67tàng tỉnh tổ chức sưu tầm từ 200 đến 300 hiện vật mới, đưa tổng số hiện vật kho cơ sở giai đoạn

Một phần của tài liệu thongtinkhoahocchuyendeso8_1 (Trang 73 - 75)

TRUNG TÂM VĂN HÓA TỈNH SƠN LA: 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1987 2012)

67tàng tỉnh tổ chức sưu tầm từ 200 đến 300 hiện vật mới, đưa tổng số hiện vật kho cơ sở giai đoạn

tàng tỉnh tổ chức sưu tầm từ 200 đến 300 hiện vật mới, đưa tổng số hiện vật kho cơ sở giai đoạn này trên 17.000 tư liệu, được chia thành các bộ sưu tập như: Khảo cổ học, dân tộc học, hiện vật kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1994 Bảo tàng tỉnh thực hiện dự án trùng tu tôn tạo các hạng mục của di tích lịch sử Nhà tù Sơn La. Phòng trưng bày cũ được cải tạo, nâng cấp và tổ chức trưng bày “Đặc trưng văn hóa các dân tộc Sơn La”. Đặc biệt là từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn kinh phí xã hội hóa, trong 2 năm 1997 và 2008, Bảo tàng xây dựng thêm Phòng trưng bày Thời kỳ tiền sử và sơ sử Sơn La và Phòng trưng bày Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Sơn La. Chính vì thế số lượng khách tham quan đến với Bảo tàng và các điểm di tích do Bảo tàng quản lý đã tăng lên rõ rệt: Năm 2000 có 90.000 lượt; năm 2003 có 126.000 lượt; năm 2005 có 180.000 lượt; năm 2006 có 182.000 lượt. Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm Bảo tàng tỉnh thực hiện từ 20 - 30 cuộc giáo dục truyền thống tại các cơ sở trường học thu hút trên 10.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia.

Công tác bảo tồn và phát huy tác dụng di tích được chú trọng, đã có 36 di tích được xếp hạng, trong đó có 28 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 8 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Từ năm 2001 - 2008, bằng nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn kinh phí xã hội hóa, nhiều di tích được trùng tu, tơn tạo chống xuống cấp, tạo ra cảnh quan mơi trường xung quanh di tích xanh - sạch - đẹp, bảo tồn các giá trị kiến trúc, văn hóa truyền thống, tiêu biểu là các di tích: Tháp Mường Và, Nhà tù Sơn La, Đồn Mộc Lỵ, nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ công nhân Nông trường Mộc Châu, Bia lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến.... Từ năm 2001 - 2003 Đền thờ vua Lê Thái Tông được xây dựng và khánh thành, Bảo tàng tỉnh được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị. Cùng với công tác lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích mới, cơng tác khảo cổ học giai đoạn này cũng đặc biệt được quan tâm với việc tham gia dự án thành phần “Bảo tồn di sản văn hóa vùng lịng hồ Thủy điện Sơn La” từ năm 1997 - 2009. Bên cạnh đó Bảo tàng Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam triển khai nhiều đợt điều tra khảo cổ tại nhiều địa phương, kết quả các đợt điều tra, khai quật khảo cổ này đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của địa phương và thêm một lần nữa khẳng định rằng Sơn La là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ trên đất nước Việt Nam, là miền đất hứa, đầy tiềm năng trong công tác khảo cổ học tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Với những thành tích đạt được trong cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc giai đoạn 1985 - 2006: Năm 2007 Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể cán bộ, viên chức Bảo tàng tỉnh Sơn La và quyết định nâng hạng từ Bảo tàng loại III trở thành Bảo tàng loại II.

Giai đoạn từ năm 2009 đến nay: Đồng chí Ngơ Duy Ứng chuyển công tác về Hà Nội, đồng chí Vũ Thị Linh được bổ nhiệm làm Giám đốc; đồng chí Dương Ngọc Hiển, Phó giám đốc; đồng chí Phạm Duy Khương được bổ nhiệm làm Phó giám đốc. Bộ máy tổ chức Bảo tàng tỉnh tăng lên 4 phòng: Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng, phòng Nghiệp vụ Di tích, phịng Tun truyền Giáo dục và phịng Hành chính Tổng hợp. Năm 2011 cơng tác tổ chức cán bộ tiếp tục có sự thay đổi, đồng chí Dương Ngọc Hiển chuyển cơng tác đến đơn vị khác. Năm 2014 đồng chí Tịng Thị Phương Quý, Trưởng phòng Tuyên truyền Giáo dục được bổ nhiệm làm Phó giám đốc.

Bám sát sự chỉ đạo của Cục Di sản Văn hóa, UBND tỉnh Sơn La, trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, đồn thể và đơng đảo quần chúng nhân dân, tập thể cán bộ, viên chức Bảo tàng tỉnh tiếp tục đồn kết khắc phục mọi khó khăn, đưa sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng của tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng: Việc nghiên cứu khoa học tiếp tục được phát huy, từ năm 2011 - 2013, đơn vị phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh

68

Sơn La”; tham gia dự án kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; dự án nghiên cứu, dịch thuật, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa sách chữ Thái cổ; tổ chức biên soạn, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh như “Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La”, “Di tích Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông” xuất bản năm 2009; “Sơn La - di tích và danh thắng” xuất bản năm 2015.

Công tác sưu tầm, xây dựng các bộ sưu tập hiện vật tiếp tục được mở rộng, đến nay kho cơ sở của Bảo tàng tỉnh đã có tổng số hơn 22 ngàn tư liệu hiện vật, được phân thành các bộ sưu tập sau: Khảo cổ học 10.136 hiện vật; dân tộc học 3.118 hiện vật; Thời kỳ kháng chiến chống Pháp 4.035 hiện vật; Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 201 hiện vật; Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa: Từ năm 1990 cho đến nay sưu tầm được 4.562 tư liệu, hiện vật (336 hiện vật và 4.226 tư liệu ảnh); trong đó đáng chú ý là bộ sưu tập hơn 1.000 cuốn sách chữ Thái cổ, bộ sưu tập hơn 20 trống đồng và nhiều cổ vật quý hiếm các loại. Các tư liệu hiện vật được bảo quản, ghi chép, lập hồ sơ đầy đủ theo các tiêu chí theo quy định, đảm bảo tính khoa học, có hệ thống, thuận tiện trong q trình tra cứu thơng tin, khai thác tư liệu. Ngoài ra, thực hiện dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng lịng hồ Thủy điện Sơn La từ năm 2008 đến nay, Bảo tàng Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam, Ban Quản lý dự án nhà máy Thủy điện Sơn La tổ chức sưu tầm trên 1.000 tư liệu, hiện vật dân tộc học của 4 dân tộc: Thái, Khơ Mú, Kháng, La Ha sinh sống trong vùng ngập của Thủy điện Sơn La, tổ chức khai quật, trục vớt hơn 6.000 hiện vật khảo cổ.

Công tác trưng bày, triển lãm của đơn vị đang từng bước được hiện đại hóa với việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong khâu thiết kế mỹ thuật. Ngồi 3 phịng trưng bày cố định tại Bảo tàng, 1 phòng trưng bày bổ sung tại di tích Nhà tù Sơn La; Bảo tàng tỉnh cịn quản lý, tổ chức đón tiếp phục vụ khách tham quan tại nhà trưng bày chuyên đề giới thiệu Di sản văn hóa vùng lịng hồ Thủy điện Sơn La (tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La). Bảo tàng tỉnh Sơn La cũng đã tích cực chủ động phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hịa Bình, Bảo tàng Điện Biên... tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm, trình diễn ẩm thực giới thiệu, quảng bá về đất nước con người Sơn La.

Đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập ngày càng lớn của đông đảo nhân dân và khách du lịch, đưa di sản văn hóa đến gần với cơng chúng. Trong những năm qua Bảo tàng tỉnh đã đặc biệt chú trọng công tác đào tạo đội ngũ hướng dẫn khách tham quan tại Bảo tàng và các điểm di tích; nâng cao chất lượng và phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của Trung ương, địa phương; tăng cường thời gian phục vụ du khách vào tất cả các ngày trong năm đặc biệt là các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm trọng đại. Từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm Bảo tàng Sơn La tiếp đón trên 200 ngàn lượt khách đến tham quan. Bên cạnh đó Bảo tàng Sơn La đã chủ động phối hợp với các trường phổ thông, chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang tổ chức giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên và tân binh; tạo điều kiện cho các cơ quan đơn vị có nhu cầu tham quan học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục thiết thực như: Kết nạp Đảng viên, kết nạp Đoàn, Đội, trao giấy chứng nhận cháu ngoan Bác Hồ... tại di tích Nhà tù Sơn La.

Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm Bảo tàng tỉnh Sơn La đã phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La tổ chức trên 60 cuộc giáo dục truyền thống thu hút trên 10 ngàn học sinh và giáo viên tham gia. Từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm Bảo tàng tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh thực hiện 2 chuyên mục di sản văn hóa để giới thiệu, quảng bá những giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đến với cơng chúng.

Văn hóa - Thơng tin 70 năm một chặng đường

Một phần của tài liệu thongtinkhoahocchuyendeso8_1 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)