3.1. Định hướng và mục tiêu của sản xuất và xuất khẩu gạo.
3.1.1. Mục tiêu và định hướng sản xuất lúa gạo.
3.1.1.1. Mục tiêu
Sản xuất lương thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng luôn là ngành quan trọng bậc nhất của nông nghiệp nhằm thực hiện ba mục tiêu cơ bản mà Đảng và Chính phủ đã vạch ra:
* Thứ nhất: Bảo đảm vững chắc và an toàn lương thực quốc gia, tăng thêm khối lượng dự trữ, thoả mãn nhu cầu lương thực cho tiêu dùng trong bất cứ tình huống nào.
* Thứ hai: Bảo đảm đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. * Thứ ba: Tăng khối lượng xuất khẩu với hiệu quả cao.
Ba mục tiêu trên khẳng định sự cần thiết của ngành sản xuất lúa gạo là phải bảo đảm an ninh lương thực, vấn đề có tính quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu cũng là mục tiêu hướng tới, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta có thể khẳng định rằng đã và đang thực hiện tốt vấn đề an toàn lương thực trên phạm vi toàn quốc.
Phát triển ngành sản xuất lúa gạo thường liên quan tới nhiều thành phần khác như nghiên cứu, triển khai, các yếu tố sản xuất (hệ sinh thái, luật pháp, nhân cơng, vị trí địa lý, các yếu tố đầu vào và tài chính) và các yếu tố để thương mại hóa sản phẩm (thị trường tiêu thụ, hệ thống kho chứa, các phương tiện vận chuyển...). Những thay đổi lớn của Việt Nam trong những năm gần đây đã có tác động trực tiếp tới sản xuất lúa của cả hai vùng đồng bằng sông Hồng và sơng Cửu Long được thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
* Một là q trình tự do hố kinh tế đang tiến triển và ngày càng sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay gần như khơng cịn những kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước vì giá gạo sản xuất và các yếu tố đầu vào. Trên thị trường gạo, việc cân hàng và chuyển gạo từ vùng thừa gạo sang các khu vực thiếu hụt cũng không gặp nhiều vướng mắc đáng kể. Năm 2001, Chính phủ bỏ đầu mối xuất khẩu và hạn ngạch càng thể hiện việc giảm nhẹ những kiểm sốt gắt gao q trình tự do thương mại, tạo thế chủ động cho các nhà xuất khẩu.
* Hai là, sức tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm quốc nội và các chỉ tiêu khác về phát triển không ngừng tăng trong những năm qua. Mức tăng trưởng bao gồm cả sản xuất nơng nghiệp (trung bình 5,8%/năm kể từ những năm đầu thập kỷ 90), nhanh hơn khu vực công công nghiệp và dịch vụ.
* Ba là, việc sử dụng đất trồng và nhân công bị hạn chế do những vấn đề về nhân khẩu học. Việc tăng dân số không ngừng dẫn tới phải giảm đáng kể diện tích đất trồng do mở rộng làng xã, xây dựng cơ sở hạ tầng và đơ thị hố.
3.1.1.2. Định hướng
Xuất phát từ thực trạng và mục tiêu trên, chúng ta cần lưu ý phát triển sản xuất lúa gạo theo một số định hướng sau đây:
* Thứ nhất: tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa gạo, kết hợp khai hoang, tăng vụ ở những nơi có điều kiện trong đó tập trung vào định hướng có tính chiến lược lâu dài là thâm canh tăng năng suất lúa. Đây là một định hướng đề cập trong tất cả các đại hội Đảng thời gian gần đây vì nó xun suốt quá trình phát triển nền kinh tế gắn với nông nghiệp của nước ta và sẽ là kế hoạch phát triển cho tương lai. Định hướng này cho phép chúng ta bảo đảm mục tiêu lớn nhất là an ninh lương thực quốc gia, tăng sản lượng gạo đồng thời có thể chuyển các loại lúa canh tác trong thời vụ hiệu quả nhằm đem lại năng suất cao nhất.
* Thứ hai: đa dạng hoá trong sản xuất lúa gạo bao gồm chủng loại gạo, phẩm chất các giống lúa gạo và người sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu. Theo định hướng này thì đa dạng hố phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường trên cơ sở nhu cầu và biến động của thị trường quốc tế để sản xuất. Cụ thể là chủng loại gạo bao gồm gạo thường, gạo đặc sản phẩm cấp các loại gạo được cung cấp phong phú với cùng một mặt hàng lúa gạo nhưng có nhiều giống thuần chủng và siêu thuần chủng, nguồn sản xuất được định hướng theo quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
* Thứ ba: tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vừa tăng năng suất và sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, vừa không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái. Yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái khi áp dụng khoa học kỹ thuật là hoàn toàn cần thiết vì nếu khơng tính đến yếu tố này sẽ rất dễ gây nên tình trạng ứng dụng khơng hợp lý các thành tựu công nghệ hiện đại, tăng cao năng suất lúa nhưng phá hoại môi sinh môi trường, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của con người, nhất là trong tương lai. Vì vậy Chính phủ cần có những quy định cụ thể và chi tiết hơn.
Theo số liệu của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu và định hướng sản xuất lúa gạo năm 2000 được khái quát như bảng sau: