Ước lượng thiệt hại do lũ lụt ở ĐBSCL trong những năm qua

Một phần của tài liệu Lũ lụt ở đồng bằng sông cửu long nguyên nhân và giải pháp (Trang 36 - 45)

Số liệu trên cho thấy rằng ước tính thiệt hại kinh tế do lũ gây ra ở ĐBSCL là khá lớn. Tuy nhiên phương pháp ước tính những thiệt hại trên hiện nay chủ yếu dựa trên số liệu thống kê từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất… của địa phương bị thiệt hại do lũ báo cáo lên, phương pháp này nhiều khi mang lại kết quả khơng chính xác, bị động, và tốn thời gian. Hơn nữa những thiệt hại này mới chỉ đề cập tới những thiệt hại kinh tế do lũ trực tiếp gây ra cho cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, nhà cửa của người dân sống trong vùng ngập lũ, mà chưa đề cập tới các thiệt hại gián tiếp, các thiệt hại vơ hình: như thiệt hại đến các hoạt động kinh tế xã hội, ảnh hưởng môi trường, đến sức khoẻ của nhân dân sống trong vùng ngập lũ…

Dựa vào loại hình sử dụng đất, những thiệt hại lũ hữu hình có thể được chia

ra làm 4 loại phụ như:

• Những thiệt hại đến đất dân cư. Những thiệt hại này lại được chia ra làm 2

loại đó là những thiệt hại sơ cấp và thứ cấp. Những thiệt hại sơ cấp bao gồm những mất mát kinh tế mà lũ phá hoại đến tài sản của những người dân như là: cơng trình kiến trúc, và những tài sản khác bên trong và ngoài nhà. Những thiệt hại thứ cấp là những chi phí mà người dân sống trong vùng ngập lũ phải trả để chống chọi với lũ để bảo vệ tài sản của họ, hoặc sửa chữa và vệ sinh nhà của họ sau mùa lũ.

• Những thiệt hại đến đất nông nghiệp. Trong thời gian mùa lũ, nước lũ gây

thiệt hại đến những vùng đất sử dụng cho nông nghiệp như đất trồng trọt, và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Do hậu quả của lũ, năng suất sản suất nông nghiệp bị giảm, và mức độ của nó phụ thuộc vào độ sâu ngập và thời gian ngập.

• Những thiệt hại đến đất phi dân cư. Đó là những thiệt hại mà lũ gây ra cho

những sử dụng đất thuộc về công nghiệp và thương nghiệp. Chúng cũng bao gồm các thiệt hại sơ cấp và thứ cấp tương tự như những thiệt hại đến dân cư.

• Những thiệt hại đến cơ sở hạ tầng cơng cộng. Đó là những thiệt hại về kinh

tế do lũ phá hoại đến những cơng trình cơng cộng như là trường học, bệnh viện, giao thơng, …

Những thiệt hại vơ hình bao gồm thiệt hại về người do chết đuối, những mất mát về những cơng trình văn hố quan trọng, bệnh tật, những ảnh hưởng đến tinh thần…Hiện nay, chưa có một phương pháp nào phù hợp để ước lượng những loại thiệt hại này. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng được ước lượng bằng tiền mà các hộ gia đình đã phải chi phí để trị bệnh xảy ra trong hời gian mùa lũ.

2.2.3. Mợt số trận lũ điển hình tại ĐBSCL 1) Trận lũ năm 1961

Đỉnh cao nhất trong vịng gần 45 năm qua, hình thành do mưa của 5 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, đặc biệt là 2 cơn bão số 8 và số 10, gây ra mưa lớn ở hạ Lào và Campuchia. Thời gian duy trì mực nước trên 4,5 m là 53 ngày. Lũ rút muộn hơn trung bình 10¸15 ngày.

2) Trận lũ năm 1966

Có đỉnh lũ tại Tân Châu cao thứ 2 trong vòng 45 năm qua. Lũ do mưa hai trận bão đổ bộ vào Việt Nam gây ra. Tổng lượng nước từ Biển Hồ chảy ra trong mùa lũ 1966 lớn hơn so với mùa lũ 1961. Thời gian duy trì trên 4,50 m ngắn, chỉ 38 ngày.

3) Trận lũ năm 1978

Là một trong những trận lũ lớn cả về lưu lượng, tổng lượng và diễn biến bất thường. Năm 1978, có 3 cơn bão, trong đó có 2 cơn liên tiếp vào miền Trung (số 8,

ngày 20/IX và số 9, ngày 26/IX), gây mưa lớn ở trung hạ Lào và Đông-Bắc Thái Lan trong 3 tháng VII, VIII và IX. Lượng mưa tháng thường 400¸800 mm, thậm chí trên 900 mm (tháng VIII, tại Pakse). Thời gian duy trì mực nước từ 4,33 m trở lên là 60 ngày. Đỉnh lũ vào tháng X trùng kỳ triều cường và mưa lớn nội đồng nên ngập lụt lớn.

4) Trận lũ năm 1984

Mưa lớn do hai đợt gió mùa Tây - Nam liên tiếp nhau trong cuối tháng VIII đầu tháng IX đã gây lũ lớn ở thượng trên sông Mekong. Do điều tiết của Biển Hồ, lũ ở ĐBSCL chuyển thành dạng 1 đỉnh và đỉnh sau bẹt đi nhiều và thành thời kỳ mực nước ít biến đổi. Mưa nội đồng khơng ảnh hưởng lớn và thủy triều thấp, thuận lợi cho thoát lũ nên từ dưới Tân Châu, Châu Đốc, mực nước cao nhất trên sơng chính thấp hơn so với lũ 1978 chừng 5¸25 cm. Lũ rút sớm và nhanh nên thời gian duy trì mực nước 4,50 m chỉ có 34 ngày, ngắn hơn nhiều so với lũ 1978.

5) Trận lũ năm 1991

Đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc không cao (thấp hơn lũ 1978 và 1984), duy trì mực nước trên 4,5 m chỉ có 20 ngày, ngắn nhất trong số các trận lũ lớn, song do gặp triều cường và mưa nội đồng lớn nên gây ngập lụt rộng và sâu. Hướng thốt lũ trong năm 1984 đã bắt đầu có những thay đổi so với trước đây do hệ thống bờ bao chống lũ tháng VIII và lũ chính vụ phát triển mạnh ở An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang và Cần Thơ, cùng mạng đường giao thông các cấp được làm mới và kiên cố dần.

6) Trận lũ năm 1994

Do mưa lớn và sớm ở thượng lưu nên lũ 1994 xuất hiện khá sớm. Đỉnh lũ cao nhất năm tại Kratie là khoảng 61500 m3/s, xảy ra ngày 6/VIII, sớm chừng một tháng so với bình thường. Sau đó, lũ rút nhanh trong 20 ngày rồi lên lại để đạt đỉnh thứ hai thấp hơn. Các vùng trũng ngập sâu hơn nhiều so với năm trung bình, vượt cả những năm lũ lớn khác gần đây. Sự phát triển nông nhiệp ở vùng ngập lũ ĐBSCL đã tác động rõ rệt hơn, không chỉ gây tăng đỉnh lũ mà còn làm thay đổi cả dạng và thời gian xuất hiện lũ trong nội đồng.

7) Trận lũ năm 1996

Tuy lũ xuất hiện muộn (giữa tháng IX), nhưng lên nhanh với cường suất hiếm thấy trên sơng chính tại Tân Châu trong nhiều năm qua, nên chỉ 20 ngày đã đạt đỉnh, trong khi ở các trận lũ khác thường phải từ 40¸50 ngày mới đạt đến đỉnh. Lũ 1996 là lũ một đỉnh. Đỉnh lũ xuất hiện sớm hơn lũ 1961, 1978 nhưng muộn hơn lũ 1991, 1994. Triều cường trong tháng X làm gia tăng đáng kể mực nước lũ phần thuộc các tỉnh Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và Bến Tre. Mưa nội đồng tăng thêm ngập úng cho các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang. Diễn biến mực nước và dòng chảy lũ trong nội đồng phức tạp hơn so với trước đây. Nếu như những năm trước đây lũ chảy từ sông Tiền vàoĐồng Tháp Mười qua kênh Hồng Ngự thì trong năm 1996, tình hình đã ngược lại: nước từ nội đồng theo Hồng Ngự chảy rất mạnh ra sông Tiền trong thời gian dài trước, trong và sau đỉnh lũ.

8) Trận lũ năm 2000

Đây là trận lũ lịch sử tại ĐBSCL. Các chuyên gia, nhất là chuyên gia tư vấn về quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp, giao thông..., đặc biệt quan tâm đến trân lũ này vì có những điểm rất khác thường:

Đây là trận lũ dạng 2 đỉnh lớn, là dạng lũ ít gặp (1978, 1984,...) ở ĐBSCL Lũ lụt về sớm nhất lịch sử và các đỉnh lũ đều rất cao

Diễn biến lũ lụt rất phức tạp, nằm ngồi tầm hiểu biết đã tích lũy được về lũ lụt ở ĐBSCL. Nó đã gây ảnh hưởng rộng lớn và rất nặng nề về người, tài sản và mơi trường.

Có thể nói rằng, nguyên nhân sâu xa gây nên trận lũ lụt lịch sử năm 2000 là do tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, của hiện tượng La Nina mạnh kéo dài (từ năm 1999 đến hết năm 2000).

Ngoài ra, tác động phi tự nhiên (của con người) thông qua những thay đổi rất lớn về cơ sở hạ tầng ở vùng châu thổ sơng Mekong nói chung và ở ĐBSCL nói riêng cũng là nguyên nhân gián tiếp quan trọng gây nên lụt lớn và diễn biến phức tạp.

9) Trận lũ năm 2001

Tiếp theo trận lũ lịch sử năm 2000, năm 2001 ở ĐBSCL đã xảy ra một trận lũ

rất lớn ở ĐBSCL (một trong 4¸5 trận lũ lớn nhất thời kỳ 1961¸2004 về tổng lượng lũ và đỉnh lũ).

10) Trận lũ năm 2002

Như một thách đố, năm 2002 lại xảy ra một trận lũ đặc biệt lớn ở ĐBSCL, điều chưa từng có kể từ khi có các quan trắc lũ lụt một cách bài bản ở ĐBSCL trong hơn 80 năm qua. Lũ năm 2002 trên sông Mekong là một trong 5 trận lũ lớn nhất thời kỳ 1961-2004 về tổng lượng lũ và đỉnh lũ (tương đương lũ năm 1966, 1961, 1978, 2000 và 2001).

11) Từ năm 2000 - 2012

Theo nhận định của các chuyên gia, trong những năm gần đây, lũ ở ĐBSCL có xu thế thấp dần do yếu tố tự nhiên như tình trạng biến đổi khí hậu và đặc biệt là sự điều tiết của các hồ chứa ở thượng lưu.

Mùa lũ ở ĐBSCL thường được gọi là mùa nước nổi, nước lên từ từ vì có 3 túi nước tự nhiên điều hịa cho khu vực này mà khi nước về sẽ được tạm trữ vào đó. Đến mùa khơ, khi những dịng chính yếu đi, nước từ 3 vùng tạm trữ này sẽ bổ sung cho dịng chính đẩy mặn. 3 túi nước đó chính là hồ Tonlé Sap (Campuchia), vùng đồng tháp Mười phía tả ngạn sơng Tiền, vùng Tứ Giác Long Xuyên hữu ngạn sông Hậu. Tuy nhiên, từ năm 2000 – 2012, rất nhiều vùng ngập trung bình và vùng ngập sâu đã được các tỉnh đắp đê bao để kiểm soát lũ nhằm sản xuất vụ Thu Đông, khiến khả năng trữ lũ của ĐBSCL giảm chỉ còn một nửa so với trước đây.

2.3. Kịch bản nước biển dâng đến năm 2100

2.3.1. Kịch bản của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, trong tương lai, dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước lũ ở ĐBSCL đang ngày càng tăng lên.

Hình 2.4. Phân bố độ sâu lũ tại thời điểm lũ mở rộng nhất với hai kịch bản “hiện

tại” (2000s) và “tương lai” (2090s)

Hình trên cho thấy, tác động tổng hợp đồng thời của nước biển dâng và lưu lượng lũ thượng nguồn sông Mê Kông tăng lên gây ra bởi biến đổi khí hậu. Rất rõ ràng là, lũ trong kịch bản “tương lai” (2090s) lớn hơn rất nhiều so với lũ trong kịch bản “hiện tại” (2000s) trên cả hai phương diện độ sâu ngập lũ cũng như diện tích bị ngập lũ. Vùng ngập lũ mở rộng rất nhiều về phía biển, đặc biệt là ở các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, và Cà Mau, những nơi mà trước đó hiếm khi chịu ảnh hưởng bởi lũ ngay cả đối với trận lũ lịch sử năm 2000. Diện tích vùng ngập lũ (có chiều sâu ngập lũ ≥ 0,5 m) sẽ tăng thêm khoảng 23% tổng diện tích của ĐBSCL, trong đó diện tích vùng ngập có chiều sâu > 2,0m tăng từ 4% trong kịch bản “hiện tại” (2000s) lên 25% tổng diện tích đồng bằng. Trong kịch bản “hiện tại” khơng có vùng nào có chiều sâu ngập lũ > 3,0 m, nhưng trong kịch bản “tương lai” thì diện tích vùng ngập với độ sâu lớn như vậy chiếm khoảng 4% tổng diện tích đồng bằng, chủ yếu là nằm ở các tỉnh An Giang và Long An.

2.3.2. Kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Mơi trường, năm 2100 nhiệt độ trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 2,5 - 3,7 độ C, nước biển dâng cao 0,8 - 1 mét. Hệ quả là, sẽ có khoảng 40% diện tích của Đồng bằng sơng Cửu Long bị nước biển "nuốt gọn".

Hình 2.5. Năm 2100, dự báo có đến 40% diện tích của ĐBSCL bị nước biển nhấn

chìm

Viễn cảnh đáng sợ này có thể khiến các quốc gia ven biển đối mặt với lũ lụt, ngập mặn gấp 2 lần so với các quốc gia khác. Trong đó, các thành phố lớn như San Francisco (Mỹ), Mumbai (Ấn Độ), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Abidjan (Bờ Biển Ngà) phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt rất cao.

Nhiều khu vực khác trên thế giới như Cairo (của Ai Cập), bang Florida (Mỹ), Anh, Hà Lan, Singapore... sẽ bị xóa sổ hồn tồn vào năm 2100. Khi đó, bản đồ thế giới buộc phải vẽ lại là điều không thể tránh khỏi.

Khơng nằm ngồi "kịch bản" của đại nạn nước biển dâng trên toàn thế giới, hệ quả của biến đổi khí hậu, khu vực ĐBSCL cũng phải gánh chịu "tương lai" không mấy sáng sủa. Cụ thể, theo Zing phân tích:

Riêng về nhiệt độ nước biển, năm 2100, nhiệt độ nước biển tại Việt Nam tăng 3 độ C. Mực nước biển ĐBSCL tăng từ 55 – 75 cm, khiến cho 40% tổng diện tích của vùng năm 2100 bị ngập nước.

Việc nước biển dâng, xâm mặn sẽ khiến cho 45% diện tích vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn vào năm 2030, ước tính gây thiệt hại đến 17 tỷ USD.

Đồng bằng sơng Cửu Long là khu vực có sản lượng nơng sản lớn nhất tại Đơng Nam Á. Nếu khơng có những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu thì "vựa lúa" lớn nhất Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng rất cao.

2.3.3. Kịch bản của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường

Kịch bản biến đổi khí hậu xây dựng bằng phần mềm MAGICC/SCENGEN kết hợp với hiệu chỉnh thống kê cho ĐBSCL

Kịch bản nhiệt độ

Sự thay đổi nhiệt độ trên ĐBSCL được thể hiện trên bảng 3-3 và hình 3- 12. Vào giữa thế kỷ, nhiệt độ có thể tăng khoảng 0.8°C từ tháng XII đến tháng V và khoảng 1.1°C vào các tháng còn lại trong năm. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ có thể tăng lên khoảng 1.0°C theo kịch bản thấp B1, khoảng 1.5°C theo kịch bản trung bình B2 và khoảng 1.9°C theo kịch bản cao A2 vào các tháng XII - V. Nhiệt độ mùa VI - XI có thể tăng khoảng 1.4°C theo kịch bản thấp B1, khoảng 2.2°C theo kịch bản trung bình B2 và khoảng 2.8°C theo kịch bản cao A2.

Hình 2.6. Thay đổi nhiệt độ theo các kịch bản biến đổi khí hậu tại một số trạm khí

Kịch bản lượng mưa

Một phần của tài liệu Lũ lụt ở đồng bằng sông cửu long nguyên nhân và giải pháp (Trang 36 - 45)