Rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng lộ trình áp dụng basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 33)

1.2 Những quy định của Basel II trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương

1.2.3 Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường theo Ủy ban Basel đó là rủi ro xảy ra sự mất mát trong trạng thái giao dịch khi giá cả biến động bất thường. thông thường rủi ro thịt trường sẽ gắn liền với bốn loại rủi ro cơ bản trên các giao dịch sổ sách đó là rủi ro lãi suất, trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa.

Vốn tự có theo quy định của Basel I ( phiên bản bổ sung) bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại ( vốn cấp 1), vốn bổ sung vốn cơ bản ( vốn cấp 2) và khi đánh giá rủi ro thị trường cho phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 (tier 3) gồm các khoản nợ phụ thuộc với mục đích dự trữ. Theo đó, các ngân hàng chỉ được sử dụng vốn cấp 3 để đối

phó với rủi ro thị trường, cịn các loại rủi ro tính dụng và rủi ro gây ra từ phía đối tác chỉ được xem xét trong phạm vi vốn tự có theo quy định của Basel I. Vốn cấp 3 này bị giới hạn 250% vốn cấp 1 dùng để đối phó với rủi ro thị trường. Có nghĩa là chỉ có thể có 28.5 rủi ro thị trường cần vốn cấp 1 đảm bảo. Nếu có vốn cấp 2 bảo đảm cho rủi ro thị trường, vốn cấp 3 cũng bị chi phối theo tỷ lệ giới hạn 250% vốn cấp 2.

Việc tính tốn yêu cầu đối với rủi ro thị trường được thực hiện bằng cách lấy ước tính rủi ro thị trường nhân với 12.5 và cộng vào kết quả tổng tài sản có rủi ro tương ứng với rủi ro tín dụng. Rủi ro thị trường được đo lường phổ biến bằng giá trị Var (Value at risk)

- Phương pháp chuẩn

Yêu cầu vốn đối phó với rủi ro thị trường theo phương pháp chuẩn sẽ được xem xét đối với từng yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa

Các quy định cụ thể về cách tính tốn u cầu vốn tối thiểu đối phó với bốn loại rủi ro này theo phương pháp chuẩn được quy định chi tiết trong phần A (từ A1 đên A5) của tài liệu “Amendment to the Capital Accord to incorporate market risks” do Ủy ban Basel thông qua vào tháng 11 năm 2005.

Đối với rủi ro tỷ giá, các ngân hàng sẽ theo dõi trạng thái ròng đối với mỗi loại tiền bằng cách tổng hợp trạng thái các giao dịch giao ngay, giao dịch kì hạn, giao dịch bảo đảm, vị thế thu nhập / Chi phí của giao dịch giao sau… Riêng đối với các rủi ro tỷ giá trên một danh mục các loại tiền cả vàng cho phép ngân hàng lựa chọn giữa phương pháp truyền thống với phương pháp “shorthand”( trao tay) trong đó xem xét tất cả loại tiền như nhau.

- Phương pháp mơ hình nội bộ

Để có thể sử dụng phương pháp mơ hình nội bộ khi đánh giá rủi ro thị trường, các ngân hàng thương mại cần được sự chấp thuận từ phía cơ quan giám sát ngân hàng. Yêu cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải đáp ứng bao gồm:

- Phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần thiết

- Có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kĩ năng sử dụng các mô thức phức tạp khơng chỉ trong giao dịch mà cịn trong quản trị rủi ro, kiểm tốn

-Mơ hình của ngân hàng được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua kiểm định về tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro

- Một khi đã được chấp thuận thực hiện phương pháp mơ hình nội bộ, các ngân hàng sẽ xây dựng mơ hình quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn

- Đối với rủi ro lãi suất, phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất của mỗi đồng tiền liên quan đến danh mục đầu tư của ngân hàng trên cơ sở nhạy cảm rủi ro lãi suất kể cả các khoản mục trong và ngồi bảng cân đối kế tốn

- Đối với rủi ro tỷ giá ( bao gồm cả biến động giá vàng), hệ thống quản trị rủi ro phải kết hợp các nhân tố rủi ro liên quan đến từng loại tiền riêng lẻ.

- Đối với sự biến động giá cả của các loại hàng hóa: ít nhất phải thiết kế được hệ thống theo dõi biến động giá cả hàng hóa đó trên phạm vi thế giới, vị thế mua bán hoặc lời lỗ đối với từng giao dịch liên quan đền sự biến động này.

Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mơ hình quản trị này, các ngân hàng sẽ xác định được giá trị của rủi ro Var của mỗi giao dịch, của các danh mục và của toàn bộ hoạt động ngân hàng. Độ tin cậy của việc tính tốn này theo yêu cầu phải đạt tối thiểu 99%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Quản trị rủi ro là một trong những vấn đề quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại. Trong tiến trình mở cửa và hội nhập của ngành ngân hàng vào sân chơi toàn cầu, vấn đề quản trị rủi ro lại trở nên cấp thiết hơn. Tiến tới vận dụng hệ thống chuẩn mực của Hiệp ước an toàn vốn Basel II là lời giải cho bài toán quản trị rủi ro ngân hàng. Những giới thiệu và tóm tắt về những yêu cầu của Basel II trong cơng tác quản trị các loại rủi ro chính như: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường… đã cho phép chúng ta hình dung được một mơ hình quản trị rủi ro hiện đại và hữu hiệu trong việc phòng tránh và quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung. Các nội dung giới thiệu trong chương 1 sẽ là cơ sở đánh giá phân tích các hoạt động của hệ thống ngân hàng BIDV tại chương 2 và đề xuất giải pháp tại chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( BIDV)

Một phần của tài liệu Xây dựng lộ trình áp dụng basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w