toàn dân cơ sở đối với việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
* Một là, khai thác và lấp đầy khoảng trống thị trường cho vay. QTDND được hình thành từ nhu cầu của người dân tức là ở những nơi có nhu cầu thị trường vốn còn bị bỏ ngỏ, chưa được khai thác lấp đầy, nơi người dân có những khoản tiền nhỏ, khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phải cất giữ trong nhà hoặc phải đi đến ngân hàng thương mại cách xa, lãi tiền gửi khơng đủ bù chi phí…Những nơi người dân muốn vay vốn nhưng khó có khả năng tiếp cận với các Ngân hàng thương mại để được vay, do các Ngân hàng này chưa hoạt động trên địa bàn hoặc có thể họ chưa có uy tín đối với Ngân hàng, chưa hội tụ đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng, hoặc chưa phải là đối tượng phục vụ của Ngân hàng do quy mơ q nhỏ. Chính tại đó QTDND ra đời, ngay tại chỗ và hoạt động khai thác nguồn vốn và cho vay phục vụ nhu cầu của chính người dân (thành viên) để phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ đời sống. Phát huy nội lực, QTDND huy động nguồn vốn tại chỗ là chủ yếu để cho vay các dự án nhỏ có tính khả thi của thành viên, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế phục vụ trở lại cho địa phương, nâng cao đời sống dân cư ở nông thơn trên địa bàn.
* Hai là, khuyến khích cạnh tranh tạo động lực cho sự phát triển; QTDND ra đời, hoạt động với tư cách là một tổ chức kinh tế nên cũng là một thành viên tham gia vào thị trường, được bình đẳng như các tổ chức kinh tế khác và phải cạnh tranh trên thị trường, cũng muốn chiếm lĩnh thị trường, muốn phục vụ đáp
ứng được nhiều hơn cho nhu cầu thành viên và người dân trên địa bàn. Vì vậy QTDND tham gia tạo động lực thúc đẩy phát triển, người hưởng lợi cuối cùng chính là người dân với tư cách thành viên QTDND và cộng đồng xã hội trên địa bàn đó.
* Ba là, tạo và cung cấp việc làm trực tiếp trên địa bàn. QTDND đã tạo ra một kênh dẫn vốn nhằm hỗ trợ cho thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, giúp thành viên có cơng ăn việc làm. Thành viên mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân trên địa bàn. Mặt khác QTDND là một doanh nghiệp nên với tư cách là người sử dụng lao động, nó trực tiếp tạo ra và cung cấp việc làm tại địa phương. Tổng quát nhất, QTDND đã trực tiếp và gián tiếp thơng qua cung cấp tín dụng cho thành viên đã tạo ra công ăn việc làm cho địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn.
* Bốn là, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn, đưa hoạt động cho vay phi chính thức vào quản lý theo pháp luật. ở đâu có QTDND hoạt động thì ở đó nạn cho vay nặng lãi sẽ bị hạn chế tối đa và lập tức bị đầy lùi.
QTDND ra đời hỗ trợ thành viên trong việc tiếp cận với vốn vay một cách kịp thời, thuận tiện, với mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra QTDND hoạt động theo luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nên các hoạt động phi chính thức khơng chịu sự kiểm sốt, quản lý trước đây của các kiểu “hội, hụi” đến nay được đưa vào quản lý theo pháp luật, chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước đối với hoạt động cho vay trên địa bàn.