Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình;

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh hay nhất (Trang 63 - 129)

- Bảo hành công trình;

- Quyết toán vốn đầu tư;

- Phê duyệt quyết toán;

Kết luận chương 1

Một quốc gia muốn có được sự phát triển nhanh và bền vững thì cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Chính vì vậy, xây dựng các dự án giao thông đường bộ là hoạt động cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Với một số vấn đề lý luận về dự án, dự án giao thông đường bộ, quản lý dự án giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách đòi hỏi chúng ta quản lý dự án giao thông đường bộ có tính pháp lý, khoa học.

Với vai trò quan trọng của mình như: tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế, tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ, tạo việc làm cho người lao động nên nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư và tăng lên hàng năm.

Cùng với các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ bản lớn thì nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư xây có vai trò quan trọng làm tăng hiệu quả đầu tư. Với các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng như: luôn biến động, đa mục tiêu, có tính duy nhất, hạn chế về thời gian, quy mô và liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau nên việc quản lý khá khó khăn.

Với mục đích quản lý một cách có hiệu quả nhất các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thì một quy trình thực hiện chặt chẽ đã được các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra. Quy trình thực hiện bao gồm: Các nội dung chủ yếu của quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước gồm: Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư; công tác lập và quản lý quy hoạch; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế - dự toán; quản lý công tác đấu thầu; công tác triển khai thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Hà Tĩnh có thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn (235 xã, 15 phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan...

Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.229.300 người (năm 2013), có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.

Hình 1: Bản đồ Tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng.

Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.

Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở Bắc miền Trung Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.

2.1.2.3. Sông, hồ, biển và bờ biển

Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km.

Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:

- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.

- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.

- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Nhượng, Cửa Khẩu.

Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại

hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội2.1.2.1. Về kinh tế 2.1.2.1. Về kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9,6%, trong đó, công nghiệp xây dựng tăng 7,84%, nông - lâm - ngư nghiệp giảm 13,15%, thương mại - dịch vụ tăng 1,31%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng từ 25,56% (năm 2007) lên 32,4% (năm 2013); nông - lâm - ngư nghiệp từ 43,15% (năm 2007) giảm xuống còn 35% (năm 2013); thương mại - dịch vụ tăng từ 31,29% (năm 2007) lên 32,6% (năm 2013). Phấn đấu đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%. Có cơ cấu GDP: Công nghiệp – xây dựng 41,6%, thương mại – dịch vụ 40,3%, nông – lâm – ngư nghiệp 18,1%.

b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trưởng nhanh; môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn; nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động

- Khu vực công nghiệp có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18,7%. Cơ cấu và chất lượng sản phẩm được nâng lên; tỷ trọng công nghiệp khai khoáng từ 24,4% (năm 2007) giảm xuống còn 19,5%, công nghiệp chế biến và phân phối điện, nước tăng từ 75,6% lên 78,3%.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư được chú trọng và đạt kết quả cao, đến nay đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 193 dự án với tổng vốn đăng ký gần 320 nghìn tỷ đồng, trong đó, một số dự án có quy mô lớn, như: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 7.096 tỷ đồng;

Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD... [14,tr.7]

c. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được mùa toàn diện, đời sống nhân dân vùng nông thôn được cải thiện và ổn định

- Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 5,64%, trong đó, nông nghiệp tăng 6,15%, lâm nghiệp tăng 2,75%, ngư nghiệp tăng 4,19%; sản lượng lương thực bình quân đạt 48 vạn tấn/năm, năm 2013 đạt 60,3 vạn tấn, giá trị sản xuất đạt 39 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,9 lần so với năm 2007.

- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực; một số tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, biện pháp thâm canh mới... đã được ứng dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

- Sản xuất thuỷ sản tiếp tục phát triển cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được tăng cường; nhiều làng nghề và hợp tác xã đã có sự đổi mới tích cực về trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2 gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được tập trung chỉ đạo tích cực và sâu rộng; đến nay, có 8 địa phương đã cơ bản hoàn thành (Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh) và phấn đấu năm 2013 hoàn thành trên địa bàn toàn tỉnh.

- Việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1982 máy nông nghiệp các loại.

- Công tác đào tạo nghề, phát triển ngành, nghề truyền thống, nghề mới, chuyển đổi nghề cho nông dân được triển khai tích cực; cơ cấu lao động nông

thôn chuyển dịch theo hướng chuyển lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực dịch vụ, chế biến, xây dựng và xuất khẩu lao động [24].

d. Các công trình, dự án trọng điểm được triển khai tích cực

- Dự án Nhà máy luyện thép công suất 4 triệu tấn/năm tại Khu kinh tế Vũng

Áng. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ khai thác mỏ đang được triển khai tích cực.

- Khu kinh tế Vũng Áng đến nay đã cấp chứng nhận đầu tư cho 84 dự án với số vốn gần 180.000 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động, 09 dự án đang triển khai xây dựng. Một số dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, Dự án phát triển Khu du lịch Hồ Tàu Voi, Tổng kho xăng dầu, khí hoá lỏng... Nhiều dự án có quy mô lớn đang triển khai các bước để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, như: Nhà máy Lọc hoá dầu công suất 16 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 12,47 tỷ USD; Dự án Nhà máy thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (công suất 4 triệu tấn/năm)... một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình, dự án đang được triển khai tích cực.

- Dự án Trung tâm Điện lực Vũng Áng đang được đẩy nhanh tiến độ; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, công suất 1.200MW, tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.

- Dự án Khu Liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 7,87 tỷ USD, gồm 2 hạng mục chính: xây dựng Khu liên hợp gang thép quy mô 15 triệu tấn/năm (giai đoạn I: 7,5 triệu tấn/năm) và cảng Sơn Dương gồm 08 cầu cảng, 35 bến với 4,2km đê chắn

sóng, đón tàu 30 - 35 vạn tấn cập cảng, công suất bốc dỡ hàng hoá 27-30 triệu tấn/năm.

- Dự án Hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang: dung tích hồ chứa 785 triệu m3 nước, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, với mục tiêu cấp nước phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nước tưới cho 32.585 ha đất nông nghiệp tại các huyện phía Bắc tỉnh và 5.991 ha nuôi trồng thủy sản, cấp nước cho các ngành công nghiệp khác và dân sinh, phát triển du lịch, kết hợp phát điện với công suất 15MW và góp phần giảm lũ cho vùng hạ du.

- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có tổng diện tích 56.685 ha, là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, đã hoàn thành phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung, công bố các quy hoạch khu vực cổng B, Khu công nghiệp - dịch vụ Đại Kim, Khu tái định cư Hà Tân, Khu đô thị tổng hợp Đá Mồng, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các khu tái định cư...; đã có 04 công ty đầu tư vào Khu kinh tế và 85 doanh nghiệp được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh.

e. Hoạt động tài chính - ngân sách, thương mại - dịch vụ

- Năm 2012 Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tăng thu. Thu ngân sách nội địa năm 2012 đạt trên 3.042 tỷ đồng, bằng 167% dự toán trung ương giao, bình quân hằng năm tăng 38%. Trong đó thuế và phí đạt 2.346 tỷ đồng đạt 130% dự toán trung ương giao, bằng 86% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Cơ cấu nguồn thu đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng khá (từ 35,7% năm 2007 lên 53,8% vào năm 2012). Thu thuế xuất, nhập khẩu năm 2012 ước đạt 200 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2007. - Chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi theo kế hoạch, đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí.

- Hoạt động ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và sản xuất, kinh doanh; triển khai tích cực và đạt kết quả khá các gói hỗ trợ của Chính phủ, góp phần cùng các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tổng nguồn vốn các ngân hàng thương mại huy động và quản lý năm 2012 đạt 10.000 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 30,3%; Tổng dư nợ cho vay đạt 14.000 tỷ đồng, vượt 2,15 lần kế hoạch; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các ngành dịch vụ đạt 10,3%, đóng góp trên 30% tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hằng năm tăng trên 30%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 55 triệu USD. Lượng khách du lịch tăng hằng năm trên 21%.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và xoá đói, giảm nghèo. Trong 5 năm đã huy động được 2.500 tỷ đồng từ nguồn ODA và 340 tỷ đồng từ nguồn NGO [24;tr:14].

f. Huy động các nguồn vốn đầu tư

- Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn có bước tăng trưởng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển đô thị, đầu tư các công trình trọng điểm, xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp trong tỉnh.

- Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong 5 năm đạt 19.700 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt trên 4.000 tỷ đồng (tăng gấp 2 lần so với năm 2007). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hằng năm giảm dần, từ 70,25% (năm 2007) xuống còn 44% (năm 2013); nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư tăng, chiếm 34% tổng vốn đầu tư xã hội trong năm 2013. Công tác xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh hay nhất (Trang 63 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w