liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
3.2.1.1. Thành tựu về đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Những thành tựu về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch thể hiện trước hết qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào. Cụ thể đó là:
Thứ nhất, về đào tạo nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở
CHDCND Lào
Về đào tạo nghề du lịch: sự phát triển của ngành kinh tế du lịch và nguồn
nhân lực thời gian qua đã xuất phát từ nhu cầu, cũng như tầm nhìn và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch của đất nước, từ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ 8 giai đoạn 2016-2020 và Chiến lược du lịch Lào giai đoạn 2006-2020. Từ đó, đào tạo nghề trực tiếp, gián tiếp phục vụ ngành kinh tế du lịch đã được Chính phủ, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Giáo dục coi trọng thúc đẩy truyền thơng, khuyến khích học sinh hết cấp 3 và thanh niên tham gia vào các trường dạy nghề ở trung ương và địa phương. Nhờ đó, “trung bình hàng năm nước CHDCND Lào có thêm gần 20.000 nguồn nhân lực tốt nghiệp các chương trình dạy nghề mà chủ yếu là từ các chương trình đào tạo nghề nghiệp trong ba lĩnh vực - du lịch, dịch vụ
khách sạn và nấu ăn” [63, tr.2.]. Các chương trình đào tạo này sẽ cung cấp cho các sinh viên kiến thức, kỹ năng và thực hành thực tế nhằm nâng cao khả năng của bản thân khi tham gia vào nền kinh tế du lịch. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Về đào tạo hướng dẫn viên du lịch quốc gia: Những năm qua, Chính phủ
nước CHDCND Lào đã tiếp tục tạo mọi điều kiện để Viện Truyền thơng, Văn hóa và Du lịch, Đại học Quốc gia Lào, các Bộ cùng với sự phối hợp với các nước để thực hiện Chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch quốc gia ngắn hạn diễn ra trong 3 tháng với 6 chủ đề về kiến thức chung, 5 khía cạnh cơ bản của hướng dẫn du lịch và 13 lĩnh vực kiến thức cụ thể trong 400h bao gồm 248h lý thuyết và 152h làm việc thực tế. Nhờ đó, những năm qua đã có “1.366 người đã hồn thành chương trình chương trình đào tạo này theo tiêu chuẩn khung mà ASEAN đề ra” [104, tr.2]. Nội dung chương trình đào tạo này được xây dựng phù hợp với bối cảnh của du lịch tại các tỉnh cũng như Chiến lược 3 xây – samsang: xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị phát triển và xây dựng bản thành đơn vị vững mạnh toàn diện, cũng như tập trung vào việc làm rõ: đạo đức nghề nghiệp, khơi dậy đam mê, tình u với cơng việc trong ngành kinh tế du lịch và tìm hiểu thêm về văn hóa và truyền thống của Lào; nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề hướng dẫn viên du lịch trong việc phục vụ khách du lịch, cung cấp thông tin nhằm đem lại cho du khách ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài về đất nước và con người.
Về đào tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp: xuất phát từ sự gia tăng số lượng
du khách quốc tế đến thăm Lào những năm gần đây, thời gian qua Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch phối hợp với Viện Truyền thơng đại chúng, Văn hóa và Du lịch - The Institute of Mass Media, Culture and Tourism, đã phát động chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch nhằm mục đích bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, khả năng cho nguồn nhân lực chất lượng của các doanh nghiệp để qua đó, giúp các doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch tiếp cận thị trường du lịch quốc tế tốt hơn và cách điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Trong đó, bao gồm 4 nội dung chính như “phát triển kinh tế du lịch phục vụ du khách nước ngồi gắn với khu vực sơng Mê Kơng, kỹ năng phục vụ trong ngành du lịch, sáng tạo trong sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch và quảng bá du lịch trên phương tiện truyền thông xã hội và cách kết nối với các đối tác nước ngoài” [115, tr.2].
Về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực du lịch: để giúp ngành kinh tế du lịch của đất
nước ngày càng phát triển đòi hỏi các cán bộ quản lý cũng cần phải có trình độ, năng lực phù hợp với thực tế. Do vậy, giai đoạn vừa qua Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch hàng năm đều cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn trong và ngồi nước để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức về ngành kinh tế du lịch để sau khi tốt nghiệp sẽ là những cán bộ chủ chốt ở Trung ương và địa phương, lãnh đạo các cơ quan quản lý du lịch. Do vậy, từ năm 2016 đến nay đã có “327 cán bộ được cử đi đào tạo, trong đó có 213 người được
đào tạo trong nước, 114 người được đào tạo tại nước ngoài ở tất cả các bậc học từ cao đẳng đến tiến sĩ; trong đó tiến sĩ có 33 người, thạc sĩ có 129 người, đại học có 155 người và cao đẳng có 10 người” [124, tr.130] (biểu đồ 3.4).
Thứ hai, về bồi dưỡng nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở
CHDCND Lào
Về bồi dưỡng người lao động trong các lĩnh vực: xuất phát từ việc ngành
kinh tế du lịch là ngành mang đặc điểm tổng hợp, liên ngành cũng như có sự tác động gián tiếp rất lớn từ các ngành khác. Do vậy, để thúc đẩy kinh tế du lịch đòi hỏi cần phải coi trọng công tác bồi dưỡng người lao động trong ngành du lịch - dịch vụ nói riêng cũng như các ngành khác nói chung. Nhận thức rõ điều này những năm qua nước CHDCND Lào đã chú trọng tăng cường công tác bồi dưỡng người lao động và đã đạt được những thành tựu trong cơng tác này. Trong đó, từ năm 2013 số lượng người lao động được bồi dưỡng của ngành du lịch - dịch vụ luôn nhiều nhất cả nước và vào năm 2020 gần đây đã có “37373 nghìn lao động ngành du lịch - dịch vụ (trong đó có 20791 lao động nữ) đã được bồi dưỡng, nhiều hơn 19332 nghìn lao động ngành cơng nghiệp (trong đó có 4609 lao động nữ) và 19063 nghìn lao động ngành nơng nghiệp (trong đó có 8309 lao động nữ)” [143] được bồi dưỡng trong năm vừa qua. Cụ thể có thể thấy trong biểu đồ sau:
Về bồi dưỡng đội ngũ giảng viên du lịch: đội ngũ giảng viên du lịch có vai
trị quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như phát huy nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn thực tiễn đối với
các sinh viên. Do vậy giai đoạn qua đội ngũ giảng viên đã được tạo điều kiện tham gia các khóa bồi dưỡng khác nhau để bổ sung và nâng cao trình độ nhằm phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Cụ thể các khóa bồi dưỡng được triển khai trong giai đoạn vừa qua đó là:
Bảng 3.1: Cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên du lịch tại CHDCND Lào trong giai đoạn 2011 đến nay
TT Khóa bồi dưỡng Năm TK GV/năm
1 Chương trình bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu về du lịch 2011 32 2 Chương trình bồi dưỡng hướng dẫn viên viên du lịch quốc 2012 80
gia ASEAN cho Dịch vụ khách sạn và du lịch
3 Chương trình bồi dưỡng du lịch và dịch vụ hướng dẫn du 2015 13 lịch (Luxembourg và Switzerland tài trợ)
4 Chương trình bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý du 2017 40 lịch, khách sạn
Nguồn: [124, tr.127].
Hàng năm Chương trình bồi dưỡng 4 tuần thực tế tại Học viện Du lịch và Khách sạn Quốc gia Lào (LANITH), đã cung cấp “khóa bồi dưỡng cho 32 giáo viên du lịch và khách sạn từ 17 trường dạy nghề và cao đẳng đào tạo phát triển kỹ năng chuyên sâu về du lịch” [102]. Thơng qua chương trình này các giáo viên được trang bị các kỹ năng cần thiết về lý luận và thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy về các chương trình du lịch và khách sạn tại các trường nghề và trường cao đẳng mà mình đang giảng dạy và giúp thu hẹp khoảng cách giữa thực tiễn giảng dạy hiện tại và tiêu chuẩn năng lực chung của ASEAN cho các giảng viên du lịch. Bằng cách chuyển giao kỹ năng và kiến thức của giảng viên cho sinh viên theo học các chương trình du lịch và khách sạn, khả năng làm việc thực tế của sinh viên tốt nghiệp sẽ được nâng cao, giúp đảm bảo việc làm tốt hơn và tăng cơ hội việc làm.
Mặt khác, với nỗ lực nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch theo định hướng của Chính phủ nước CHDCND Lào những năm qua, Viện Truyền thơng, Văn hóa và Du lịch Lào đã đẩy mạnh bồi dưỡng giảng viên du lịch để thúc đẩy và phát triển tính chun nghiệp trong ngành cơng nghiệp khách sạn và du lịch thơng qua Chương trình bồi dưỡng hướng dẫn viên viên du lịch quốc gia ASEAN cho Dịch vụ khách sạn và du lịch. Chương trình bồi dưỡng được thực hiện từ năm 2012 kéo dài 10 ngày với 80 giảng viên tham dự hàng năm - đại diện cho các trường dạy nghề,
trung tâm phát triển kỹ năng và viện phát triển giáo dục nghề nghiệp tại Lào, sẽ giúp chuẩn hóa các năng lực chuyên nghiệp cho những giảng viên trong ngành du lịch, nâng cấp các kỹ năng chuyên môn của các giảng viên và chuyên gia đánh giá du lịch ASEAN, trang bị cho họ các kỹ năng và kiến thức để chuẩn hóa các dịch vụ theo tiêu chuẩn toàn cầu [98, tr.10]. Đây sẽ là một cột mốc quan trọng để CHDCND Lào hội nhập vào ASEAN và sẽ tiếp tục là nhân tố chính giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch trong nước.
Ngồi ra, những năm qua thơng qua tài trợ của Luxembourg và Switzerland, nước CHDCND Lào đã tổ chức dự án bồi dưỡng cho 13 cán bộ và giảng viên của 07 tỉnh- Savanakhet, Saravan, Khammuon, Luang Prabang, Champassak, Luang Namtha và Viêng Chăn, sang Thái Lan để nâng cao trình độ về du lịch và dịch vụ hướng dẫn du lịch trong thời gian 03 tháng. Sau khóa đào tạo, các giảng viên sẽ truyền đạt lại các kiến thức và kinh nghiệm cho các học viên tại các trường dạy nghề (TVET) ở các tỉnh của Lào. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dạy nghề và phát triển kỹ năng đối với dịch vụ hướng dẫn du lịch để nâng cao chất lượng, tài chính và quản trị du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động của dự án sẽ nhằm hỗ trợ người dân, đặc biệt là những người kém may mắn có cơ hội được phát triển kỹ năng để tham gia các hoạt động du lịch, qua đó có thể tìm việc làm có thu nhập, góp phần phát triển kinh tế du lịch và giảm nghèo ở Lào.
Bên cạnh đó, để có được nguồn nhân lực mạnh những năm qua Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội và Bộ Giáo dục đã coi trọng phối hợp với nhau nhằm bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý du lịch, khách sạn cho giảng viên trên cả nước, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của lực lượng lao động nhờ việc tiếp tục triển khai đào tạo nối tiếp từ các giảng viên với tỷ lệ 1:3 - tức 1 giảng viên được bồi dưỡng sẽ tiếp tục bồi dưỡng cho 3 giảng viên khác thơng qua một loạt Hội thảo chia sẻ sau đó. Cơng tác bồi dưỡng tập trung vào 3 nội dung chính đó là hoạt động vệ sinh, hoạt động của văn phịng, hoạt động của nhà hàng. Trong đó, các giảng viên sẽ được bồi dưỡng kiến thức lý thuyết tại Lào và thực hành tại Singapore. Nhờ đó, những năm qua “dự án đã bồi dưỡng kỹ năng thành công cho 120 giảng viên chính và 300 giảng viên khác đã được bồi dưỡng gián tiếp thông qua các Hội thảo chia sẻ” [82, tr.6].
Về bồi dưỡng nguồn lực cho các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch tỉnh: Những
for Tourism Project, là một trong những hoạt động bồi dưỡng hàng năm quy mô nhất hiện tại của CHDCND Lào giành cho nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hoạt động kinh tế du lịch. Dự án có mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và toàn diện của ngành du lịch và khách sạn, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo; cung cấp giáo dục, phát triển kỹ năng nghề du lịch và khách sạn được cải thiện, mở rộng, bao gồm cả những người có hồn cảnh khó khăn, để họ có thể tìm được việc làm thành cơng hoặc theo đuổi các nghiên cứu sâu hơn về du lịch và khách sạn. Ngoài ra, dự án cũng tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các chương trình phát triển kỹ năng du lịch và khách sạn bằng cách mở rộng quy mơ và sự đa dạng của các chương trình hỗ trợ mơi trường quản trị, thể chế, quy định cho phép giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng trong các lĩnh vực du lịch, khách sạn. Qua các dự án này đã có “1700 nhân viên từ 700 doanh nghiệp; trong đó 47% là nữ của 8 hiệp hội khách sạn và nhà hàng tỉnh được cải thiện kỹ năng” [118, tr.3]. Hiện nay, dự án này đang tiếp tục cung cấp hỗ trợ trên tồn quốc cho chương trình bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách sạn, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên nghiệp, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cơ bản thơng qua các kênh giáo dục phi chính quy và “hỗ trợ phổ biến Luật Giáo dục, Đào tạo Kỹ thuật và Dạy nghề năm 2019 (Technical and Vocational Education and Training Law 2019 - TVET) trên toàn quốc và hoàn thiện, phổ biến Kế hoạch Phát triển TVET cho giai đoạn 2021- 2025 sắp tới” [120, tr.2].
Về bồi dưỡng nhân sự ngành du lịch: Trong những năm qua Bộ Thông tin,
Văn hóa và Du lịch Lào cũng đã coi trọng cơng tác bồi dưỡng kiến thức cho các nhân viên về các lĩnh vực khác nhau như truyền thông du lịch, kinh tế du lịch, đào tạo nhân sự, tiếng Anh, tiếp thị du lịch, dịch vụ và an toàn thực phẩm, nhân cách và kỹ năng giao tiếp, nghi thức và trang trí cũng như bồi dưỡng qua các hội thảo trong và ngoài nước với 210 lần và 7950 nhân viên tham gia. Trong đó, “nhiều nhất là hoạt động bồi dưỡng nhân sự với 85 lần và 4.250 nhân viên tham gia, thứ hai là dịch vụ và an toàn thực phẩm với 50 lần với 1000 nhân viên tham gia và các lĩnh vực khác có trung bình 10 lần với 300 nhân viên tham gia” [124, tr.139]. Cụ thể có thể thấy qua biểu đồ sau:
Về bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch: Song hành với đào tạo cán bộ thì những
năm qua Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch Lào cũng đã chú trọng cơng tác bồi dưỡng cán bộ, nhờ đó “đã có 105 khóa bồi dưỡng với 4725 cán bộ của Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch Lào ở trung ương và đại phương được tham gia bồi dưỡng về các chun mơn như chính trị - hành chính, báo trí, truyền thơng, quản lý văn hóa và quản lý du lịch” [124, tr.139], để qua đó giúp cho các cán bộ có thể có được kiến thức, kỹ năng cũng như đóng góp nhiều hơn đến q trình phát triển kinh tế du lịch trong nước CHDCND Lào. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau đây:
3.2.1.2. Thành tựu về sử dụng nhân tố con người trong phát triển kinh tếdu lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay