(1997-2001)
Stt Tên doanh nghiệp Số lượng (tấn) Trị giá (USD)
1 Tổng công ty lương thực miền Nam 3.675.504 854.573.212 2 Tổng công ty lương thực miền Bắc 2.245.770 552.707.369 2 Tổng công ty lương thực miền Bắc 2.245.770 552.707.369 3 Công ty lương thực Tiền Giang 1.262.359 269.677.319 4 Công ty lương thực Vĩnh Long 1.241.840 257.603.393 5 Công ty lương thực Long An 802943 165.348.357 6 Công ty XNK lương thực VTNN Đồng Tháp 802427 180.795.143
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các năm của Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại
Qua bảng trên cho thấy, Tổng công ty lương thực miền Nam luôn là đơn vị đầu ngành trong xuất khẩu gạo. Trừ Tổng công ty lương thực miền Bắc, các đơn vị xuất khẩu lớn khác đều tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long (ngồi các doanh nghiệp kể trên cịn có các cơng ty khác như cơng ty AFIEX An Giang, công ty lương thực Cần Thơ, Sóc Trăng, các công ty xuất nhập khẩu khác của An Giang...) phản ánh thế mạnh nói chung về gạo của khu vực này.
Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng được phép tham gia xuất khẩu gạo như công ty chế biến gạo hấp JFT-Rice tại Long An, công ty Anginmex-Kitoku tại An Giang... tạo sự phong phú và đa dạng cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
2.2.3.3. Các kênh phân phối
Giữa người sản xuất và người tiêu thụ gạo có một hệ thống trung gian tham gia vào hoạt động phân phối bao gồm những người thu gom, bán bn,
bán lẻ... có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động phân phối gạo đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Các kênh phân phối gạo của Việt Nam: do còn nhiều bất lợi trong hoạt động xuất khẩu gạo, phần lớn những hợp đồng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đều phải thực hiện qua trung gian nước ngoài. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách mở cửa ra thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra các hợp đồng sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua và chế biến gạo. Loại hợp đồng này rất phổ biến ở các nước phát triển trong khu vực hiện nay như Thái Lan và bắt đầu có mặt tại Việt Nam, bảo đảm cho duy trì sản xuất với các điều kiện đã được thoả thuận trước, giảm được những rủi ro trong ngắn hạn. Tuy nhiên, loại hợp đồng này bắt buộc nông dân phải phụ thuộc nhiều vào người mua sản phẩm.
Nhìn chung, phân phối gạo của Việt Nam dựa theo sơ đồ sau: