Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp mb trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các nhtm trên thị trường vốn việt nam (Trang 36 - 38)

Ngân hàng Quân đội luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả Việt nam đồng và ngoại tệ. Bởi muốn hoạt động cho vay phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu. Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay. Trong những năm qua ngân hàng Quân đội rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay”, đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tỷ lệ tăng (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tỷ lệ tăng (%) Tổng tài sản nợ 44.346 100 +50 69.008 100 +56 112.306 100 +62 1.Vốn huy động 35.694 80 +57 51.675 75 +45 89.020 79 +72 Loại không kỳ hạn 10.896 25 +34 16.808 24 +54 30.182 27 +79 Loại có kỳ hạn 6.659 15 +156 8.901 13 +34 14.420 12 +62 Tiền gửi tiết kiệm 9.607 22 +37 14.269 21 +49 28.095 24 +96 Tiền gửi của

TCTD 8.532 19 +71 11.697 17 +37 16.323 15 +40

2.Vốn và quỹ

ngân hàng 4.500 10 +53 7.495 11 +67 11.392 10 +52

3.Tài sản nợ

khác 4.152 9 +6 9.838 14 +137 11.894 11 +21

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Quân đội)

Các số liệu trên bảng 2.2 cho thấy ngân hàng TMCP Quân đội đã rất chú trọng đến cơng tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân trong 3 năm gần đây đạt trên 50%/năm. Trong đó năm 2010 tăng cao nhất, đạt 112.306 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 62%. Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư có tốc độ tăng cao nhất, có điều này là do trong năm ngân hàng đã chú trọng hơn đến hoạt động huy động vốn từ dân cư, có những chương trình khuyến mại và mức hãi suất hấp dẫn để thu hút các tầng lớp dân cư gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Bên cạnh đó, tiền gửi khơng kỳ hạn của các doanh nghiệp ln có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 đạt 30.182 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2009. Điều này cho thấy khách hàng đã dần biết đến ngân hàng Quân đội và ngày càng tin tưởng vào ngân hàng Quân đội.

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, vốn tự có của ngân hàng Quân đội đã góp phần đáng kể vào nguồn vốn huy động. Ngày 23/08/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 6384/NHNN-TTGSNH chấp thuận việc MB tăng vốn điều lệ từ 5.300 tỷ đồng lên 7.300 tỷ đồng. Trong thời gian từ 25/10/2010 đến 30/11/2010, Ngân hàng TMCP Quân đội đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phiếu ra công chúng, với tỷ lệ cổ phiếu đã chào bán đạt 100% số lượng cổ phiếu MB dự kiến phát hành.

Ngày 01/12/2010, MB đã chính thức ghi nhận mức vốn điều lệ mới 6.700 tỷ đồng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Ngân hàng. Vốn điều lệ và các quỹ ngân hàng có tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao, điều này cũng thể hiện sự phát triển của ngân hàng ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp mb trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các nhtm trên thị trường vốn việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w