Năm/Tỷ lệ % tấm Cấp cao (5-10%) Cấp trung bình (15%) Cấp thấp (25-30%) và loại khác 1989-1995 (*) 41,20 14,15 44,65 1996 45,50 11,00 43,50 1997 41,00 9,00 50,00 1998 53,00 11,00 36,00 1999 34,78 23,34 41,88 2000 42,68 26,24 31,08 2001 (đến 31/8) 39,00 13,20 47,80
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu-Bộ Thương mại
Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo, chủ yếu là gạo cấp thấp (97,42%) còn gạo cấp trung bình và gạo cấp cao chiếm tỷ lệ ít. Đó là do những đầu tư về mặt kỹ thuật và chế biến của chúng ta có nhiều hạn chế dẫn đến tỷ lệ tấm là 35% trong gạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng xuất khẩu, gây ra những thiệt thòi lớn. Xuất khẩu ở thời kỳ này do kém về
chất lượng nên sức cạnh tranh kém dẫn đến việc chúng ta phải bán cho các nước có truyền thống xuất khẩu gạo để chế biến lại và tái xuất, chịu chi phí trung gian cao. Qua nhiều năm, khi sản xuất được cải thiện, chất lượng gạo đã tiến bộ do có nhiều giống mới và công tác chế biến, bảo quản tốt, Việt Nam đã có nhiều loại gạo tốt đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường thế giới.
Xét về tỷ lệ tấm, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng tỷ lệ gạo cấp cao và trung bình, đồng thời giảm tỷ lệ gạo cấp thấp. Tuy nhiên mức tăng không ổn định. Năm 1998, tỷ lệ gạo cấp cao là 53% tăng so với 41,2% trung bình 7 năm (1989-1995). Trong năm 1999, gạo 5-10% tấm lại giảm xuống còn 34,78%, thấp nhất so với các năm trước. Dự báo năm 2001 tỷ lệ gạo theo thứ tự cấp cao, trung bình, thấp lần lượt là 39%, 13,2%, và 47,8% - một kết quả không mấy khả quan cho việc đánh giá chất lượng gạo xuất khẩu dựa theo tỷ lệ tấm. Tình hình này cũng khơng có nghĩa chất lượng gạo Việt Nam nói chung bị tụt lùi mà có thể là sự ứng xử hợp lý trong chiến thuật kinh doanh xuất khẩu của ta căn cứ vào nhu cầu giá cả và diễn biến thực tế của thị trường gạo thế giới. Năm 2001 là năm kinh tế tồn cầu có nhiều khó khăn, đặc biệt cả lượng gạo xuất-nhập đều có nguy cơ giảm so với năm 2000. Trong điều kiện giá gạo tăng, nhiều nước nghèo chỉ có thể tiêu dùng những loại gạo có chất lượng thấp do sức mua hạn chế, đẩy giá gạo loại này tăng nhiều so với giá gạo chất lượng cao. Giảm tỷ lệ gạo tấm 5-10% có thể là một ứng xử linh hoạt trong việc hoạch định chính sách xuất khẩu của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt khi chúng ta mở rộng thị trường sang các nước châu Phi và châu á - những nước có nhiều nhu cầu về gạo phẩm cấp thấp và trung bình. Bên cạnh đó, để phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường thế giới, Việt Nam vẫn chủ trương tăng tỷ trọng gạo chất lượng cao nhằm hướng ra thị trường châu Âu, Nhật và Bắc Mỹ. Mặc dù những năm gần đây gạo có chất lượng cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn - một tiến bộ nói chung của ngành sản xuất và xuất khẩu gạo - nhưng vẫn còn những nhược điểm khác như độ trắng không đồng đều, lẫn thóc và tạp chất, gạo vụ hè thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng, vàng hạt, tỷ lệ gãy cao... Khi đánh giá chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta, ngoài tỷ lệ tấm cũng cần chú trọng đến các tiêu thức khác thì mới có thể có những kết quả phân tích chính xác về gạo xuất khẩu được.
* Kiểm tra
Một vấn đề nữa cần quan tâm là việc kiểm tra chất lượng gạo Việt Nam trước khi xuất khẩu. Cơ quan quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng là Vinacontrol, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra tới 95% lượng gạo xuất khẩu.
Tiến trình kiểm tra chất lượng bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra chất lượng kho chứa gạo
- Kiểm tra chất lượng đóng bao
- Kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu
Theo kết quả nhận định của Vinacontrol, trong xuất khẩu gạo tồn tại hai vấn đề chính: do chất lượng yếu kém của các kho gạo dẫn đến tăng tỷ lệ gạo ẩm mốc trong mùa mưa, các kho chứa phải di chuyển đến nơi khác gây khó khăn cho việc vận chuyển gạo xuất khẩu.Việc khắc phục những nhược điểm về chất lượng gạo là một vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta phải cố gắng nỗ lực tìm ra mấu chốt và giải quyết hợp lý, nâng cao chất lượng gạo, từ đó tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
2.2.1.3. Chủng loại gạo xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, gạo thường được chia làm 6 nhóm như sau: Nhóm gạo hạt dài chất lượng cao chủ yếu xuất khẩu từ Mỹ. Loại gạo này
được ưa chuộng ở thị trường châu Âu, Trung Đông, Hồng Kông, Singapo và chiếm 25% thị phần thế giới.
Nhóm gạo hạt dài chất lượng trung bình. Loại gạo này được dùng chủ yếu trong thương mại quốc tế mà khách hàng chính là các nước châu á và
châu Phi, những nước cần nhập khẩu gạo để giải quyết vấn đề thiếu hụt về gạo.
Nhóm gạo hạt ngắn và trung bình. Loại gạo này được xuất khẩu chủ yếu sang các nước nghèo như Băng-la-đét, Sri-lan-ca, Tây Phi, ấn Độ…
Nhóm gạo sấy chia làm hai loại:
- Gạo sấy có màu, chất lượng kém được tiêu dùng chủ yếu trong các nước có tổng thu nhập quốc dân thấp.
- Gạo sấy trắng, chất lượng tốt. Được tiêu dùng ở thị trường các nước phát triển như Mỹ, châu Âu và Trung Đơng.
Nhóm gạo đặc sản xuất khẩu của các nước châu á như Thái Lan với gạo Jasmin; Việt Nam với gạo Nàng Hương, Chợ Đào; ấn Độ với gạo
châu Âu, đồng thời cũng được tiêu thụ nhiều tại các thành phố giàu có ở châu á như Băng-cốc, Hồng-kơng, Ma-ni-la...
Nhóm gạo nếp. Loại gạo này là gạo tiêu thụ hàng ngày trong khu vực Đông Bắc Thái Lan và một vài vùng ở Lào, Cam-pu-chia.
ở Việt Nam hiện nay, gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo tẻ hạt dài, chất
lượng trung bình được sản xuất hầu hết từ đồng bằng sơng Cửu Long, gạo hạt ngắn và trung bình và gạo đặc sản. Trong cơ cấu xuất khẩu đó, chúng ta vẫn chưa chú trọng tới gạo đặc sản truyền thống. Hiện nay trên thế giới, ở những nước phát triển, loại gạo này rất được ưa chuộng và trong tương lai, nhu cầu về loại gạo này sẽ ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho các nước xuất khẩu.
Việt Nam xuất khẩu gạo đặc sản từ lâu nhưng không thường xuyên và với số lượng nhỏ nên không đem lại hiệu quả lớn, không đủ sức cạnh tranh với các nước khác, mặc dù chất lượng tương đương. Chúng ta mới chỉ bước đầu xuất khẩu gạo Tám Thơm ở miền Bắc, gạo Nàng Hương và Chợ Đào ở miền Nam. Từ năm 1992, Việt Nam đã trồng gạo “Japonica” của Nhật Bản và xuất khẩu sang nước này. Đó cũng là thành cơng của Việt Nam khi đã xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản, một thị trường vốn nổi tiếng với những người tiêu dùng khó tính.
2.2.2. Giá cả
Trong Marketing-mix, giá cả là yếu tố duy nhất liên quan trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Giá được biểu thị bằng một lượng tiền nhất định và là nội dung phức tạp đồng thời quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh.
Đối với xuất khẩu gạo, chính sách giá cả phải hợp lý để có thể thu hút các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào kinh doanh, làm tăng kim ngạch, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nhà nước Việt Nam can thiệp nhiều vào giá gạo trên thị trường nội địa. Tuy nhiên giá xuất khẩu lại được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới. Nhìn chung giá xuất khẩu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng cũng có tác động ngược lại thị trường thể hiện trên 3 khía cạnh: ảnh hưởng của giá tới số lượng bán, tới lợi nhuận của các nhà xuất khẩu và thu nhập của người nông dân và ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung. Nhà nước đóng một vai trị quan trọng trong việc điều tiết giá cả trên cơ sở xem xét các yếu tố thanh toán, cạnh tranh và sự phù hợp với các chiến lược khác trong Marketing-mix.
Để phân tích giá xuất khẩu gạo theo quan điểm của Marketing-mix, chúng ta cần xem xét giá gạo trên thị trường thế giới và giá bán trên thị trường trong nước, các nhân tố ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu… để từ đó có những nhận định về giá xuất khẩu của gạo Việt Nam.
2.2.2.1. Giá gạo trên thị trường thế giới
Giá gạo quốc tế
Trên thế giới, tuỳ từng điều kiện cụ thể của mỗi nước như điều kiện tự nhiên, cách thức sản xuất, kỹ thuật ứng dụng… của mỗi nước khác nhau mà có những chủng loại gạo khác nhau. Mỗi loại gạo như vậy sẽ tương ứng với một loại giá, tạo nên thị trường thế giới đa dạng, phong phú về giá cả và chất lượng. Cũng giống như các hàng hoá khác khi tung ra thị trường quốc tế, giá gạo phải thoả mãn ba điều kiện căn bản: thứ nhất, phải là giá của những hợp đồng thương mại lớn thơng thường, trong đó các bên mua bán phải được tự do ký kết hợp đồng, không bị ràng buộc bởi những điều kiện khác; thứ hai, phải là giá thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi mà chủ yếu vẫn là đơ- la Mỹ (giá gạo quốc tế thường tính bằng đồng tiền này); thứ ba, phải là giá ở trung tâm giao dịch quốc tế quan trọng nhất. Như đã đề cập ở chương I, từ trước đến nay, Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo. Chính vì vậy, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan (FOB Băng-cốc) được coi như giá chuẩn mực của giá quốc tế, đáp ứng được ba điều kiện trên và phản ánh thực chất quan hệ cung cầu và quy luật vận động của giá cả trên thị trường gạo thế giới.
Đặc điểm của giá gạo quốc tế trong những năm gần đây
- Giá tăng nhưng khơng ổn định
Trong thời gian qua, nhìn chung giá gạo quốc tế tăng nhưng không ổn định. Tuy nhiên những năm gần đây nhất lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là:
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại
Qua biểu đồ trên cho thấy giá gạo xuất khẩu bình quân của thế giới cao nhất vào năm 1996 (345 USD/tấn) và bắt đầu giảm từ năm 1997. Nguyên nhân chủ yếu là mùa hè năm này, Thái Lan phá giá nội tệ và đã làm giá gạo thế giới giảm mạnh. Châu á là khu vực sản xuất, tiêu thụ gạo lớn nhất thế
giới nên khi cuộc khủng hoảng tiền tệ bao trùm các nước này làm tăng áp lực đối với giá cả và làm gía gạo tiếp tục giảm trong suốt hai năm tiếp theo 1998, 1999.
Năm 2000 là một năm sóng gió trên thị trường gạo thế giới, với nhu cầu đặc biệt thấp. Giá gạo ở tất cả các nước xuất khẩu đều giảm do nhu cầu gạo của các nước nhập khẩu lớn như In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Bra-xin… giảm. Sản lượng gạo của các nước này đã đạt mức cao sau hai năm mất mùa vì biến động thời tiết và do những cố gắng hỗ trợ phát triển ngành gạo của chính phủ các nước đó. Năm 2000 được đánh dấu bởi thiên tai (lũ lụt, bão nhiệt đới…) diễn ra liên tiếp ở các nước sản xuất gạo lớn như Trung Quốc, Việt Nam, ấn Độ và Thái Lan. Mặc dù thiên tai gây ảnh hưởng tới sản lượng và việc vận tải gạo, song chỉ ảnh hưởng cục bộ và ngắn hạn tới giá gạo. Sản lượng vẫn bội thu song giá gạo nhìn chung giảm, tới mức thấp kỷ lục kể từ 7 năm nay.