Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trên trục giao thơng chính Bắc Nam, tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây và đường giao thương hàng hải quốc tế, là cực phát triển kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Huế nằm ở vị trí giao thoa giữa hai miền khí hậu, với cấu trúc địa chất, địa hình đa dạng, có đủ núi, sơng, đầm phá và biển, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng về chủng loại, đặc sắc về giá trị, một số tài nguyên được đánh giá cao ở tầm quốc gia và quốc tế, được tạo hóa ưu đãi nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch sinh thái trù phú, đa dạng. Nổi bật là Vườn Quốc Gia Bạch Mã, một khu rừng nguyên sinh rộng hơn 22 nghìn ha với khí hậu mát mẻ, trong lành cùng nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm; Suối nước khống nóng Thanh Tân, Mỹ An, A Rồng với các vi chất rất bổ ích cho việc phục hồi sức khỏe; là các bãi biển đẹp, cát trắng như Lăng Cơ, Cảnh Dương, Thuận An,... có sức hấp dẫn và lơi cuốn khách rất lớn. Ngoài ra, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm Lập An, có diện tích lớn nhất Đơng Nam Á, là nơi gặp gỡ, giao thoa của hai môi trường sống khác biệt tạo nên sự đa dạng sinh học cao, với những cánh rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng đầm lầy cỏ nước, những bãi triều cửa sơng...
Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng và đặc sắc với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa và hơn 500 lễ hội các loại, trong đó, Quần thể di tích Cố đơ Huế được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới, Nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc cung đình Huế được cơng nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể, truyền khẩu của nhân loại. Nơi đây hiện còn đang lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc tơn giáo... và
các nhà trưng bày với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Vùng đất này còn là nơi bảo lưu nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể phong phú bao gồm các loại hình nghệ thuật, âm nhạc dân gian, ca múa nhạc cung đình, trang phục, nếp sống, ẩm thực, ngành nghề thủ công truyền thống... và các lễ hội đặc sắc như lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo... và nhiều làng nghề truyền thống hình thành từ lâu đời. Đặc biệt, Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival nghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất.
Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và hệ thống di sản văn hóa độc đáo, giá trị, Huế có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế và phát triển du lịch. Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả nổi bật. Nhiều sản phẩm du lịch đã được khai thác và phát huy hiệu quả. Tiêu biểu là du lịch di sản, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng biển và đầm phá... Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, diện mạo một số khu vực của tỉnh có nhiều thay đổi lớn. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá có bước phát triển mạnh trên cả hai lĩnh vực quảng bá điểm đến và quảng bá sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp du lịch, góp phần quảng bá về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Huế và văn hóa dân tộc, khẳng định tiềm năng, thế mạnh của du lịch địa phương, thu hút khách du lịch, tạo tiền đề để du lịch Huế phát triển bền vững, ổn định. Huế trở thành địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có hàng trăm dự án đầu tư lớn, trong đó có những dự án đầu tư du lịch gần 1 tỷ USD. Nhiều dự án đã hoàn thành và hoạt động hiệu quả như: Khu du lịch Laguna (giai đoạn I), Khu du lịch sinh thái Vedana Resort, Khu du lịch vườn Huế… Nhiều cơng trình, dự án du lịch trọng điểm khác cũng đã được xác định đầu tư tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Huế giai đoạn 2013-2030.
Môi trường du lịch ở Huế ngày càng được cải thiện, nhiều năm liền, Huế ln được bình chọn là một trong năm điểm đến an tồn, hấp dẫn nhất của Việt Nam. Đối tượng khách đến du lịch tại Huế phần đông đều chung mục đích đến thăm các di sản
văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu phong tục tập quán đời sống người dân. Một số khác đến với mục đích nghiên cứu, tham dự hội nghị, chữa bệnh, lưu trú khi đi ngang qua Huế. Doanh thu du lịch đạt được sự tăng trưởng ổn định. Tỷ trọng đóng góp của du lịch cao hơn mức bình quân chung của các ngành khác trong tỉnh. Sự phát triển của ngành du lịch đã thúc đẩy sự gia tăng, mở rộng của nhiều ngành nghề khác: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nâng cao giá trị của nơng sản, phát triển các loại hình dịch vụ, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động.
Xuất phát từ ưu thế và khả năng phát triển du lịch, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV đã khẳng định: " Xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch
đặc sắc của cả nước và khu vực, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án du lịch trọng điểm để vừa tăng thêm tính hấp dẫn cho du khách vừa tăng thêm sản phẩm mới về du lịch, xem đây là hướng đột phá để phát huy đúng tiềm năng, lợi thế của Tỉnh”. [2, tr. 4]
Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Huế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Một số sản phẩm du lịch chưa phát huy hiệu quả, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm, các khu mua sắm tại làng nghề, khu ẩm thực. Nguồn lực và mức độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch còn thiếu, chưa đủ điều kiện để thúc đẩy sự phát triển, nhất là vùng đầm phá, nơi có nhiều khả năng phát triển, làm cho việc kết nối các tour du lịch khó khăn. Hệ thống hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch nhất là các điểm xa địa bàn thành phố chưa được quan tâm đầu tư, nâng cấp bảo dưỡng; hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch còn hạn chế; nhận thức về những yêu cầu, nguyên tắc phát triển du lịch, các chủ thể quản lý, phát triển và kinh doanh chưa đầy đủ. Mơi trường du lịch vẫn cịn tồn tại một số hiện tượng tiêu cực như nạn đeo bám, chèo kéo du khách; bán sai giá niêm yết, chất lượng hệ thống nhà vệ sinh một số nơi chưa đảm bảo tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu, điểm đến. Hoạt
động du lịch mang tính mùa vụ, yếu tố khí hậu như mưa, bão, lũ lụt những tháng cuối năm đã gây khó khăn cho hoạt động du lịch.
Mục tiêu của du lịch Huế trong thời gian tới là phát huy tối đa những lợi thế, tập trung xây dựng Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Khai thác có hiệu quả thế mạnh về biển và đầm phá xem đây là đột phá của du lịch thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững gắn bảo tồn và phát huy mơi trường văn hóa với bảo vệ mơi trường sinh thái. Xây dựng Huế xứng tầm điểm đến của quốc gia và thế giới.
Lƣợng khách đến tỉnh TT-Huế giai đoạn từ năm 2010-2013
Những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước cịn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, bằng sự nỗ lực của Ngành và các Sở, Ban, Ngành, các doanh nghiệp, địa phương liên quan du lịch Thừa Thiên Huế, lượng khách du lịch đến tham quan du lịch tại Huế tăng trưởng liên tục, theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TT- Huế, năm 2010, cả tỉnh đón được 1,5 triệu lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế trên 600.000 lượt, khách nội địa trên 900.000 lượt, doanh thu du lịch đạt 1.400 tỷ đồng, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 3.500 tỷ đồng, Đến cuối năm 2013 khách du lịch đến Huế gần 2,6 triệu lượt trong đó khách nội địa trên 1,6 triệu lượt khách, khách quốc tế 900.000 lượt khách. Doanh thu du lịch đạt 2.441 tỷ đồng, doanh thu xã hội từ du lịch trung bình ước đạt 6.100 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân trong giai đoạn 2010 - 2013 đạt 11,6%, doanh thu du lịch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm. [16, tr. 8]
Bảng 2.1. Tổng số lượt khách đến Huế giai đoạn từ năm 2010-2013
Đơn vị tính: đồng
Năm Tổng số khách Khách quốc tế Khách nội địa
2010 1,486 612 873
2011 1,604 653 950
2012 2,543 868 1.678
2013 2.599 927 1.695
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch từ năm 2010-2013 của Sở VHTTDL - TT.Huế
Biểu đồ 2.1. Tình hình khách du lịch đến Huế giai đoan từ năm 2010-2013
Theo bảng số liệu và biểu đồ ở trên, ta có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2010-2013 đối tượng khách du lịch nội địa đến Huế ln có số lượng về lượt khách cao hơn hẳn so với đối tượng khách du lịch quốc tế. hoặc có thể nói rằng nguồn khách chính của ngành du lịch Huế là khách nội địa. Mặc dù cả hai đối tượng khách nội địa và quốc tế đều tăng nhưng khách quốc tế tăng không đáng kể, khách nội địa lại
tăng lên rất mạnh mẽ. Đặc biệt năm 2012 là năm Du lịch quốc gia Duyên Hải Bắc Trung bộ và Festival Huế 2012 nên số lượng đến Huế tăng vọt, nhưng một điểm đáng chú ý là qua năm 2013, mặc dù Tỉnh nhà khơng có sự kiện lớn như năm 2012 nhưng số lượt khách du lịch đến Huế có tăng lên (Khách nội địa : tăng 2.2% và khách quốc tế: 4.3% ) , đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Huế .
Bảng 2.2. Tổng hợp doanh thu từ hoạt động du lịch Huế giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Doanh thu Khách quốc tế Khách nội địa
(tỷ lệ %) (tỷ lệ %)
2010 1.400 53 37
2011 1.657 59 41
2012 2.209 62 28
2013 2..441 63 27
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch từ năm 2010-2013 của Sở VHTTDL TT-Huế
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, từ năm 2010 đến năm 2013 thì doanh thu du lịch khơng ngừng tăng lên qua các năm. Một điểm đáng chú ý là mặc dù lượt khách du lịch nội địa đến tăng rất mạnh và số lượt khách cũng rất cao so với khách quốc tế nhưng doanh thu mang lại từ khách quốc tế lại chiếm tỷ lệ cao hơn doanh thu từ khách nội địa, điều này có thể lý giải là do trị giá đồng tiền ngoại tệ cao nên đóng góp phần lớn vào doanh thu của du lịch tỉnh nhà.
Để đạt được những chỉ tiêu trên đây, ngành du lịch Huế cần phải tăng cường đầu tư mọi mặt về du lịch, trong đó việc nghiên cứu về chất lượng dịch vụ là một nội dung quan trọng cần phải được chú trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần quan tâm để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, làm hài lịng khách du lịch, trên cơ sở đó sẽ ngày càng có nhiều du khách đến với Huế nhiều hơn nữa.