Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 161 - 166)

liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà

4.5.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

trong phát triển kinh tế du lịch

Cùng với những giải pháp trên để phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào, thời gian tới đòi hỏi cần thực hiện giải pháp về phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó cụ thể là:

Một là, phát huy tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế

du lịch.

Để có thể giúp cho mỗi người đóng góp được cơng sức dựa trên năng lực, khả năng của bản thân, đòi hỏi mỗi người trước hết cần đảm bảo phát huy được tính tích cực của bản thân mình, đây là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế du lịch. Những năm tới các cơ quan, đơn vị trong ngành kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào cần phát huy tính tích cực của nhân tố con người để có thể qua đó giúp cho lĩnh vực kinh tế du lịch phát triển. Điều này cần được mỗi người nhận thức rõ và thực hiện trước hết ở việc tích cực học tập các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng trong ngành du lịch cũng như tích cực bồi dưỡng ngoại ngữ và quảng bá sản phẩm du lịch. Ngoài ra, mỗi người cũng cần tích cực truyền thơng về các địa điểm du lịch, những nét đặc sắc cũng như các sản phẩm du lịch đặc thù thông qua các phương tiện truyền thông trong và ngồi nước để góp phần nhỏ vào việc tăng cường tuyền truyền cho du lịch Lào đến với bạn bè trong và ngồi nước. Mặt khác, để phát huy tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch thì mỗi người cũng cần tích cực đóng góp cơng sức, sự sáng tạo của mình vào hoạt động chung của kinh tế du lịch để nhằm duy trì sự tăng trưởng của ngành trong bối cảnh nhu cầu sử dụng tiếp cận các dịch vụ du lịch trong nước sẽ đối mặt với những khó khăn khơng nhỏ trong tương lai.

Hai là, phát huy tính chủ động của nhân tố con người trong phát triển kinh tế

Bên cạnh tính tích cực thì việc phát huy tính chủ động của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng là giải pháp khá quan trọng để giúp phát huy được khả năng của mỗi người trong quá trình tham gia thực hiện các cơng việc, nhiệm vụ của mình trong thực tiễn. Tính chủ động của nhân tố con người thể hiện ở việc mỗi người chủ động tìm hiểu về thực trạng phát triển ngành kinh tế du lịch trong và ngoài nước để nắm bắt nhanh chóng các xu hướng, các sản phẩm du lịch đã được thực hiện trong thực tiễn. Đồng thời, tính chủ động cịn thể hiện ở việc mỗi người chủ động đề xuất những ý tưởng mới, những đóng góp đối với các cơ quan, đơn vị trong các lĩnh vực, vấn đề cụ thể nhằm hướng đến mục đích chung của cả nước về phát triển kinh tế du lịch.

Đặc biệt, với tình hình du lịch nói chung bị ảnh hưởng và kinh tế du lịch cũng bị tác động không nhỏ do dịch Covid-19, do vậy, để có thể phục hồi và thu được kết quả như mong muốn thì những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế du lịch, đặc biệt là những cán bộ, những người lãnh đạo, quản lý, những người xây dựng, thực thi chính sách đều cần chủ động thích nghi với những thay đổi của bối cảnh để có thể tìm ra được cách thức thúc đẩy, kích cầu du lịch qua đó phát triển ngành kinh tế du lịch đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới.

Ba là, phát huy sự sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch.

Kinh tế nói chung, cũng như kinh tế du lịch nói riêng là ngành có sự thay đổi và cạnh tranh vơ cùng lớn không chỉ ở phạm vi trong mà cịn ở ngồi nước, do vậy địi hỏi tính sáng tạo trong việc thực hiện các công việc cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch. Đồng thời, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, trong bối cảnh, điều kiện, tâm lý khách hàng, cơng nghệ truyền thơng du lịch như hiện nay thì sự sáng tạo chính là nhân tố quan trọng nhất giúp cho ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào có thể cạnh tranh, cũng như có những nét riêng biệt, qua đó thu được giá trị cao hơn. Do đó, phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ IX cũng như chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 đòi hỏi cần phát huy sự sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch.

Sự sáng tạo này cần thể hiện qua tất cả các lĩnh vực của ngành kinh tế du lịch, trong đó những người tham gia vào ngành du lịch lữ hành, vận tải du khách, lưu trú du lịch và các dịch vụ du lịch khác đều cần đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như những điều kiện thuận lợi, khó khăn, những đặc

thù riêng biệt để qua đó sáng tạo ra các sản phẩm trong phát triển kinh tế du lịch để đem lại lợi nhuận cao nhất. Điều này có thể nhận thấy qua việc tổ chức các tour du lịch sống cùng thiên nhiên, cũng như du lịch trên cây - những sản phẩm du lịch đặc sắc, sáng tạo ở nước CHDCND Lào thời gian vừa qua. Do vậy, phát huy nhân tố con người cần hướng đến việc thúc đẩy mỗi người có những sáng tạo hữu ích để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào một cách bền vững.

Tất cả các giải pháp nêu trên là những giải pháp căn bản nhất để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch dựa trên căn cứ khảo sát, phân tích thực trạng trong quá trình nghiên cứu của tác giả luận án. Đồng thời, để giải quyết tốt vấn đề này, đòi hỏi chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp vì các nội dung này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào.

Tiểu kết chương 4

Từ cơ sở lý luận, cũng như thực trạng đã được làm rõ trong Chương 2 và Chương 3 của luận án, trong Chương 4 tác giả tập trung đề xuất một số nhóm giải pháp chính nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới. Trong đó tác giả đã đưa ra và phân tích một số nhóm giải pháp cơ bản đó là: (1) Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; (2) Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; (3) Tạo môi trường gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; (4) Sử dụng hiệu quả, hợp lý nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; (5) Nâng cao ý thức tự rèn luyện, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Những nhóm giải pháp này là những nhóm giải pháp cơ bản nhất, có mối quan hệ mật thiết với nhau, qua đó phát huy nhân tố con người để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch bền vững trong thời gian tới. Đồng thời việc làm rõ những giải pháp này sẽ góp phần giúp tác giả hồn thành được mục đích, cũng như nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trong luận án chúng ta có thể thấy rõ rằng, phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào bắt nguồn từ những quan điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane, cũng như của Đảng NDCM Lào về vấn đề con người, phát huy nhân tố con người. Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào luôn quan tâm đến việc phát huy nhân tố con người nói chung, cũng như phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay công tác đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng và xây dựng môi trường tạo động lực cho việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch đã đạt được những thành tựu khá quan trọng qua đó đã góp phần vào việc thúc đẩy lĩnh vực du lịch - dịch vụ phát triển, đóng góp nhiều hơn vào thành quả chung của đất nước. Tuy vậy, cùng với những thành tựu trên, thực tiễn đã chỉ cho thấy cũng còn một số hạn chế đòi hỏi cần phải quan tâm giải quyết trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ IX của nước CHDCND Lào thời gian tới.

Giai đoạn tới, cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ lần thứ tư sẽ có những tác động to lớn đến q trình phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào. Điều này đặt ra yêu cầu cần xây dựng được nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực có đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu và phát huy được năng lực của nguồn lực này để đóng góp vào q trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện hai mục tiêu chiến lược của nước CHDCND Lào là xây dựng và phát triển đất nước theo hướng xanh và bền vững. Do đó, việc phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới tiếp tục được xem là một trong những lĩnh vực trọng tâm được Nhà nước Lào quan tâm đầu tư, coi trọng và được xem là một trong những động lực góp phần phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực và nâng cao đời sống của nhân dân. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế của nước CHDCND Lào nói chung và với ngành kinh tế du lịch nói riêng đã đặt ra những đòi hỏi cao đối với việc xây dựng các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người để qua đó phát huy sức sáng tạo, trí tuệ và khả năng của con người Lào trong việc thiết kế, xây dựng các kế hoạch nhằm gắn kết du lịch với các lĩnh vực khác trong tổng thể nền linh tế. Bên cạnh đó, so với các nước khác trong khu vực, nước CHDCND Lào cũng có

những lợi thế nhất định về văn hóa truyền thống đặc sắc của 50 dân tộc thiểu số, vị trí trung tâm, con người thân thiện và phong cảnh thiên nhiên đáp ứng tốt các nhu cầu nghỉ dưỡng đối với du khách. Để tranh thủ được những lợi thế đó trong việc đề ra Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026, hướng đến mục tiêu thoát khỏi danh sách các nước nghèo trong 5 năm tới và đạt được một số tiêu chí trong phát triển bền vững hướng đến năm 2030 địi hỏi nước CHDCND Lào cần nhanh chóng đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực cũng như có các giải pháp để phát huy vai trò của họ đối với nền kinh tế - xã hội.

Với yêu cầu đó, để tiếp tục phát huy những thành tựu cũng như giải quyết những tồn tại đang đặt ra trong việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch trong những năm tới, tác giả luận án đã đề xuất thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả cơng tác này, như nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và tồn xã hội về phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở cộng hồ dân chủ nhân dân lào hiện nay; Nhóm giải pháp tạo mơi trường gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; Nhóm giải pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch và nhóm giải pháp nâng cao ý thức tự rèn luyện, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Việc giải quyết đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch những năm tới ở CHDCND Lào.

Tuy tác giả luận án "Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" đã hoàn thành được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong giới hạn nội dung nghiên cứu. Nhưng vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào cịn những khía cạnh mà luận án chưa thể nghiên cứu, đề cập trong nội dung luận án. Trong đó tiêu biểu như các vấn đề về chủ thể thực hiện phát huy nhân tố con người, phương thức phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, những yêu cầu mới đặt ra hiện nay về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào sau đại dịch Covid-19, ... là những nội dung nghiên cứu sinh sẽ phải quan tâm tìm hiểu, tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 161 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w