Vùng Amazon ở châu Mỹ sẽ biến mất vào năm 2100

Một phần của tài liệu Lũ lụt ở đồng bằng sông cửu long nguyên nhân và giải pháp (Trang 25 - 28)

Nguồn: Alex Kuzoian/Business Insider

1.2. Tình hình lũ lụt ở Việt Nam

1.2.1. Các trận lũ lụt lịch sử ở Việt Nam

1- Trận đại hồng thủy ở miền Trung năm 1999

Trận lũ lụt năm 1999 ở miền Trung khiến hơn 500 người chết, thiệt hại tài sản khoảng 3.800 tỷ đồng.

Trận lũ lịch sử bắt đầu vào đêm 1/11/1999 và kéo dài suốt 1 tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước, nhất là Thừa Thiên Huế

và Quảng Nam. Trận lũ đã nhấn chìm 20 huyện, thị xã miền Trung, làm 595 người chết, 41.846 ngôi nhà, 570 trường học bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 3.800 tỷ đồng (tính tại thời điểm năm 1999)

2 - Trận lụt năm 2008 tại Hà Nội

Năm 2008, sau trận mưa đêm 24 ngày 25/5/2008, Hà Nội bị ngập lụt nặng nề và đó được coi là trận lụt lịch sử với lượng mưa lớn nhất trong vòng 100 năm. Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng trong trận mưa lịch sử. Tuyến đê sông Hồng đã bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa nước đã tràn nước. Nước ngập khiến nhiều hoạt động gần như tê liệt, ngay cả những phương tiện di chuyển hàng ngày cũng bống chốc trở nên vô dụng

3 - Trận lũ lịch sử năm 2010 ở Hà Tĩnh

Đầu tháng 10/2010, mưa như trút, nước lũ lên “siêu tốc” chưa từng thấy trong 100 năm qua đã nhấn chìm huyện Hương Khê trong biển nước. Hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất” trước sự uy hiếp kinh hoàng của cơn đại hồng thủy. Lũ lụt đã làm 32 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngơi nhà bị ngập trong nước, giao thông đường bộ và đường sắt tê liệt. Lũ lớn cịn đe dọa sự an tồn của các đập thủy điện, làm hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.

4 - Trận lụt ở miền Trung năm 2011

Từ giữa tháng 10/2011, liên tiếp xảy ra các trận lụt ở miền Trung làm 55 người chết. Nước lụt đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 ha rau màu. Tỉnh thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngơi nhà bị ngập trong nước. Cơ quan chức năng đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực nguy hiểm.

5 – Trận lụt ở miền Trung năm 2013

Ngày 15/10/2013, sau cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp khơng khí lạnh tây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cơ lập nhiều xã, huyện. Có ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi ở Hương Khê (Hà

Tĩnh), hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước; 4 người mắc kẹt trong vùng lũ phải trèo lên ngọn cây.

Mưa lớn kèm lốc xốy cịn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; nước lũ dâng cao cuốn trơi 2 cô giáo đang trên đường đi dạy học ở đập Sói Mực, huyện Bố Trạch.

6- Miền Trung bị lũ dữ nhấn chìm sau cơn bão Nari

Trận lũ làm ít nhất 3 người Quảng Nam tử vong; 2 người mất tích ở Thừa Thiên Huế và Bình Định; 49 người bị thương, tập trung phần lớn ở 3 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng; hơn 11 nghìn ngơi nhà tốc mái, hư hỏng; hàng nghìn ngơi nhà bị sập, trơi và ngập nước; sạt lở, vùi lấp hơn 61.000m đường giao thông; hầm đường bộ Hải Vân bị mất điện lưới; đường Hồ Chí Minh nhánh đơng (tỉnh Kon Tum) sụt lở taluy dương tại 17 vị trí với khối lượng khoảng 1.400 m3 gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

7 - Mưa lũ lịch sử tàn phá Quảng Ninh năm 2015

Đợt mưa kéo dài kéo theo lũ lụt tại Quảng Ninh trong 2 ngày 26 và 27/7/2015 đã khiến 3 người trong một gia đình ở phường Mơng Dương bị thiệt mạng.Đây là đợt mưa lớn nhất trong vòng 40 năm qua xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (có nơi mực nước đo được gần 600mm), đồng thời gặp lúc triều cường nên mức độ ảnh hưởng là rất lớn. Trận mưa khiến hơn 2.200 hộ dân, trường học, bệnh xã bị ngập lụt, có nơi ngập sâu 2 mét, ngập úng hơn 70 ha hoa màu.

8 - Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng cho miền Trung năm 2016

Năm 2016, Việt Nam đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt ở Nam Trung Bộ, hạn hán nặng nề, xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Những thảm họa thiên tai diện rộng đó đã gây ra thiệt hại hàng tỷ USD.

Một phần của tài liệu Lũ lụt ở đồng bằng sông cửu long nguyên nhân và giải pháp (Trang 25 - 28)