thấp (6,9%).

+ Trọng lượng lúc sinh của trẻ

Qua bảng 3.1, các bà mẹ có con trọng lượng lúc sinh của trẻ ≤ 2.500 g tại xã Hương Hồ chiếm tỷ lệ 89,4%, kết quả này tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Minh Huyền (89,9%) [7].

+ Trẻ bị dị tật bẩm sinh

Trong 160 trẻ của các bà mẹ được phỏng vấn có 9 trẻ bị dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ thấp 5,6%. Kết quả này cũng có phần cao hơn với nghiên cứu của Nguyễn Minh Huyền (1,5%) về mô hình tuyên truyền để nâng cao kiến thức nuôi con cho các bà mẹ [7].

4.2. KIẾN THƯC NUÔI CON CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI

4.2.1. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ

UNICEF đang cùng với Bộ Y tế Việt Nam vận động tuyên truyền trong nhân dân quan điểm rằng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là “an toàn, lành

mạnh và bền vững”:

An toàn”: Góp phần phòng và chống những bệnh lây nhiễm thông thường như tiêu chảy và viêm phổi, đồng thời cũng phòng nhiều chứng dị ứng, ví dụ như hen phế quản.

Lành mạnh”: Sữa mẹ bao gồm hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết và với số lượng đúng, sữa mẹ phù hợp nhất đối với những nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ nhỏ cần.

Bền vững”: Có bà mẹ (hay người vú nuôi) là có sữa mẹ, do đó trẻ nhỏ không cần một loại thức ăn nào khác. [28]

Như vậy, các bà mẹ ở xã Hương Hồ đã cho trẻ bú sữa mẹ để nuôi con chiếm tỷ lệ rất cao (99,4%), là một trong những nhân tố thuận lợi để cung cấp dinh dưỡng quý, rẽ tiền và phù hợp cho trẻ. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Phương & cs. ở 2 xã Thượng Nhật và Thượng Lộ (huyện Nam Đông cũng cho thấy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100% [12]. Kết quả của Trần Viết Hiền (2003) về phòng chống SDD ở huyện Phước Son, Tỉnh Quang Nam cũng cho kết quả tương tụ (98,7%) [5]. Điều này chứng tỏ các bà mẹ Việt Nam đã thực hiện rất tốt khuyến cáo về nuôi con bằng sữa mẹ của WHO. Trong khi tỷ lệ trung bình thế giới là khoảng 40%. [27].

4.2.2. Thời gian và cách thức cho trẻ bú của các bà mẹ

Phần lớn các bà mẹ được điều tra cho trẻ bú trong 30 phút đầu sau sinh chiếm tỷ lệ 78,6%. Điều này phù hợp với Hà Huy Khôi- Viện Dinh Duỡng trong dự án “ Phát triển thông tin Giáo dục dinh dưỡng”: Nên cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh trong vòng nữa giờ đầu. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và oxytoxin, 2 chất này có tác dụng kích thích tế bào tuyến sữa và làm co các cơ biểu mô xung quanh tuyến vú. Như vậy bú sớm sẽ kích thích bài tiết sữa sớm hơn.

Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ chứ không không theo giờ nhất định chiếm tỷ lệ cao (81,7%), thấp hơn kết quả của Lê Cảnh Xôn 99,1% [26].

Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú sữa hoàn toàn đến 4-6 tháng chiếm tỷ lệ cao 81,9% tương đương với kết quả của Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa (85,6%) [26]

4.2.3. Thời gian cai sữa cho trẻ

Các bà mẹ thực hiện cai sữa cho trẻ khi trẻ được > 18 - 24 tháng chiếm tỷ lệ khá cao (78,13%), phù hợp với khuyến cáo của WHO và chương trình quốc gia phòng chống. Đây là tỷ lệ cao do điều kiện kinh tế khó khăn nên cần phải cai sữa sớm. Kết quả có cao so với kết quả của Võ Thị Thu Thuỷ (65%) khi nghiên cứu tại thôn Long Hồ Thượng và Long Hồ Hạ Hương Trà, Thừa Thiên Huế [14]

4.3. SỰ HIỂU BIẾT CỦA BÀ MẸ VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠTVÀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VỀ NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI VÀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VỀ NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI

4.3.1. Chế độ ăn và lao động của các bà mẹ trong thời gian cho con bú

Ăn uống bồi dưỡng là rất cần thiết đối với những bà mẹ cho con bú để phòng thiếu hụt dinh dưỡng. Cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái sẽ hỗ trợ cho việc tiết sữa [9]. Như vậy, các bà mẹ ở xã Hương Hồ đã có chế độ ăn tăng các chất dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 67,8%. Kết quả này cũng tương đương với

Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa khi điều tra ở xã Thuỷ vân là 69,0% [26]. Việc ăn uống như bình thường hoặc ăn uống kiêng khem sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ chất và lượng sữa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn 32,1% bà mẹ ăn như bình thường, chưa đảm bảo về dinh dưỡng cho mình trong thời kỳ cho con bú. Điều này, có thể do nhận thức yếu kém của các bà mẹ về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ khi nuôi con bú, sự việc này cũng phản ánh thực tế về trình độ học vấn của bà mẹ với 81,9% có trình độ tiểu học và THCS. Đồng thời cũng nói lên kinh tế gia đình của xã Hương Hồ là khó khăn, chỉ đủ ăn không có hộ bà mẹ khá và giàu.

Song song với chế độ ăn uống, chế độ lao động của các bà mẹ được điều tra ở bảng 3.8. cho thấy tỷ lệ làm việc như bình thường chiếm 60,6% cao hơn kết quả điều tra của Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa ở xã Thuỷ Vân[26]. Kết quả trên cho thấy chính quyền, Hội Phụ nữ, y tế địa phương cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đảm bảo cho bà mẹ và trẻ em phát triển ổn định và bền vững.

4.3.2. Tình hình truyền thông, giáo dục về nuôi con bằng sữa mẹ

Hàng năm, xã Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế là nơi “diễn

tập” và thực tế cho hàng trăm sinh viên Y khoa thuộc Bộ Môn Nhi trường Đại

học Y dược Huế. Đồng thời các cán bộ cũng như nhân viên y tế tại Trạm Y tế xã đã biết kết hợp nhiều hình thức giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ trẻ em, tổ chức các buổi tập huấn, lớp học, nói chuyện, trao đổi tại nhà, tư vấn tại trạm… nên tình hình truyền thông, giáo dục về nuôi con bằng sữa mẹ được thực hiện tại xã Hương Hồ khá tốt, tỷ lệ các bà mẹ được tuyên tuyên truyền đạt 95,6%.

Trong đó nguồn thông tin từ nhân viên y tế chiếm tỷ lệ 96,7%, tư vấn tại trạm chiếm 73,6%. Điều này rất phù hợp với nhiệm vụ, chức năng kết hợp khám, chữa bệnh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Nhờ đó, đã tạo được sự tin tưởng của người dân, có 94,1 % bà mẹ đến tìm nhân viên y tế để tìm hiểu, nhờ tư vấn khi họ gặp chuyện bất thường trong thời gian cho con bú.

4.3.3. Tinh hình các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi, nhưng không thể nuôi trẻ bằng sữa mẹ đơn thuần từ lúc để đến khi cai sữa, vì sữa mẹ không đủ thỏa mãn nhu cầu cho cơ thể trẻ ngày càng lớn hơn. Do đó cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung để phòng ngừa các bệnh SDD, còi xướng và thiếu máu [9]. Tuy nhiên, thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung rất quan trọng.

Thời điểm ăn bổ sung có hiệu quả nhất là trẻ 4-6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện, có thể tiêu hóa được các loại thức ăn. Điều này ngược lại với quan niệm của các cụ trước đây cho con ăn cơm sớm thì trẻ sẽ mau cứng cáp [ 3 ]. Như vậy, trong kết quả của chúng tôi 80,6% bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung với thời điểm 4-6 tháng, kết quả này cao hơn kết quả của Vũ Hoàng Việt (1999) khi khảo sát mối liên quan giữa SDD với các bà mẹ có con < 5 tuổi ở huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên là 59% [ 25].

4.3.4. Tình hình tiêm chủng, theo dõi dinh dưỡng và xử trí khi trẻ ốm

Ngày nay, việc tiêm chủng cho trẻ đã trở thành việc làm không thể thiếu để bảo vệ các bé không phải mắc phải một số bệnh lây nhiễm thường gặp. Để ngừa 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, sốt bại liệt và lao, từ năm 1981 tất cả trẻ em Việt Nam đều được chủng ngừa miễn phí theo lịch tiêm chủng của Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Ở xã Hương Hồ, tỷ lệ các các bà mẹ đem con đi tiêm chủng chiếm tỷ lệ 98,1%, kết quả tương đương với Nguyễn Thị Thanh Bình (2001) với chương trình phòng chống SDD ở tỉnh Bình Định năm 1999-2001 cho thấy tỷ lệ tiêm phòng đạt 95-96%. [44], điều này chứng tỏ ý thức phòng bệnh cho trẻ của các bà mẹ xã Hương Hồ rất cao và công tác truyền thông y tế cơ sở đã làm tốt.

Trẻ được nuôi dưỡng đúng và đủ là trẻ được “Ăn no”, theo đúng nghĩa khoa học là đầy đủ khối lượng thức ăn, đầy đủ các chất dinh dưỡng và có sự cân đối các chất dinh dưỡng [9]. Chính xác để biết trẻ có thường xuyên được ăn no đủ hay không là theo dõi cân nặng. Người mẹ cần quan tâm thường xuyên tới sức khỏe của con bằng cách sớm làm quen và sử dụng tốt “Biểu đồ tăng trưởng”. Từ kết quả nghiên cứu, các bà mẹ ở đây thường xuyên đi cân có

tỷ lệ 86,3% và tỷ lệ và tỷ lệ các bà mẹ không đem con đi cân và không cân thường xuyên chiếm tỷ lệ 13,7%.

Trước đây, khi trẻ ốm thường cho trẻ ăn ít lại, đây là quan niệm sai lầm dễ làm trẻ mất sức, dẫn đến suy dinh dưỡng. Với y học hiện đại, trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc nhiễm virus thường có sốt cao. Khi sốt cao chuyển hóa cơ bản tăng lên, cứ sốt tăng 10C thì chuyển hóa tăng lên 10%.Vì vậy, nhu cầu nhu cầu về nước, năng lượng và muói khoáng tăng lên nhiều nên các bà mẹ cần cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, khi chê biến cho nhiều nước hơn bình thường. Ở đây, có 41,9% bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn, 45,6% cho trẻ ăn bình thường và 12,5% cho trẻ ăn ít lại. kết quả này có phần thấp hơn với kết quả của Lê Cảnh Xôn, Nguyễn Đăng Khoa [26].

4.4. VỀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG 4.4.1. Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng

Trong 160 bà mẹ có con < 5 tuổi ở xã Hương Hồ, 154 bà mẹ được các cán bộ y tế và cộng tác viên y tế hướng dẫn, tập huấn thực hành dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 96,3%. Trong đó có 137 bà mẹ được các cộng tác viên y tế trực tiếp hướng dẫn (89,0%) và và 11,0% do cán bộ y tế xã. Điều này chứng tỏ rằng tinh thần và ý thức học tập của các bà mẹ ở đây rất cao về việc thực hành dinh dưỡng. Tuy nhiên, còn 3,6% hộ các bà mẹ chưa thực hiện được, có lẽ vì lý do khác quan hay do cuộc sống kinh tế gia đình quá bận rộn chăng ?

4.4.3. Cách chế biến thức ăn, vệ sinh cho trẻ

Chế biến thức ăn là vấn đề rất quan trọng nếu chế biến không hợp lý sẽ gây ra quá thừa về lượng nhưng lại thiếu về chất hoặc không cân đối giữa chất đạm, chất béo và các vitamin. Thức ăn dặm nếu không chuẩn bị tốt trẻ sẽ không ăn được dẫn đến suy dinh dưỡng vì thiếu chất và năng lượng. Các bà mẹ xã Hương Hồ với các cách chế biến thức ăn như sau:

“ Băm nhỏ nghiên nát” có tỷ lệ 96,1%,

“ Thay đổi các nhóm thực phẩm hằng ngày”có tỷ lệ 91,6%, “ Thêm dầu mỡ vào thức ăn” có tỷ lệ 92,2%,

Để tránh các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh tiêu chảy nói riêng cho trẻ < 5 tuổi, các bà mẹ nuôi con cần phải vệ sinh bản thân mình, dụng cụ chế biến thức ăn… Kết quả bảng 3.17. cho thấy các bà mẹ Hương Hồ tương đối bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung.

Trong đó “rửa tay trước khi cho trẻ ăn” chiếm 98,7%

“Rửa sạch các dụng cụ chế biến và đựng thức ăn” có tỷ lệ 90,3% “ Chế biến xong cho trẻ ăn liền” chiếm 51,9%.

4.4.4. Thực hành về các nhóm thức ăn đủ, bữa ăn chính, phụ

Dinh dưỡng hợp lý là vấn đề vô cùng cần thiết đối với trẻ em, nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể sẽ chậm lớn, chậm phát triển. kéo dài tình trạng trên sẽ dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp…[24]. Do đó, các bà mẹ hiểu biết các nhóm thức ăn sẽ vô cùng quan trọng và cấp thiết. Hiện nay người ta thường chia thức ăn bổ sung cho trẻ làm 4 nhóm: nhóm gluxit, đạm, năng lượng và nhómVitamin, muối khoáng. Do đó, ở đây các bà mẹ đều hiểu biết tốt về các nhóm thức ăn trên với tỷ lệ cả 4 nhóm trên chiếm 96,8%.

Đồng thời để hấp thụ tốt các thức ăn các nhóm trên, trẻ cần phải ăn nhiều lần (bữa) trong ngày chính và phụ. Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn 3 bữa chính chiếm 72,8%, và 2 bữa phụ chiếm 64%.

Hiện nay người ta dùng thuật ngữ “tô màu bát bột” để chỉ sự cần thiết phải cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ một cách cân đối. Bát bột có màu vàng của trứng, màu nâu của thịt băm nhỏ, nước cua, nước cá, màu xanh của rau, màu hồng của cà rốt, bí đỏ, gấc…[6]. Ở xã hương Hồ có 106 bà mẹ hiểu biết về tô màu bát bột chiếm tỷ lệ 68,8%, không biết có tỷ lệ 16,9% và không ý kiến chiếm 14,3%.

KẾT LUẬN

Qua điều tra, phỏng vấn tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của 160 bà mẹ có con < 5 tuổi ở xã Hương Hồ, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau

1. KIẾN THỨC NUÔI CON CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI 1.1. Nuôi con bằng sữa mẹ

- Nuôi con bằng sữa mẹ chiếm 99,4%, bà mẹ cho trẻ bú trong vòng 30 phút đầu tiên 78,6%.

- Bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn đến 4-5 tháng tuổi chiếm 81,9%, cai sữa khi trẻ 18-24 tháng chiếm 78,13%.

1.2. Cho trẻ ăn bổ sung

* Bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thời gian 6 tháng 80,6%.

* Khi trẻ ốm tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn và bình thường chiếm 87,5%, tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn ít lại 12,5%.

2. NHẬN THỨC THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI

- Bà mẹ được hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng chiếm 96,3%,

- Tỷ lệ các bà mẹ biết cách chế biến thức ăn > 90%.

- Bà mẹ biết cách cho trẻ ăn bổ sung có tỷ lệ > 90%, ( rửa tay 98,7%), (rửa sạch các dụng cụ 90,3%),

- Bà mẹ chế biến xong cho trẻ ăn liền chiếm 51,9%

- Bà mẹ nhận biết nhóm thức ăn đủ các chất trong 1 bữa ăn chiếm 96,8%

TÀI LI ỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2001), Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Nxb Quân đội, Hà Nội.

2. Bộ Y tế, Xử lý lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, NXB y học, chi nhánh TP Hồ Chí Minh

3. Bộ Y tế-Viện Dinh dưỡng (2000), Hỏi đáp dinh dưỡng, Nxb Y học, tr. ,

4. Nguyễn Thị Thanh Bình (2001), Nhận xét tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (1999-2000) và sự thay đổi kiến thức nuôi con của bà mẹ sau 3 năm thực hiện chương trình PCSDD tỉnh Bình Định, Luận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã hương hồ, huyện hương trà, thừa thiên huế (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w