Pháp luật về đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Đào Tạo Nghề - Thực Trạng Trong Các Doanh Nghiệp Tại Tỉnh Nam Định (Trang 28 - 31)

1.3. Pháp luật về đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới và bài học

1.3.1. Pháp luật về đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới

của khoa học cơng nghệ, thì khơng chỉ Việt Nam mà đa số các nước trên thế giới đều nhận thức và thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề nên đều quy định trong các văn bản pháp luật để điều chỉnh về vấn đề này. Cụ thể pháp luật của một số nước quy định như sau:

Theo Luật Dạy nghề của Đài Loan thì dạy nghề bao gồm: “Đào tạo trước khi tham gia quan hệ lao động cho những người chưa có việc làm và đào tạo trong cơng việc cho những người đang có việc làm. Phương pháp thực hiện dạy nghề bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo nghề, đào tạo nâng cao, đào tạo nghề và đào tạo cho những người tàn tật” [14,Điều 3]. Như vậy về cách thức đào tạo của Đài Loan tuy có cách chia khác so với Luật của Trung Quốc nhưng về cơ bản phương pháp đào tạo vẫn là giống nhau. Trong đó đào tạo nghề và đào tạo nghề nâng cao được tiến hành ở các đơn vị kinh doanh, còn đào tạo để chuyển đổi công việc do các cơ sở đào tạo nghề thực hiện.

Còn theo Luật Dạy nghề của Hàn Quốc thì có thể nói Luật Dạy nghề của Hàn Quốc quy định rất chi tiết, cụ thể từng trường hợp và có nhiều điểm tiến bộ có thể áp dụng vào được với điều kiện hiện tại của Việt Nam. Trong các quy định của Luật Dạy nghề Hàn Quốc quan tâm rất nhiều tới các đối tượng khó khăn, cần việc làm....

Theo Luật Dạy nghề Hàn Quốc trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo là thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động. Đào tạo nghề ở Hàn Quốc được phân thành hai loại hình là đào tạo chuẩn và các loại đào tạo khác. Trong đó đặc biệt quan tâm tới đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người thất nghiệp.

Những tổ chức đào tạo nghề phải tiến hành đào tạo nghề để tìm việc làm cho người thất nghiệp, cho những thanh niên khơng có điều kiện học cao hơn, những người thuộc đối tượng hưởng lợi theo quy định của Luật bảo đảm thu nhập cơ bản, nông dân, ngư dân, người chuyển đổi sang nghề khác, những

người đã và sẽ xuất ngũ sau thời gian phục vụ quân đội, đào tạo nghề cho những người khơng nơi nương tựa nhằm giúp họ có thể tự ni dưỡng bản thân’[16,Điều 16].

Đồng thời còn quan tâm tới đào tạo các đối tượng là “những người thất

nghiệp, những người bị mất việc làm do điều chỉnh hay do thay đổi việc làm hoặc vì các lý do khác để họ được tuyển dụng lại” [16,Điều 17]. Ngoài ra Luật

Dạy nghề Hàn Quốc còn quy định: “Người đứng đầu các cơ sở đào tạo nghề phải mở các khóa đào tạo đặc biệt để mở rộng cơ hội học nghề cho những thanh niên khơng có điều kiện tiếp tục theo học các trường phổ thông bậc cao hơn, người tàn tật, người già, phụ nữ làm công việc nội trợ...” [16,Điều 18]. Từ các quy định trên có thể thấy Luật Dạy nghề Hàn Quốc rất quan tâm tới công tác đào tạo nghề. Ngồi ra cịn quan tâm “trợ giúp cho các hoạt động dạy nghề

cho các cơng ty để khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tham gia

vào hoạt động dạy nghề” [16,Điều 25], trợ giúp cho việc phát triển kỹ năng

nghề độc lập “bằng cách Bộ Trưởng Bộ Lao động sẽ cho họ vay hoặc trọ cấp chi phí đào tạo để người lao động sau khi được tuyển dụng vào làm việc cố gắng cải thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình”... [16,Điều 26]. Nguồn tài chính để thực hiện việc trợ giúp và cho vay để hoạt động dạy nghề được trích từ Quỹ Bảo đảm việc làm theo Luật Bảo đảm việc làm của Hàn Quốc. Cùng với các quy định trên về các chính sách đối với đào tạo nghề, phương pháp đào tạo nghề Hàn Quốc cịn quy định chính sách báo cáo và thanh tra về công tác đào tạo nghề: “Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Lao động có

thể đề nghị các cơ sở đào tạo nghề nộp các tài liệu, báo cáo để thanh tra các

tài liệu có liên quan” [16,Điều 32]. Đồng thời cũng quy định chế tài đối với

“người không chịu làm báo cáo hoặc làm báo cáo giả dối, người không tuân thủ thủ tục nộp báo cáo và các tài liệu có liên quan... hoặc gây trở ngại, né tránh việc điều tra của thanh tra viên sẽ phải nộp một

khoản tiền phạt khơng q 3 triệu Won vì lỗi cẩu thả” [16,Điều 35]. Có thể thấy đây là một quy định tiến bộ của Hàn Quốc so với các nước khác và với Việt Nam vì đã đưa ra được mức phạt cụ thể đối với việc báo cáo sai và giả dối về đào tạo nghề, để tránh tổn thất cho ngân sách của nhà nước đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nghề trong việc đào tạo nghề.

Trung Quốc thì quan tâm tới “đào tạo nghề ở nơng thơn”, và nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề lấy từ việc “phân bổ tỷ lệ phù hợp ngân quỹ thu được từ chính quyền nhân dân các cấp, từ việc thu học phí của học sinh và từ Chính phủ cũng như sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các cá nhân” [40]

Ngoài ra nhiều nước đã coi chiến lược phát triển kinh tế là việc đầu tư vào đào tạo nghề. Ở Na Uy, Thụy Điển từ 80 đến 90% thanh niên sau khi tiếp thu giáo dục trung học bắt buộc phải học nghề. Tại Nhật một học sinh tốt nghiệp phải có chứng chỉ nghề. Ở Đức gần 2/3 thanh niên Đức từ 16 tuổi đến 19 tuổi sau khi học xong lớp 10 đều tham gia chương trình học nghề 3 năm [32,tr35].

Như vậy với ý nghĩa và tầm quan trọng của đào tạo nghề, thì hiện nay đa số các nước đã có Luật dạy nghề để điều chỉnh về vấn đề này và đều cho rằng đào tạo nghề là bộ phận quan trọng của giáo dục hiện đại, đào tạo nghề phải gắn vào nhu cầu lao động và giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Đào Tạo Nghề - Thực Trạng Trong Các Doanh Nghiệp Tại Tỉnh Nam Định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w