NHỮNG THÁCH THỨC VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚ
27Sau Luận cương Chính trị năm 1930, Đảng ta đã ban hành Đề cương Văn hóa Việt Nam
Sau Luận cương Chính trị năm 1930, Đảng ta đã ban hành Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943, đây là văn kiện mở đầu có ý nghĩa như một tun ngơn của Đảng ta về văn hóa trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc. Đề cương Văn hóa đã thể hiện tư tưởng lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta trong việc nâng cao, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đồng thời cũng đã vạch ra phương châm hành động của những người chiến sỹ cộng sản, vừa phải dũng cảm trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, vừa phải có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa vơ giá của ơng cha ta.
55 sau, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) (năm 1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy cách mạng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới với việc đánh giá cao, đúng mức, vai trò, sứ mệnh cao cả của văn hóa đối với phát triển kinh tế - chính trị - xã hội và sự hình thành, phát triển nhân cách trí tuệ con người Việt Nam trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và khẳng định xây dựng, phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), nhận thức về vai trị, vị trí của văn hóa trong Đảng, trong xã hội được nâng lên rõ rệt. Chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nguồn lực văn hóa, mà trước hết là nguồn lực con người ngày càng được phát huy, phát triển toàn diện. Quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa ngày càng được mở rộng và phát huy sức mạnh. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung to lớn của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Trước hết, tư tưởng, đạo đức và lối sống của con người Việt Nam đã có những biến
chuyển tích cực. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được đề cao, kế thừa và phát triển; đồng thời nhiều giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức mới từng bước được hình thành phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước. Tính năng động, tính tích cực của mỗi người dân, doanh nghiệp được phát huy; sở trường và năng lực sáng tạo cá nhân được khuyến khích. Khơng khí dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” được đề cao; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “hướng về cội nguồn”, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc… là những hoạt động văn hóa tốt đẹp, thấm đượm tinh thần nhân văn ngày càng phát triển sâu rộng.
Thứ hai, phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát triển và
ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa cả nước. Mơi trường văn hóa, các thiết chế văn hóa cơ sở, các phong trào quần chúng hoạt động văn hóa nghệ thuật đạt nhiều tiến bộ. Gia đình văn hóa với tinh thần “ông - bà, cha - mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” được chú trọng đã phát huy những yếu tố tích cực, góp phần duy trì và bảo vệ gia phong truyền thống - tế bào lành mạnh của xã hội.
Thứ ba, đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật đã có những bước phát triển cả về số lượng
và chất lượng. Các hoạt động sáng tác và phổ biến văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng tốt hướng vào các đề tài lịch sử, cách mạng và phản ánh sự sôi động, đa chiều, những tấm gương sáng của công cuộc đổi mới. Đề tài cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm nhiều hơn. Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kể thể hiện sự đa dạng phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã đạt được những kết quả tích cực.
Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật được mở rộng và thực sự đã có bước khởi sắc. Phát huy tiềm năng và thế mạnh, lĩnh vực du lịch đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tăng cường giao lưu văn hóa giữa người dân các vùng miền
28
trong cả nước cũng như giới thiệu văn hóa, lịch sử Việt Nam với du khách quốc tế. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được quan tâm chú trọng, ngày càng chuyên nghiệp hóa và đạt được nhiều kết quả tích cực, đưa các di sản đến với bạn bè trên thế giới.
Thứ tư, hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm, đồng bào dân tộc ít người,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo ngày càng được quan tâm nhiều hơn cả về vật chất và tinh thần, góp phần cân bằng sự hưởng thụ văn hóa giữa đơ thị và vùng sâu, vùng xa. Huy động đầu tư ngày càng nhiều từ các nguồn lực xã hội, phát triển nhiều cơng trình văn hóa trọng điểm cấp quốc gia đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của các tầng lớp nhân dân và giao lưu, hội nhập quốc tế.
Thứ năm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động
văn hóa ngày càng được hồn thiện, tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa, tạo thuận lợi đưa sự nghiệp văn hóa phát triển ngày càng sâu rộng, tồn diện, hiệu quả.
Bên cạnh những thành tựu đạt được và khẳng định giá trị to lớn của Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, yếu kém của sự nghiệp phát triển văn hóa trong thời gian qua:
- Trước hết, nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị và trong nhân dân về văn hóa và xây dựng nền văn hóa của chúng ta theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 chưa cao, chưa sâu sắc. Từng lúc, từng nơi chưa quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt, kiên trì, năng động, sáng tạo trong xây dựng, bảo vệ và phát triển sự nghiệp văn hóa.
- Cơng tác quản lý Nhà nước về văn hóa vẫn cịn nhiều hạn chế, yếu kém. Hệ thống văn bản pháp quy về văn hóa chưa thích ứng với sự năng động của nền kinh tế thị trường. Quản lý văn hóa, nghệ thuật cịn lúng túng và chưa có nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật xứng tầm với thành tựu to lớn của thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di sản vẫn còn nhiều hạn chế.
- Đạo đức, lối sống, nhân cách văn hóa của người Việt Nam chúng ta nhiều nơi, nhiều lúc vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ngay từ gia đình, từ nhà trường, từ sự tự giác giữ gìn, xây dựng và rèn luyện của mỗi người. Sự tha hóa, lối sống xa hoa, phù phiếm, giả dối, cá nhân vị kỷ, vơ cảm có xu hướng phát triển. Bệnh thành tích và hình thức trong tổ chức các hoạt động, các sự kiện văn hóa ngày càng lan rộng.
Những yếu kém nêu trên không chỉ làm hạn chế phát triển kinh tế - xã hội, mà cịn có thể làm chệch hướng sự phát triển, làm xấu hình ảnh của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Đây là một nguy cơ, thậm chí cịn là nguy cơ của mọi nguy cơ - trong bối cảnh chúng ta phải xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tổng kết 15 năm (1998 - 2013) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) cần đặt trong bối cảnh tồn Đảng, tồn dân thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011).
Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta là: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.
Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá tốt đẹp của mỗi con người, với trình độ tri thức, đạo
Văn hóa - Thơng tin 70 năm một chặng đường