Nghĩa hiện thời của vấn đề hạn chế quyền lực nhà nƣớc và hình thức

Một phần của tài liệu Triết học chính trị xã hội của john stuart mill và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 162 - 190)

7. Kết cấu của Luận án

4.4. nghĩa hiện thời của vấn đề hạn chế quyền lực nhà nƣớc và hình thức

thức chính thể đại diện trong triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill

Dù ở bất cứ thời đại nào, khi đã thốt ra khỏi trạng thái tự nhiên để bước vào xã hội, con người cần cĩ nhà nước để quản lý, điều tiết các hoạt động chung, đảm bảo an tồn, trật tự, an ninh cũng như phân phối của cải và phúc lợi trong xã hội. Tuy nhiên, ở đâu cĩ quyền lực, ở đĩ tiềm ẩn nguy cơ những người

ở vị trì điều hành, lãnh đạo và quản lý nhà nước sẽ lợi dụng quyền hạn, tìn nhiệm và sự thiếu hiểu biết, lơ là của người dân để trục lợi cá nhân và nhân danh trách nhiệm xã hội cũng như lợi ìch tập thể để kiểm sốt, can thiệp quá mức, thậm chì đàn áp tự do, quyền lợi của các cơng dân trong xã hội. Chính vì vậy, dù khơng phủ nhận vai trị và chức năng quan trọng khơng thể thay thế được của nhà nước (như nhiệm vụ đánh thuế, in tiền, bảo vệ đất nước, thiết lập tịa án, v.v), John Stuart Mill khẳng định sự can thiệp của nhà nước luơn là một mối lo cần phải đề phịng và gánh nặng này sẽ đặt lên vai nhân dân – những người cĩ quyền lực kiểm sốt tối thượng.

Cĩ thể nĩi, vấn đề hạn chế quyền lực của nhà nước thể hiện những trăn trở của John Stuart Mill về “sự chuyên chế của đa số” và dân chủ giả hiệu. Ơng khơng chỉ đơn thuần để bảo vệ cho nhĩm thiểu số hay tự do cá nhân, mà quan trọng hơn, ơng nhận thấy “sức mạnh của thĩi quen” sẽ khiến cho dân chúng – vốn cĩ trính độ văn hĩa và nhận thức khơng đồng đều – dễ dàng chấp nhận và nhầm lẫn giữa “dân chủ đại diện cho số đơng” và “dân chủ đại diện cho tồn thể”. Ơng viết: “Thiểu số phải phục tùng đa số, số ìt phải phục tùng số nhiều, ấy là một ý tưởng quen thuộc... Trong một hội đồng đại biểu thực sự được cân nhắc chìn chắn, thiểu số tất nhiên phải bị thống trị; và trong một nền dân chủ bính đẳng (ví lẽ những ý kiến của các thành viên sẽ quyết định ý kiến của hội đồng đại biểu) nhĩm đa số dân chúng thơng qua các đại biểu của mính sẽ thắng phiếu và chiếm ưu thế trước nhĩm thiểu số. Nhưng liệu cĩ suy ra từ đĩ rằng nhĩm thiểu số phải khơng được cĩ đại biểu nào hết hay khơng? Phải chăng ví nhĩm đa số phải thắng thế nhĩm thiểu số nên nhĩm đa số phải cĩ tồn bộ số phiếu bầu, cịn nhĩm thiểu số thí khơng cĩ phiếu bầu nào? Liệu cĩ tất yếu là nhĩm thiểu số phải khơng được lắng nghe hay khơng?” [58, tr.241-242]. Như vậy, John Stuart cho rằng dân chủ thật sự là chình quyền của tồn thể nhân dân, trong khi đĩ, dân chủ giả hiệu là nhân danh dân chủ để thiên vị cho đa số số học nhưng thực chất

lại chỉ đại diện cho lợi ìch của một nhĩm nào đĩ. Chình ví vậy, ơng nhấn mạnh rằng trong một nền dân chủ thực sự bính đẳng, bất kỳ tầng lớp nào cũng phải cĩ đại biểu theo tỷ lệ [Xem: 58, tr.242]. Quan điểm này được John Stuart Mill nêu ra cách đây 160 năm vẫn cịn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Dân chúng thành lập một chình thể đại diện cho quyền lực tối thượng của mính nhưng quyền lực của chình thể đĩ thí cần phải được giới hạn và kiểm sốt để tránh nguy cơ tiếm quyền.

Trong các chức năng của nhà nước, John Stuart Mill quan tâm nhiều nhất đến chức năng đề phịng rủi ro và chức năng giáo dục ví đây là hai lĩnh vực dễ vi phạm đến quyền tự do của cá nhân. Đối với việc quản lý và ngăn chặn rủi ro, ơng cho rằng “việc cơ quan cơng quyền canh chừng các tai nạn là điều thìch đáng” [57, tr.216], tuy nhiên, trừ khi nguy cơ tổn hại và các mối nguy hiểm cĩ biểu hiện rõ ràng, nhà nước cùng các viên chức của mính khơng được phép can thiệp thơ bạo vào quyền tự do đi lại và hành động của cơng dân mà chỉ cĩ thể áp dụng các biện pháp cảnh báo. Bên cạnh đĩ, John Stuart Mill cũng dẫn chứng cụ thể về việc nhà nước cần tơn trọng tự do sở thìch và lối sống của mỗi người nên khơng được phép trừng phạt một người chỉ ví sống ăn khơng ngồi rồi và nhận trợ cấp xã hội, nhưng cĩ quyền ép một người khơng chịu lao động phải lao động cưỡng bức nếu khơng hồn thành trách nhiệm pháp lý đối với người khác như nuơi nấng con cái [Xem: 57, tr.219]. Ơng cũng đề cập đến trường hợp khơng cần can thiệp pháp lý đối với người cĩ thĩi quen xấu như nghiện rượu nhưng trong trường hợp ví ảnh hưởng của việc uống rượu mà người đĩ từng phạm tội hoặc cĩ hành vi bạo lực với người khác thí phải bị đặt dưới sự hạn chế pháp luật. Ngồi ra, John Stuart Mill cũng nhấn mạnh những hành vi gây hại cho cá nhân đáng ra khơng bị pháp luật cấm đốn nhưng nếu vi phạm thuần phong mỹ tục gây ảnh hưởng tới những người khác thí cĩ thể bị cấm đốn và phản đối cơng khai. Như vậy, hành vi gây tổn hại đến quyền và lợi ìch hợp pháp của người

khác là lý do duy nhất để nhà nước và xã hội can thiệp và kiểm sốt hành vi của một cá nhân nào đĩ. Từ gĩc độ này, chúng tơi thấy rằng John Stuart Mill khơng chỉ ủng hộ và bảo vệ tự do cá nhân mà cịn đề cao trách nhiệm của các cá nhân khi sống trong cộng đồng, xã hội.

Việc John Stuart Mill phản đối sự can thiệp quá mức của chình quyền vào quyền tự do ngơn luận, quyền lựa chọn lối sống và nhất là vào giáo dục là ví ơng mong muốn các cá nhân cĩ điều kiện phát triển cá tình của mính, bởi với ơng, đĩ là yếu tố căn bản mang ý nghĩa tiền đề cho việc hướng tới sự phát triển lâu dài của xã hội. Bởi vậy, ơng cũng là người luơn bảo vệ cho quyền bính đẳng nam – nữ trong thời đại mà quyền của phụ nữ vẫn cịn là một vấn đề rất gian nan. Đây cũng là tư tưởng tiến bộ khi ơng cho rằng, sống theo tình cách riêng của bản thân thay ví bị uốn theo tập quán (nếu như việc phải uốn mính theo tập quán làm mất đi tình cách riêng) là điều mỗi cá nhân cần hướng tới và đĩ cũng là điều mà dư luận khơng nên phản đối. Cĩ thể nĩi, đây là điểm khác biệt căn bản của John Stuart Mill so với các nhà tư tưởng đề cao chủ nghĩa cá nhân tới mức coi thường các lợi ìch xã hội cộng đồng. Giới hạn quyền lực của nhà nước để ngăn chặn sự tiếm quyền nhưng đồng thời tự do cá nhân cũng phải được giới hạn trong phạm vi những việc chỉ tác động lên quyền lợi của cá nhân anh ta, cịn những hành vi vượt ra ngồi ranh giới ấy phải để chình quyền quản lý bởi pháp luật và xã hội gây sức ép bằng cơng luận. Tuy nhiên, quyền lực của xã hội đối với sự tự do cá nhân cũng chỉ được dừng ở mức hướng dẫn, thuyết phục và tỏ ý khơng tán thành, chứ tuyệt nhiên khơng được tác động trực tiếp tới cá nhân con người. John Stuart Mill một lần nữa khẳng định giá trị tuyệt đối của tự do cá nhân và vạch ra con đường ngăn chặn những thế lực lợi dụng tự do, dân chủ. Ơng đã nhận thức được những nguy cơ của dân chủ tư sản giả hiệu, của tiếm quyền và những quan điểm của ơng về nguy cơ mất tự do, cơng bằng, dân chủ

trong xã hội tư sản gĩp phần làm nền tảng quan trọng để phê phán chủ nghĩa tư bản.

Thơng qua tư tưởng về hạn chế quyền lực của nhà nước, John Stuart Mill truyền tải thơng điệp cĩ ý nghĩa, đĩ là bảo vệ quyền của các cá nhân để họ được sống hạnh phúc theo ý họ hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý những người xung quanh. Tuy nhiên, đĩ khơng phải là kiểu tự do mà cách mạng tư sản đem lại khi mà pháp luật do những kẻ thống trị vẽ ra cho những người bị trị, càng khơng phải kiểu tự do tùy ý, thích làm gì thì làm và khơng cần quan tâm đến bất cứ điều gí – thứ tự do chơn chân con người ta trong ốc đảo của riêng mính – mà tự do trong tư tưởng của John Stuart Mill là tự do với tư cách quyền dân sự – tự do của mỗi người là nhín thấy giới hạn của mính trong tự do của người khác, nĩi rõ hơn, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm sốt xã hội và độc lập cá nhân. John Stuart Mill bảo vệ quyền tự do cá nhân, nhưng đĩ khơng phải là cá nhân riêng rẽ, l ý tưởng của ơng là đem lại sự tự do cho từng cá nhân để cĩ được sự phồn vinh của tất cả mọi người và cuối cùng là nhằm tới tiến bộ xã hội.

Từ những suy tư về nguy cơ lạm dụng quyền lực của Nhà nước, John Stuar Mill đưa ra quan niệm về hính thức chình thể đại diện phản ánh lý tưởng của ơng về một nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân và được thực thi thơng qua các đại diện. Cần lưu ý là John Stuart Mill khơng định danh một quốc gia hay thể chế chình trị cụ thể nào, mà cho rằng “hính thức chình thể lý tưởng tốt nhất là hính thức chình thể trong đĩ chủ quyền, hay quyền kiểm sốt tối cao như một phương sách cuối cùng, được trao cho tồn thể khối tập hợp cộng đồng” [58, tr.122]. Trong đĩ, tư tưởng cĩ điểm tương đồng với đường hướng xây dựng nhà nước ở Việt Nam hiện nay, đĩ là quyền lực kiểm sốt tối thượng thuộc về nhân dân thơng qua các đại diện. Nghị quyết của Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX khẳng định nhà nước ta là cơng cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, ví dân. Trong

thực tiễn xây dựng đất nước phải luơn quán triệt nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy tình sáng tạo của nhân dân, tham khảo và vận dụng cĩ chọn lọc lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân loại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam sao cho phù hợp với thực tiễn xây dựng đất nước. Cho đến đại hội tồn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định một cách rõ ràng nhiệm vụ tiếp tục hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [18, tr.79]

Như vậy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, ví dân ở Việt Nam hiện nay đã được thực hiện từ nhiều năm về trước và đang tiếp tục được phát triển, hồn thiện, do đĩ nhưng bài học từ lịch sử tư tưởng sẽ gĩp phần bổ sung những lý thuyết và kinh nghiệm quý báu. Tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ chình trị trọng tâm là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều này, trước tiên, chúng ta cần “xác định rõ hơn vai trị, vị trì, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, cĩ sự phân cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm sốt quyền lực nhà nước” [21, tr.175].

Từ quan niệm của John Stuart Mill về hạn chế quyền lực của nhà nước và hính thức chình thể đại diện, chúng tơi nhận thấy cĩ một số quan điểm cĩ thể gợi mở cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và thực hành dân chủ ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, John Stuart Mill khẳng định quyền lực tối thượng thuộc về

nhân dân nhưng lại khơng đánh giá cao khả năng quản lý đất nước của người dân ví ơng cho rằng trính độ của họ cịn thấp kém. Điều này phản ánh thực tế nước Anh nĩi riêng và châu Âu nĩi chung vào giai đoạn thế kỷ XIX, giai cấp

lao động lúc này phần lớn là cơng nhân và chưa cĩ trính độ cao. Đĩ cũng là lì do tại sao John Stuart Mill đề cao vai trị của các cá nhân thơng thái và cĩ trì tuệ. Tuy chưa nhín nhận đúng tiềm năng phát triển và nghi ngại về năng lực của người dân, ơng vẫn cho rằng lý tưởng về một xã hội tốt đẹp đĩ là tự do, cơng bằng và dân chủ cho tồn thể chứ khơng phải cho riêng một cá nhân hay số đơng nào đĩ. Chình ví vậy, John Stuart Mill luơn nhấn mạnh để người dân khơng bị lợi dụng và đàn áp ví thiếu hiểu biết, cĩ đủ năng lực làm chủ, giám sát và kiểm tra thí cơng tác giáo dục chình trị và huấn luyện dân chúng là tối quan trọng.

Thứ hai, John Stuart Mill đề cao vai trị của cá nhân đứng đầu phải chịu

trách nhiệm trong cơng việc được giao, đặc biệt trong bộ phận hành pháp của chình quyền. Ơng viết: “vị thủ trưởng thực sự chịu trách nhiệm cá nhân về mỗi hành động của Chình quyền. Các thành viên của Hội đồng chỉ cĩ trách nhiệm của các cố vấn” [58, tr.423]. Hiện nay, ở Việt Nam, vai trị của người đứng đầu trong việc nêu gương, chịu trách nhiệm là một nội dung quan trọng được chỉ rõ trong Nghị quyết trung ương 4 khĩa XII ban hành ngày 30/10/2016. Theo đĩ, người đứng đầu “cam kết rèn luyện, giữ gín phẩm chất đạo đức, lối sống, khơng suy thối, “tự diễn biến”, “tự chuyển hĩa”,..., xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, khắc phục tính trạng quan liêu, xa dân,..., kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức với cán bộ làm việc kém hiệu quả, khơng hồn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức,..., tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đính chỉ cơng tác cán bộ dưới quyền...” [140]. Tuy nhiên, trên thực tế, trách nhiệm cá nhân và tập thể vẫn chưa tách bạch ở nhiều địa phương.

Theo John Stuart Mill, người đứng đầu luơn là người phải chịu trách nhiệm sau cùng kể cả khi đĩ là sai sĩt của tập thể bởi người đưa ra quyết định cuối cùng chình là người giữ vai trị lãnh đạo. Để giảm bớt gánh nặng, phụ trợ về chuyên mơn cho người đứng đầu trong việc đưa ra quyết định sau cùng, John

Stuart Mill đề xuất cĩ một hội đồng cố vấn chuyên mơn đưa ra ý kiến tham vấn đề người đứng đầu tham khảo trước khi quyết định, đương nhiên người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là người đứng đầu. Từ việc cĩ được sự hỗ trợ về chuyên mơn cũng như ý thức, cân nhắc về hành vi và phát biểu, văn hĩa dám chịu trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo mới được hính thành. Đây là một trong những vấn đề mà Việt Nam cần chú trọng. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã xét xử hàng loạt vụ sai phạm của các cán bộ lãnh đạo đã hết nhiệm kỳ cũng như cịn đang đương chức. Đây là một tìn hiệu tốt nhưng bên cạnh việc xử lý vi phạm, nhín từ tư tưởng của John Stuart Mill, việc giáo dục và hính thành những đức tình cần cĩ của người lãnh đạo sẽ cần thiết và hữu ìch hơn. Do đĩ, bên cạnh việc đề cao rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực, chúng ta cần cĩ những thiết chế và quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện cơng việc.

Thứ ba, để người đứng đầu cĩ thể phát huy tốt vai trị chịu trách nhiệm

sau cùng, họ cần cĩ một đội ngũ cơng chức chuyên nghiệp dưới quyền. Cĩ thể nĩi, nhân lực luơn là một trong những vấn đề quan trọng để đảm bảo thành cơng trong cơng cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Triết học chính trị xã hội của john stuart mill và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 162 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)