Quá trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 68 - 70)

liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà

2.3.3. Quá trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

dân chủ nhân dân Lào

Trong quá trình thực hiện chủ trương đổi mới hiện nay do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, công tác đối ngoại nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ song phương, đa phương các cấp độ, kéo theo đó là xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã, đang ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào những năm qua. Những ảnh hưởng này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, sự phát triển du lịch thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế,

thu ngoại tệ. Trong giai đoạn hiện nay, có những yếu tố quốc tế sẽ tác động rất mạnh đến sự phát triển của kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức cho mọi hoạt động phát triển kinh tế du lịch. Diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới tác động mạnh hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn khi nước CHDCND Lào hội nhập quốc tế về kinh tế du lịch. Tồn cầu hóa là một xu thế khách quan, diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng hơn, cuốn hút tất cả các nước và vùng lãnh thổ tham gia trong thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa tạo ra cơ hội, vừa đưa lại nhiều thách thức. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ tháng 12/2008, cũng như Cộng đồng ASEAN được xây dựng vào năm 2015 đã trở thành một cột mốc quan trọng, tạo nền tảng cho thể chế mới của ASEAN, tăng cường sự gắn kết, năng động và hội nhập đầy đủ giữa các quốc gia ASEAN. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, trên thế giới hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0 tiếp

tục có những bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động tới tất cả các lĩnh vực, các nước và vùng lãnh thổ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Các yếu tố này tác động rộng, lớn đến cơ cấu và sự phát triển, mở ra triển vọng mới cho ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào tham gia vào phân công lao động du lịch toàn cầu. Mỗi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào ở những mức độ nhất định. Giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nhưng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc. Q trình giao lưu, hội nhập quốc tế có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình kinh tế du lịch; đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện và công nghệ truyền thơng, của cơng nghệ giải trí cũng tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và công chúng, kéo theo tác động vào sự phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào.

Thứ ba, quan hệ song phương và đa phương giữa nước CHDCND Lào với

các nước, các khu vực và các đối tác ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa, bảo vệ mơi trường, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và cả trong việc phịng chống các đại dịch thúc đẩy sự di chuyển luồng khách du lịch và nhân lực du

lịch dẫn đến sự phát triển của các ngành kinh tế du lịch trong các địa phương của nước CHDCND Lào. Với định hướng phát triển mạnh kinh tế du lịch quốc tế thu ngoại tệ nên phải chủ động tiếp cận tri thức, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ để nắm bắt và tiến tới làm chủ kiến thức và công nghệ về kinh tế du lịch để các đơn vị tham gia vào phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào có thể cạnh tranh thắng lợi ngay ở trong nước. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, cơng nghệ và sự hình thành nền kinh tế tri thức làm cho thế giới phẳng hơn và sự cách trở về không gian địa lý từng bước thu hẹp lại. Sự chuyển dịch của con người, vốn, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ từ nơi này của trái đất qua những nơi khác trên trái đất nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn. Cuộc cách mạng 3T (Transport - Telecommucation - Tourism) đã thúc đẩy hoạt động kinh tế du lịch phát triển trên nhiều đất nước hơn, trong đó có nước CHDCND Lào. Do vậy, cơng nghệ mới sẽ làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế du lịch, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của kinh tế du lịch, nhân lực du lịch nước CHDCND Lào sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tác động này, vừa có cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức.

Thứ tư, nhu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế trong kinh tế nói chung và kinh

tế du lịch nói riêng sẽ tăng cường quan hệ để phát triển; tiếp thu kinh nghiệm; xác lập vị thế trên bản đồ du lịch trên trường quốc tế để phát triển và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đối với nước CHDCND Lào, hội nhập quốc tế trong phát triển kinh tế du lịch sẽ giúp nước CHDCND Lào có cơ hội tham gia các tổ chức quốc tế; thừa nhận và áp dụng các tiến bộ của cơng nghệ thơng tin; tăng cường tồn cầu hóa trong khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động kinh tế du lịch; đơn phương tuyên bố tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phát triển du lịch; cam kết và mở cửa thị trường du lịch.

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w