Về chi phí đào tạo nghề và thời hạn người lao động phải làm việc

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Đào Tạo Nghề - Thực Trạng Trong Các Doanh Nghiệp Tại Tỉnh Nam Định (Trang 38 - 42)

2.1. Pháp luật về đào tạo nghề cho người lao động để làm việc cho

2.1.2. Về chi phí đào tạo nghề và thời hạn người lao động phải làm việc

nghề và làm việc theo cam kết cho doanh nghiệp chứ khơng có văn bản hay mẫu giấy tờ nào hướng dẫn. Nên các doanh nghiệp chỉ làm mang tính chất cho xong, vì khi doanh nghiệp mang báo cáo đó đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội nộp chưa thấy phải sửa hay phải kê khai lại bao giờ.

2.1.2. Về chi phí đào tạo nghề và thời hạn người lao động phải làm việccho doanh nghiệp cho doanh nghiệp

Hiện nay các quy định của pháp luật về chi phí đào tạo nghề chưa có sự thống nhất trong cách dùng thật ngữ cụ thể, theo Khoản 3 Điều 37 Luật Dạy nghề năm 2006 quy định: “Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề khơng làm việc theo cam kết thì phải bồi hồn chi phí dạy nghề, mức bồi hồn do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng học nghề”, khoản 3 Điều 24 cịn Bộ Luật Lao động thì quy định “Người học nghề sau khi học xong nếu không làm việc theo cam kết

thì phải bồi thường chi phí dạy nghề”[19,Điều 24].

Như vậy theo quy định của cả hai bộ luật trên thì chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đào tạo nghề cho người lao động đều được gọi là chi phí dạy nghề. Trong khi đó theo điều luật khác cũng quy định trong Bộ Luật Lao động lại quy định: “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ

thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính Phủ”

[19,Điều 41]. Và chi phí đào tạo này được giải thích trong Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP là chi phí dạy nghề.

Chính sự khơng thống nhất trong cách dùng thuật ngữ của các văn bản pháp luật trên nên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người lao động trong việc hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật về chi phí đào tạo nghề, và dễ dẫn đến hiểu nhầm đây là các chi phí khác nhau bởi trên thực tế dạy nghề và đào tạo nghề là hai khái niệm không phải lúc nào cũng đồng nhất.

Ngoài ra khi doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề thì khơng phải đăng ký và khơng được thu học phí. Theo Điều 23 Nghị Định 139/2006/NĐ - CP quy định: “Chi phí dạy nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp được tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh. Các khoản đầu tư, tài trợ và các chi phí hợp lý khác của doanh nghiệp cho dạy nghề được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp”. Với quy định trên có thể thấy những chi phí cho việc đào tạo nghề chính là một khoản chi phí đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, vì đào tạo nghề cho người lao động chính là nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp, nên chi phí đào tạo nghề sẽ được đưa vào quy trình hạch tốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác theo quy định của Bộ luật Lao động thì trong trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng phải có cam kết về thời hạn người lao động phải làm cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đảm bảo ký kết hợp đồng lao động sau khi người lao động học xong, nếu không làm việc theo cam kết thì người lao động phải bồi thường chi phí doanh nghiệp dạy nghề. Nếu doanh nghiệp khơng có điều kiện đào tạo nghề cho người lao động mà phải ký hợp đồng đào tạo nghề với cơ sở đào tạo nghề khác thì người lao động vẫn phải cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và vẫn phải bồi thường các chi phí đào tạo mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Quy định này là hợp lý vì doanh nghiệp là khơng trực tiếp đào tạo nghề cho người lao động nhưng họ vẫn là người phải trả chi phí đào tạo nghề cho

cơ sở đào tạo nghề mà doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo nghề. Nên doanh nghiệp vẫn có quyền yêu cầu người lao động phải làm việc theo cam kết có thời hạn cho doanh nghiệp.

Nhưng khi nói tới thời hạn mà người lao động phải làm cho doanh nghiệp đào tạo nghề là như thế nào thì hiện nay chưa có văn bản nào quy định là bao nhiêu lâu mà chỉ nói là làm việc trong một thời hạn nhất định. Vậy thời hạn này do doanh nghiệp tính tốn sao cho hợp lý từ sự khai thác sức lao động của người lao động so với chi phí đào tạo nghề cho người lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra và phải có lợi nhuận.

Như vậy có thể hiểu thời hạn mà doanh nghiệp yêu cầu người lao động được cam kết đào tạo là dài hay ngắn phụ thuộc vào chi phí đào tạo mà doanh nghiệp bỏ ra là nhiều hay ít. Có thể nói đây là một quy định mở để các bên tự do thỏa thuận sao cho phù hợp với nhu cầu và chi phí thực tế của việc đào tạo nghề. Ngoài ra trong thời hạn làm việc theo cam kết người lao động không nhất thiết phải làm việc tại doanh nghiệp đến hết thời hạn cam kết mà họ có thể chấm dứt hợp đồng lao động và chịu bồi thường chi phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Ngồi ra trong q trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động có quyền được bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động bao gồm các nội dung: bổ túc hoàn thiện kiến thức, kỹ năng lao động để người lao động có khả năng làm tốt hơn những cơng việc theo quy định của bậc thợ, bồi dưỡng mở rộng kiến thức, kỹ năng lao động có liên quan đến nghề, giúp người lao động làm được những công việc liên quan đến nghề, nâng cao hiệu quả công việc, bồi dưỡng

nâng cao bậc nghề để người lao động đủ khả năng thi nâng bậc thợ, bồi dưỡng thi thợ giỏi….[36,tr 206 - 207]

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 BLLĐ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động: “Doanh nghiệp

có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động …”,

và Điều 57 Luật Dạy nghề cũng quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ: “ Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho người lao động của doanh nghiệp vừa làm, vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề.”

Các quy định trên của pháp luật về trách nhiệm doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động là phù hợp vì:

Đây là việc làm rất cần thiết của doanh nghiệp. Bởi những đòi hỏi mới về kiến thức, kỹ năng nghề của người lao động ln là u cầu có tính cấp thiết nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục đích, hiệu quả, năng suất lao động cao hơn.” Ngồi ra “điều này khơng chỉ có ý nghĩa giúp cho người lao động thực hiện tốt hơn những công việc được giao, từ đó nâng cao thu nhập mà cịn có ý nghĩa đảm bảo cho việc gắn bó lâu dài và tận tâm hơn của người lao động đối với doanh nghiệp.[10,tr 4,5].

Việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động cũng được tiến hành theo cách thức như đào tạo nghề cho người lao động, nhằm tạo điều kiện cho người lao động của doanh nghiệp vừa làm vừa học để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 139/2006/NĐ-CP thì chi phí này được tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh. Và như vậy toàn bộ chi phí cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động do doanh nghiệp chịu. Tuy nhiên pháp luật của chúng ta chưa có quy định cụ thể về việc doanh nghiệp phải chi bao nhiêu % cho việc đào tạo nghề và nâng cao

trình độ nghề nghiệp cho người lao động. Ngoài ra các quy định trên đã nêu ra nghĩa vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động trong doanh nghiệp nhưng lại không xác định rõ những doanh nghiệp như thế nào phải lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo này. Nên quy định này vẫn mang tính hình thức, thiếu tính cụ thể và hướng dẫn cho các doanh nghiệp vì trên thực tế khơng phải doanh nghiệp nào cũng phải có hoạt động bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Đào Tạo Nghề - Thực Trạng Trong Các Doanh Nghiệp Tại Tỉnh Nam Định (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w