Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 10/09 11/10 BQ I. Tổng số nhân khẩu 111.852 100,00 113.053 100,00 114.834 100,00 100,07 101,58 101,32 Nam 52.900 47,29 53.559 47,38 54.417 47,39 100,25 101,60 101,42 Nữ 58.952 52,71 59.494 52,62 60.417 52,61 100,92 101,55 101,24
II. Người trong độ tuổi Lao động 60.208 61,253 61.253 100,00 62.854 100,00 101,74 102,61 102,17
Nam 28.956 48,09 29.436 48,06 30.150 47,97 101,66 102,43 102,04
Nữ 31.252 51,91 31.817 51,94 32.704 52,03 101,81 102,79 102,30
1.1.2.2. Kết quả SX của huyện Nam Sách qua ba năm 2009-2011
Bảng 4.2 thể hiện kết quả sản xuất của huyện trong 3 năm 2009 - 2011. Qua bảng 4.2 ta thấy tình hình sản xuất trong 3 năm của huyện phát triển tương đối nhanh. Năm 2009 tổng giá trị sản xuất đạt 1.234.471 triệu đồng và tăng lên 1.373.367 triệu đồng vào năm 2010 tức là tăng 11,25% và tăng nhanh năm 2011, kết quả sản xuất toàn huyện đạt 1.540.843 triệu đồng tăng lên 12,19% so với năm 2010.
Đối với ngành nơng nghiệp, căn cứ vào tình hình đặc điểm của địa phương huyện đã tập trung lãnh đạo, thực hiện đẩy mạnh phát triển sản xuất. Qua bảng 3.3 ta thấy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong ba năm đều tăng với tỉ lệ tăng trung bình là 2,88%
Trong ngành trồng trọt: Tổng giá trị sản xuất năm 2009 đạt 189.430 triệu đồng và đến năm 2010 tăng lên 195.984 triệu đồng với tốc độ tăng là 3,46%. Năm 2011 đạt 202.614 triệu đồng, tốc độ tăng trung bình là 3,42%. Sự chuyển đổi diện tích từ trồng lúa chuyển sang các cây trồng ngắn ngày đã khiến cho thu nhập của các hộ nông dân tăng lên đáng kể. Nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư áp dụng giống lúa mới cùng với điều kiện thuận lợi nên giá trị thu được từ sản xuất lúa tăng lên nhanh chóng.
Ngành chăn ni có sự thay đổi rõ rệt qua 3 năm. Năm 2009, giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi là 96.848 triệu đồng chiếm 7,85% tổng giá trịổan xuất các ngành. Năm 2010 là 97.525 triệu đồng chiếm 7,10% tổng giá trị sản xuất các ngành, năm 2011 giá trị ngành chăn nuôi tăng lên đạt 100.877 triệu chiếm 6,55% tổng giá trị sản xuất các ngành.
Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng nhanh từ 291.727 triệu đồng năm 2009 đã tăng lên 393.224 triệu đồng năm 2011. Cơ cấu giá trị CN-TTCN từ 23,63% năm 2009 đã tăng lên chiếm 25,52% năm 2011. Trong đó, giá trị sản xuất TTCN tăng nhanh từ 181.204 tr đồng năm 2009 lên 226.281 năm 2011
Bảng 1.2: Kết quả sản xuất của huyện qua 3 năm (2009 – 20011)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ phát triển (%)
Giá trị (Tr. đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr. đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr. đồng) Cơ cấu (%) 10/09 11/10 BQ Tổng giá trị SX 1.234.471 100 1.373.367 100 1.540.843 100 111,25 112,19 111,72 1. Nông nghiệp 306.798 24,85 314.309 22,89 324.721 21,07 102,45 103,31 102,88 Trồng trọt 189.430 61,74 195.984 62,35 202.614 62,40 103,46 103,38 103,42 Chăn nuôi 96.848 31,57 97.525 31,03 100.877 31,07 100,70 103,44 102,07 Dịch vụ NN 20.520 6,69 20.800 6,62 21.230 6,54 101,36 102,07 101,72 2. Công nghiệp 291.727 23,63 339.279 24,70 393.224 25,52 116,30 115,90 116,10 Trong đó TTCN 181.204 62,11 203.673 60,03 226.281 57,55 112,40 111,10 111,75 3. Xây dựng 241.381 19,55 271.554 19,77 311.472 20,21 112,50 114,70 113,60 4. Dịch vụ 394.565 31,96 448.225 32,64 511.426 33,19 113,60 114,10 113,85
1.2. Tình hình quản lý đất đai và thị trường BĐS trên địa bàn huyện
1.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Những năm trước đây, việc quản lý đất đai ở các xã, thị trấn còn lỏng lẻo dẫn đến sử dụng đất cịn tuỳ tiện khơng theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Mặt khác, do tốc độ cơng nghiệp hóa nhanh nên đất đai biến động nhiều, việc chỉnh lý theo dõi biến động đất không kịp thời, các hồ sơ lưu trữ về đất đai rất ít, gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý.
Trong những năm qua, UBND huyện đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng kết hợp với kiểm tra giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nên đã hạn chế được phần nào những vi phạm sử dụng đất; đất đai dần được sử dụng đúng pháp luật, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đơ thị hóa của Huyện.
1.2.1.1. Tình hình quản lý đất đai trước khi có Luật Đất đai năm 2003
Hồ sơ địa chính được lưu trữ ở các phường chưa được hệ thống đầy đủ và ít được cập nhật biến động thường xuyên.
Cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các xã chưa có chun mơn và sự am hiểu cần thiết cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.
Cư dân trên địa bàn huyện hầu như làm nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công do vậy việc am hiểu và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai cịn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng đơ thị hóa nơng thơn cịn yếu và khơng đồng bộ; cơng tác quy hoạch và sử dụng đất theo quy hoạch chưa được quan tâm thực hiện, còn tồn tại nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng đất như: tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất cơng, cấp đất sai thẩm quyền…
Tuy nhiên, với mục tiêu phấn đấu đưa huyện Nam Sách trở thành huyện phát triển về mọi mặt nói chung và phát triển về quản lý Nhà nước đối với đất đai, huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Nam Sách đã đánh giá tình hình, xây dựng các chương trình và đề ra các giải pháp cụ thể tại các Nghị quyết của huyện uỷ, của Hội đồng nhân dân nhằm chỉnh đốn và nâng cao hiệu quả
hoạt động của bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn huyện. Áp dụng Điều 13 Luật Đất đai 1993, UBND huyện đã xây dựng và thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp sau:
+ Kiểm tra, rà sốt hệ thống hồ sơ địa chính được lưu trữ tại các xã, tiến hành xây dựng bổ sung, hệ thống và chuẩn hố theo quy trình quy định. Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu Địa chính - Nhà đất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đất đai.
+ Tham gia cùng các ban ngành chức năng của tỉnh, xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001 – 2010, tổ chức thực hiện quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã trong quản lý sử dụng đất đai, xây dựng và lập hồ sơ địa chính, khai thác các ứng dụng của Hệ thống cơ sở dữ liệu Địa chính - Nhà đất…Thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai như, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khoá học ngắn hạn, dài hạn về kỹ năng, trình độ chun mơn.
+ Thực hiện giải phóng mặt bằng cho các dự án được Chính phủ, phê duyệt UBND Tỉnh giao đất. Phối hợp cùng Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường) thực hiện lập hồ sơ, ký hợp đồng thuê đất theo Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp cùng UBND các xã lập hồ sơ các diện tích đất kẹt, đất hoang hố, sử dụng sai mục đích và tiến hành thu hồi đất theo trình tự, thẩm quyền quy định.
+ Thực hiện thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai 5 năm một lần theo quy định của Luật Đất đai.
+ Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại – tố cáo và Luật Đất đai.
Có thể nói, cơng tác quản lý đất đai đã đạt được nhiều kết quả rõ nét. Về cơ bản đã thực hiện quản lý nhà nước về đất đai theo các nội dung của Luật Đất đai 1993 quy định và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả, bộ mặt đô thị, thị trấn, thị tứ đã có những chuyển biến tích cực, phần lớn các vi phạm về sử dụng đất được ngăn ngừa và xử lý triệt để.
Trong giai đoạn này, quá trình quản lý thị trường quyền sử dụng đất chưa được đề cập tới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
1.2.1.2. Tình hình quản lý đất đai sau khi có Luật Đất đai năm 2003
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Khi có các văn bản, nghị định, quyết định, thơng tư, chỉ thị mới, Huyện luôn tổ chức các buổi tập huấn cho đối tượng là cán bộ chủ chốt của phòng, ban, ngành, UBND các xã; đồng thời huyện đã có những văn bản chỉ đạo các xã, tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, huyện cịn chỉ đạo phịng Tư pháp phối hợp với phịng Tài ngun và Mơi trường lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành của tổ chức, công dân trong quản lý và sử dụng đất đai,
b) Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bàn đồ hành chính.
Hiện tại cơng tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính được phịng Tài ngun và Môi trường huyện Nam Sách đảm nhiệm. Hệ thống hồ sơ địa giới được lưu giữ đầy đủ qua các thời điểm biến động.
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư số 30/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên Môi trường, huyện Nam Sách đang phối hợp với các sở ban ngành chức năng của tỉnh thực hiện rà soát kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2000-2005) đồng thời xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho kỳ cuối (2006-2010) đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, và định hướng phát triển (2011- 2015). Tính tới thời điểm hết năm 2010, các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa phát hiện thấy sai sót trong q trình quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
e) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các dự án trên địa bàn. Công tác thu hồi đất cũng luôn được huyện chú trọng thực hiện trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Đối với các quỹ đất được chuyển đổi theo quy hoạch đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Huyện luôn đảm bảo thực hiện đúng. Đối với các quỹ đất sử dụng không hiệu quả và kém hiệu quả, đất nông nghiệp khơng cịn khả năng canh tác... được huyện quản lý chặt chẽ, lập hồ sơ pháp lý và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt.
g) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bắt đầu từ năm 2003, theo sự phân cấp của UBND tỉnh Hải Dương. UBND huyện bắt đầu cấp trực tiếp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (nay là GCN quyền sử dụng đất).
Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của tỉnh uỷ về đẩy nhanh và hồn thành cơ bản cơng tác cấp GCN.
Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính theo Luật Đất đai năm 2003 hiện tại đang triển khai công tác chuẩn bị và hiện tại vẫn chưa thực hiện được do chưa có sự hướng dẫn thống nhất của các cơ quan chuyên môn về việc chuyển đổi hệ thống hồ sơ do sự thay đổi phân loại đất.
h) Thống kê, kiểm kê đất đai.
Công tác thống kê đất đai hàng năm và công tác tổng kiểm kê đất đai 05 năm một lần ln được huyện hồn thành đúng theo kế hoạch của UBND tỉnh.
i) Quản lý tài chính về đất đai.
Đây là các nhiệm vụ mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 đối với cấp quản lý Nhà nước về đất đai, với nhiệm vụ này, Huyện Nam Sách đang triển khai và thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là đối với công tác thu thuế đất.
k) Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường BĐS;
Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt, huyện Nam Sách luôn chú trọng vào công tác phát triển quỹ đất phục vụ cho các công tác tái định cư khi Giải phóng mặt bằng, cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất....
Do sự khó khăn trong các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác quản lý thị trường quyền sử dụng đất hiện nay còn bất cập, Huyện đã và đang bắt đầu tiến hành quản lý thị trường quyền sử dụng đất. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế và kết quả chưa cao.
l) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đối với những GCN do UBND huyện cấp (theo sự phân cấp của UBND tỉnh Hải Dương), Huyện luôn quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân thơng qua các cơng tác như: xoá nợ nghĩa vụ về tài chính, cơng tác thu nghĩa vụ tài chính, đăng ký thế chấp-bảo lãnh quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền trên đất, đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở...
m) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của phát luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính về việc tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn, được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện ln tăng cường kiểm tra, rà sốt, thống kê các diện tích đất vi phạm, đất xen kẹt, đất hoang hoá, sử dụng sai mục đích. Qua cơng tác kiểm tra, những vi phạm sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã được xử lý triệt để, kịp thời theo Luật định.
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Trong năm 2005, thực hiện Luật Đất đai năm 2003, và đề án 30 của chính phủ về “cải cách thủ tục hành chính”, huyện Nam Sách đã thành lập Văn phòng đăng ký đất và nhà trực thuộc phịng Tài ngun và Mơi trường với mục đích, cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, quản lý nhà nước chặt chẽ hơn về đất đai, thực hiện và quản lý các dịch
Đồng thời, thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ và nhà bước đầu dần dần nắm bắt thị trường quyền sử dụng đất và nâng cao vai trò Nhà nước trong quản lý thị trường quyền sử dụng đất.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn một số tồn tại trong cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện.
1.2.2. Tình hình sử dụng đất
Qua bảng 4.3 chúng ta thấy, tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính tồn huyện là: 10.907,78 ha. Cụ thể như sau: