Các cơng trình nghiên cứu có tiên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình liên kết cánh đồng lớn sản xuất lúa tại huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 28 - 33)

0 nước ngồi, có nhiều cánh đồng quy mơ lớn được hình thành và phát triển ở các nước phát triển và đang phát triển, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, sản xuất theo hướng chuyên canh, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào chế biến và sản xuất

như sản xuất rượu nho ở Pháp, trồng rau ở Phillipines, sản xuất lúa ở Malaysia, Thái Lan,... o đó, Chính phủ các nước thực hiện quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu thay đổi trong sản xuất, hỗ trợ tập huấn, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trong mơ hình CĐL. Bên cạnh, cung cấp các khoản tín dụng để đầu tư công nghệ hay các hỗ trợ duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường cùng với sự cam kết minh bạch giữa tổ chức và nông dân, có sự chia sẻ cơng nghệ, kiến thức và các kỹ năng để tham gia thị trường tạo sự tin tưởng giúp hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao.

o Việt Nam trước đây, từng có các cánh đồng quy mô lớn do HTX và nông trường quốc doanh quản lý, sản xuất theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, khơng theo tín hiệu thị trường, thể hiện tư tưởng phát triển nông nghiệp theo hướng bao cấp, không sáng tạo, nên hiệu quả thấp. Khi chuyển đổi nền nông nghiệp sang kinh tế thị trường thì ruộng đất lại chia bình qn cho hộ nơng dân dẫn đến sản xuất nơng nghiệp manh mún, phân tán khơng duy trì được cánh đồng lớn.

Cánh đồng lớn là một hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở liên kết "4 nhà", là hướng đi phù hợp với q trình chuyển nơng nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn. Từ khi có chủ trương đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành xây dựng và phát triển mơ hình này không chỉ ở các tỉnh phía Nam mà cịn làm thí điểm ở một số tỉnh phía Bắc.

Tác giả Tăng Minh Lộc - Cục trưởng cục kinh tế hợp tác và phát triển nông nghiệp (2012) với đề tài: "Phát triển cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng nông thơn mới" đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và sự ra đời cánh đồng mẫu lớn trong quá trình xây dựng nơng thơn mới. Quan điểm và giải pháp bước đầu để phát triển CĐL. Báo cáo nêu rõ, CĐL là hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nơng dân. Mơ hình CĐL giải đáp được bài tốn về mơ hình liên kết "4 nhà" (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông), các bên

tham gia mơ hình có vị trí, vai trị khác nhau nhưng đều được hưởng lợi ích cao. Về vai trị của các bên tham gia, đồi với doanh nghiệp, sẽ cung ứng trước giống, phân bón, thuốc BVTV và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Khi thu hoạch, doanh nghiệp cho phương tiện vận chuyển đến nhà máy, đưa vào sấy đạt tiêu chuẩn, khơng tính chi phí. Nếu thời điểm thu hoạch giá chưa tốt, doanh nghiệp cho nông dân đưa vào kho tạm trữ trong một tháng, khơng tính phí, chỉ thu tiền vận chuyển ban đầu. Như vậy, doanh nghiệp là người đứng ra cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; Đối với nơng dân, tham gia mơ hình tạo mơi trường nâng cao nhanh trình độ sản xuất, người nông dân hợp lực với nhau cùng học tập để áp dụng một quy trình sản xuất; Nhà nước hỗ trợ các bên tham gia với một số chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dầu tư vào sản xuất nông nghiệp; Khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH-KT vào sản xuất và chế biến nông sản; đào tạo và nâng cao trình độ sản xuất, ý thức kỷ luật, kiến thức thị trường cùng với chính sách hỗ trợ phát triển các H T X .

Trên "Tạp chí cộng sản" số 73 (1/2013) đã đăng bài của Lê Văn Tam "Cánh đồng mẫu lớn - hướng đi bền vững cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên vùng mía đường Lam Sơn", tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ và tầm quan trọng của Công ty cổ phần Lam Sơn (LASUCO) - doanh nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam. Doanh nghiệp là cầu nối đưa sản phẩm của nông dân ra thị trường, tổ chức sản xuất nơng nghiệp hàng hóa quy mơ lớn, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng của nông sản. Cơng ty đã học hỏi, tìm tịi, nghiên cứu để tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo hướng bền vững trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, tập hợp nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, giải quyết đầu ra ổn định có lợi cho sản xuất nơng nghiệp và nâng cao lợi ích của nơng dân, thành lập các xí nghiệp cơng - nông nghiệp - dịch vụ thương mại để cùng với người nông dân tổ chức sản xuất hàng hóa quy mơ lớn tập trung. Từ những thửa ruộng manh mún đã phá bờ san bằng để tạo

thành CĐL, làm thay đổi cách làm ăn của nông dân theo hướng công nghiệp, nông dân được hướng dẫn áp dụng KH-KT và được đào tạo bài bản. Bài viết tuy chưa đưa ra nhiều giải pháp nhằm nhân rộng CĐL nhưng từ thực tế sản xuất và triển khai thực hiện, thấy rằng, một trong những giải pháp quan trọng nhất là các chính sách của Nhà nước về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, chính sách về cho thuê quyền sử dụng đất, về thị trường nông nghiệp, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông sản. Tác giả đã khái quát được những thành công nhất định khi tham gia mơ hình của nông dân một số xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Lê Nguyễn Đoan Khơi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012) khảo sát vụ ĐX 2010 - 2011 ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, An Giang cho thấy nơng dân tham gia mơ hình cánh đồng lớn sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Tập đoàn Lộc Trời có doanh thu cao hơn nông dân không tham gia 14,82%, chi phí thấp hơn 8,65% và lợi nhuận cao hơn 75,33%. Meike Wollni and Maníred Zeller (2007) nghiên cứu tiếp cận thị café của hợp tác xã Costa Rica cho thấy nông dân tham gia HTX bán được giá cao hơn và ổn định hơn ở thị trường truyền thống.

- Mơ hình liên kết CĐL là hài hịa được lợi ích giữa hai tác nhân chính trong chuỗi sản xuất là nông dân và doanh nghiệp:

+ Khi tham gia mơ hình, người nơng dân sẽ được cung ứng vật tư đầu vào với giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng, hạn chế tình trạng mua vật tư trơi nổi, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, bên cạnh được hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, quản lý dịch hại tổng hợp và ứng dụng cơ giới hóa nên năng suất lao động tăng, giảm được chi phí sản xuất, chi phí nhân cơng, số lần phun thuốc, giảm lượng giống,... tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho nông dân. Đồng thời, được tiếp cận thị trường thông qua liên kết với doanh nghiệp. Doanh nghiệp đặt hàng nông dân sản xuất theo yêu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng nên sản xuất, tiêu thụ bền vững, hiệu quả cho nông dân và doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tham gia vào mơ hình CĐL sẽ có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đảm bảo an tồn thực phẩm góp phần bảo vệ

sức khỏe con người, giúp tăng khả năng cạnh tranh, vị thế, thương hiệu của hạt gạo trên thị trường trong và ngoài nước.

- Tham gia mơ hình CĐL, có nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ lúa của nông dân với giá mua cao hơn giá thị trường khoảng 100đồng - 150đồng/kg; Đối với HTX, THT thì doanh nghiệp hỗ trợ chi phí quản lý thực hiện từ 20 - 30 đồng/kg trên sản lượng thu mua.

- CĐL tạo được sự đồng đều về năng suất, chất lượng sản phẩm trên diện tích lớn vì có thể khắc phục được sự chênh lệch trình độ sản xuất giữa các hộ nông dân như đầu tư, áp dụng các biện pháp kỹ th u ật,. thúc đẩy sự phát triển HTX kiểu mới.

Bài "Cánh đồng mẫu lớn-bước ngoặt mới" của tác giả Nguyễn Đình Bách- Thời báo kinh tế Sài Gòn 15/3/2012, đã phản ánh những tính chất ưu việt của mơ hình này như một bước ngoặt mới cho nền nơng nghiệp hàng hóa nước ta trong những năm tới.

Báo Đồng Tháp số ra ngày 25/9/2013 đã đăng bài: "Mơ hình Cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao góp phần tái cơ cấu ngành nơng nghiệp" đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình liên kết CĐL ở một số địa phương, cho thấy lợi nhuận thu được từ mơ hình này cao hơn so với sản xuất thơng thường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bằng chính nội lực của địa phương trong SXNN.

VOV - Báo điện tử ngày 24/2/2013 - Đài Tiếng nói Việt Nam có bài "Hiệu quả từ cánh đồng mẫu lớn". Khảo sát tại Long An, nông dân khẳng định mơ hình này cho năng suất, chất lượng lúa cao hơn hẳn.

Báo Tiền phong ngày 6/11/2013 có bài "Nỗi lo tư duy tiểu nơng sau cánh đồng mẫu lớn: Có bị bệnh thành tích?" Bài viết nêu lên thực trạng của một số mơ hình CĐL khi được cơng ty cổ phần Tập đồn Lộc Trời triển khai tại miền Bắc, nguyên nhân gây ra thất bại của mơ hình là do tính chất manh mún của ruộng đất, nơng dân mang nặng tính bao cấp, nhiều tỉnh đang chạy theo phong trào, lấy thành tích mà chưa thực sự quan tâm lãnh đạo để tạo mối liên kết vững chắc trong mô hình. Bài viết cịn nêu lên nỗi lo đầu ra cho nơng sản, chưa có cơ chế để doanh nghiệp đầu

vào và đầu ra gặp nhau. Mối liên kết "bốn nhà" chưa được phát huy hiệu quả.

Theo Báo Dân Tộc và Miền Núi, số ra ngày 28/03/2018 có bài "An Giang sản xuất nông nghiệp hướng đến quy mô lớn". Tác giả bài viết cho rằng, với những ưu điểm, giảm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và ổn định đầu ra sản phẩm, mơ hình CĐL đã cho thấy, hiệu quả và phương thức tổ chức sản xuất liên kết "4 nhà" góp phần thay đổi tư duy theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của An Giang trong thời gian tới.

Nhân Dân điện tử có bài "Nhân rộng các mơ hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp" số ra ngày 04/04/2018 tác giả khẳng định, quá trình liên kết các doanh nghiệp phải gắn với các HTX, THT ngay từ đầu để cùng xây dựng chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ. Các vùng nguyên liệu cần bảo đảm các khâu từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản cũng như sử dụng giống phù hợp điều kiện sinh thái của từng vùng và thị trường. Bên cạnh đó, khơng thể thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các chính sách khuyến khích liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tạo sự liên kết vững chắc giữa doanh nghiệp và nơng dân, góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững.

Các đề án, cơng trình trên tiếp cận mơ hình liên kết CĐL dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Song, chưa thấy cơng trình nào nghiên cứu dưới góc độ hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông hộ và doanh nghiệp từ sự quản lý, điều hành của nhà nước dưới quan điểm chỉ đạo của đảng về xây dựng CĐL với tư cách là mơ hình ưu việt để đưa kinh tế nơng hộ nước ta lên sản xuất lớn. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình liên kết cánh đồng lớn sản xuất lúa tại huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)