Điều kiện đối với cơ sở thực hiện đào tạo nghề

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Đào Tạo Nghề - Thực Trạng Trong Các Doanh Nghiệp Tại Tỉnh Nam Định (Trang 35 - 38)

2.1. Pháp luật về đào tạo nghề cho người lao động để làm việc cho

2.1.1 Điều kiện đối với cơ sở thực hiện đào tạo nghề

Theo quy định ở chương IV của Luật Dạy nghề năm 2006 các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động khi đủ các điều kiện sau: Điều kiện về nội dung và điều kiện về thủ tục.

Điều kiện về nội dung gồm: có khả năng tài chính, có trường lớp, thiết bị dạy học lý thuyết và điều kiện để thực hành phù hợp với trình độ và quy mơ đào tạo nghề, có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đạt tiêu chuẩn phẩm chất, trình độ chuẩn, kỹ năng nghề đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề.

cơ sở dạy nghề: thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể…được quy định cụ thể trong chương IV của Luật Dạy nghề.

Theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Dạy nghề thì những quy định về điều kiện đối với cơ sở đào tạo nghề không áp dụng đối với doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nghề cho người lao động để làm việc cho doanh nghiệp theo thời hạn cam kết. Quy định này là phù hợp với thực tế đào tạo nghề không phải là lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp, mặt khác hoạt động nghề này cũng nằm trong quyền tự do tuyển dụng lao động, tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà Nhà nước nên tơn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó với những lợi ích về giải quyết việc làm cho người lao động thì hoạt động đào tạo nghề này Nhà nước cần khuyến khích bằng các quy định thơng thống hơn trong các điều kiện để thực hiện đào tạo nghề trong doanh nghiệp.

Như vậy ngồi các điều kiện để doanh nghiệp có thể tham gia kinh doanh với tư cách một chủ thể kinh doanh thì doanh nghiệp khơng cần có thêm điều kiện khác khi thực hiện hoạt động đào tạo nghề để người lao động làm việc cho doanh nghiệp theo thời hạn đã cam kết.

Ngồi ra BLLĐ 2006 cịn quy định “Doanh nghiệp tuyển người vào học

nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề thì khơng phải đăng ký và khơng được thu học

phí” [19,Điều 23]. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao

động để làm việc trong doanh nghiệp theo thời hạn đã cam kết vẫn phải thực hiện một số điều kiện về thủ tục hành chính được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề: “Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề thì khơng

phải đăng ký hoạt động dạy nghề, nhưng phải báo cáo kết quả dạy nghề với Sở Lao động – Thương binh và xã hội sở tại”.

Việc doanh nghiệp báo cáo kết quả dạy nghề với Sở Lao động – Thương binh và xã hội chỉ là một thủ tục hành chính để Nhà nước quản lý hoạt động đào tạo nghề cũng như việc tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Như vậy theo quy định trên thì pháp luật hiện hành không bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động dạy nghề nhưng phải báo cáo kết quả hoạt động dạy nghề với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là để tránh tình trạng doanh nghiệp khai gian về hoạt động đào tạo nghề để hưởng chính sách ưu đãi về thuế cũng như các chính sách khác của Nhà nước. Ngoài ra việc báo cáo này cũng nhằm kiểm tra xem các doanh nghiệp có thực sự đào tạo nghề khơng, để giúp hạn chế việc các doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa đào tạo nghề để bóc lột sức lao động của người lao động.

Cho đến hiện nay chưa có chế tài nào đặt ra đối với các doanh nghiệp nếu không thực hiện việc báo cáo đào tạo nghề là như thế nào. Chính vì thế các doanh nghiệp coi nhẹ việc báo cáo và thậm chí khơng báo cáo về việc đào tạo nghề trong doanh nghiệp của mình. Cho nên việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động để làm việc cho doanh nghiệp theo thời hạn đã cam kết là khơng có hiệu quả, dễ dàng và linh hoạt hơn so với các sơ sở đào tạo nghề khác.

Như vậy để tránh các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề trong doanh nghiệp mang tính hình thức nên cần phải bổ sung các quy định để kiểm soát việc doanh nghiệp báo cáo kết quả dạy nghề với Sở Lao động – Thương binh và xã hội để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề. Cũng cần có hướng dẫn cụ thể hơn cho các doanh nghiệp về thủ tục phải báo cáo này, phải có những mẫu giấy tờ gì. Ngồi ra cũng cần bổ sung các quy định về cơ quan kiểm soát việc báo cáo

của các doanh nghiệp là có hay khơng, báo cáo trung thực hay không trung thực, và chế tài cho những doanh nghiệp khi không thực hiện việc báo cáo về hoạt động dạy nghề phải chịu là như thế nào. Và trên thực tế các doanh nghiệp tại Tỉnh Nam định khi được hỏi về việc làm báo này thì hầu như tất cả đều trả lời là chỉ biết tự làm báo cáo và kê khai số lao động được tuyển dụng vào làm

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Đào Tạo Nghề - Thực Trạng Trong Các Doanh Nghiệp Tại Tỉnh Nam Định (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w