Các quy định hướng dẫn của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định hướng dẫn đã có

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh hay nhất (Trang 85 - 129)

hướng dẫn đã có sự phân cấp mạnh cho các chủ đầu tư trong quá trình thẩm định Hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, xử lý tình huống trong đấu thầu,… Tuy nhiên, năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

- Trong giai đoạn này các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có sự thay đổi bổ sung nhiều, ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu vận dụng của các cơ quan đơn vị như: Từ Luật Đấu thầu sau đó điều chỉnh bổ sung Luật sửa đổi và bổ sung; từ Nghị định số 111/200/NĐ-CP ngày 29/9/2006, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008, Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.

- Việc triển khai thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, một số tình huống xảy ra ngoài quy định của Luật, một số nội dung chưa phù hợp thực tế tại địa phương cụ thể như sau:

+ Trường hợp đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn cho công tác chuẩn bị đầu tư (lập dự án đầu tư) còn lúng túng, Luật chưa được quy định cụ thể: Chi phí hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu cho công tác này, giá gói thầu tư vấn lập dự án.

+ Về nhà thầu liên danh: Các văn bản hướng dẫn có nêu về nhà thầu liên danh nhưng không hướng dẫn cụ thể về năng lực kinh nghiệm của từng thành viên liên danh, nên việc đánh giá về nhà thầu liên danh còn nhiều khó khăn.

+ Các nhà thầu mới thành lập và nhà thầu phụ khó có thể trở thành nhà thầu chính tham gia đấu thầu do không đảm bảo theo các yêu cầu của Luật và Nghị định hướng dẫn; trong các nhà thầu này rất có nhiều nhà thầu đáp ứng về năng lực và tổ chức thi công tốt.

+ Chí phí cho công tác lập hồ sơ yêu cầu chưa được quy định, trường hợp chủ đầu tư tự lập hoặc thuê tư vấn lập cũng chưa được xác định rõ.

- Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, chưa nắm bắt hết các quy định về công tác đấu thầu dẫn đến chưa thực hiện đúng quy Luật Đầu thầu như: Thời gian mở thầu, phát hành hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu chưa đúng quy định còn diễn ra. - Công tác thanh tra, kiểm tra công tác đấu thầu của các chủ đầu tư chưa được thường xuyên liên tục, nên chưa phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong quá trình đấu thầu.

2.2.2.4. Quản lý thi công xây dựng công trình

a. Quản lý chất lượng thi công * Chủ đầu tư

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ngay từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về lập, thẩm định, trình duyệt dự án, thiết kế - dự toán; tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu tư

vấn, xây lắp, cung cấp thiết bị có đủ tư cách, đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện các công việc theo yêu cầu của dự án.

- Kiểm tra số lượng, chất lượng các loại vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt đúng theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt.

- Được quyền yêu cầu các tổ chức tư vấn, cung ứng, tổ chức nhận thầu xây lắp giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị và công việc do các tổ chức này thực hiện nếu thấy không đạt yêu cầu quy định có quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc từ chối nghiệm thu.

* Tư vấn giám sát thi công công trình

Tư vấn giám sát là người thay mặt chủ đầu tư trực tiếp giám sát, nghiệm thu các công việc trong suốt quá trình xây dựng, thông qua việc kiểm tra công việc hằng ngày, ký các biên bản nghiệm thu từng phần, từng bộ phận công trình. Do vậy, chất lượng thi công xây dựng công trình phụ thuộc vào trách nhiệm, trình độ và kinh nghiệm của tư vấn giám sát. Trong những năm gần đây, các công trình lớn trên địa bàn đều do cán bộ kỹ thuật của ban quản lý tự giám sát nên chất lượng đảm bảo và chi phí giám sát giảm đáng kể. Đối với các công trình nhỏ, chủ đầu tư không am hiểu về lĩnh vực xây dựng cơ bản nên việc giám sát thi công công trình giao cho đơn vị tư vấn giám sát. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển xây dựng trên địa bàn rất nhanh trong khi chưa có các công ty tư vấn giám sát chuyên nghiệp, tình trạng chung là các công ty tư vấn thiết kế mới bổ sung nhiệm vụ này, đã thế lực lượng cán bộ tư vấn giám sát thiếu và yếu, trình độ năng lực, kinh nghiệm thi công còn rất hạn chế, ít được bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ về kỹ năng giám sát, về công nghệ mới, chế độ đãi ngộ hạn chế, do chi phí giám sát còn thấp nên hạn chế đến công tác quản lý tổ chức tư vấn giám sát, còn tồn tại ở nhiều công

trình tư vấn giám sát thiếu trách nhiệm, thông đồng với nhà thầu thi công để trục lợi.

b. Quản lý tiến độ thi công

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, hầu như tất cả các công trình giao thông đường bộ đều thi công chậm hơn so với tiến độ đã đề ra. Có những công trình chậm một vài tuần nhưng cũng có những công trình chậm hàng năm làm cho các công trình chậm đưa vào sử dụng, làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do chủ đầu tư không đưa ra những điều kiện trong hợp đồng buộc đơn vị thi công phải thực hiện đúng tiến độ đã đề ra. Do không phải chịu trách nhiệm về việc thời gian thi công công trình bị kéo dài nên các chủ đầu tư sẵn sàng điều chỉnh thời gian thi công mà không có lý do chính đáng. Các đơn vị thi công một lúc thi công nhiều công trình nên nguồn lực bị phân tán, kéo dài thời gian thi công. Có những công trình do được ứng vốn lớn nên sau khi khởi công đã không vội vàng thực hiện. Trong những trường hợp như vậy chủ đầu tư chưa có biện pháp quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công. Mặc dù đoàn thanh tra liên ngành thường xuyên thực hiện kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án nhưng do số lượng dư án quá lớn nên chỉ kiểm tra được những dự án lớn, dự án trọng điểm.

c. Quản lý khối lượng thi công

Quản lý khối lượng thi công phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm và năng lực của chủ đầu tư và giám sát thi công. Trong các dự án lớn có chủ đầu tư là các đơn vị chuyên ngành về xây dựng cơ bản thì qua quá trình giám sát và nghiệm thu, phần khối lượng có trong thiết kế, dự toán nhưng thực tế không thực hiện được loại ra khi đề nghị thanh, quyết toán. Còn trong các dự án mà chủ đầu tư không am hiểu về xây dựng cơ bản, hầu hết khối lượng được nghiệm thu không thay đổi so với thiết kế, dự toán ban đầu mặc dù có nhiều

khối lượng đơn vị thi công không thực hiện. Những công trình thi công trong giai đoạn biến động giá, chủ đầu tư cùng với tư vấn giám sát và đơn vị thi công thông đồng với nhau đẩy phần lớn khối lượng vào thời điểm có giá tăng cao để hưởng phần bù giá.

d. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

Công tác quản lý an toàn lao động trên công trương xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng. Hầu hết các công trình thi công đều không có biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động. Mặc dù vậy, chưa có đơn vị nào bị xử phạt về vấn đề không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên công trườngl

e. Quản lý môi trường xây dựng

Hiện nay, do chế tài xử lý trong việc gây ô nhiễm môi trường xây dựng chưa được rõ ràng. Do đó, trên mọi công trường xây dựng, khói bụi mù mịt, đất đá rơi vãi khắp đường đi, tiếng ồn từ các dụng cụ thi công ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

2.2.2.5. Thanh tra, kiểm toán đầu tư xây dựng

Qua thanh tra, kiểm toán các lực lượng chức năng cũng phát hiện một số sai phạm, chủ yếu là sai phạm về thiết kế và thi công, nghiệm thu công trình, thanh quyết toán như khai khống số lượng để thanh toán, tính sai đơn giá, định mức. Một số công trình có dấu hiệu kém chất lượng, bị xuống cấp nhưng không đến mức nghiêm trọng, không có những sai phạm lớn. Qua quá trình thanh tra đã chấn chỉnh ý thức trách nhiệm của các chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn có sai phạm. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra, kiểm toán còn mỏng, năng lực của thanh tra ở các cơ sở thấp mà số lượng dự án nhiều do đó công tác thanh tra, kiểm toán còn chưa được thực hiện rộng rãi, còn bỏ sót sai phạm của các đơn vị tham gia quá trình đầu tư.

2.2.2.6. Quản lý chi phí xây dựng công trình

a. Quản lý giá vật liệu

Trong thời gian qua, hệ thống đơn giá Xây dựng cơ bản được củng cố, soạn thảo tương đối đầy đủ, có hệ thống cung cấp cho các ngành để góp phần tăng cương công tác quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn. Tuy nhiên hệ thống đơn giá hiện nay vẫn đang còn nhiều tồn tại: giá các loại vật liệu như điện, nước, trang thiết bị nội thất còn chưa đồng bộ. Phản ánh giá còn chậm, chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh quyết toán vốn hàng tháng, làm vướng mắc trong bù kinh phí. Giá một số loại vật liệu xây dựng chưa đúng, chưa đầy đủ các chi phí và yếu tố đảm bảo sự điều tiết của Nhà nước.

b. Quyết toán dự án hoàn thành

Một số chủ đầu tư, BQLDA chưa thực hiện quyết toán vốn đầu tư năm theo chế độ kế toán chủ đầu tư.

Tình trạng chậm quyết toán dự án hoàn thành còn khá phổ biến: Chủ đầu tư chưa nhận thức được trách nhiệm quyết toán dự án hoàn thành là của chủ đầu tư nên nhiều chủ đầu tư còn phó mặc cho nhà thầu trong việc lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dẫn đến mẫu biểu hồ sơ quyết toán thiếu, số liệu không chính xác kéo dài thời gian hoàn chỉnh hồ sơ, một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm mới lập hồ sơ quyết toán; công tác tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ quyết toán một số dự án còn có những sai sót như tiếp nhận hồ sơ còn thiếu so với qui định, bản vẽ thiết kế thiếu chi tiết, bản vẽ hoàn công không đầy đủ, dự toán chưa chính xác so với quyết định phê duyệt ... làm chậm tiến độ thẩm tra quyết toán của cơ quan thẩm tra. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay do Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính Phủ hạn chế đầu tư công, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung trả nợ cho các dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán nên chủ đầu tư và đơn vị

đã nhận thức được trách nhiệm trong việc quyết toán dự án hoàn thành. Dự án nào đã được phê duyệt quyết toán ưu tiên trả nợ và bố trí nguồn.

Công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án đã được phân cấp cho cấp huyện chưa thực hiện được thường xuyên nên nhiều dự án hoàn thành thuộc ngân sách cấp huyện, cấp xã, ngân sách tỉnh nhưng phân cấp cho cấp huyện thẩm tra, phê duyệt chưa được phê duyệt quyết toán nhất là các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình 135.

Việc đảm bảo thời gian thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo Quyết định 26/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh là rất khó khăn. Mặt khác do thời gian thẩm tra quyết toán bị rút ngắn nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm tra và không đạt được mục tiêu của công tác thẩm tra quyết toán theo tinh thần của Thông tư 19/2011/TT-BTC là phát hiện, uốn nắn, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án [23,tr:12]

Bảng 2.3: Kết quả công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành từ 2007-2013 Năm Số dự án Giá trị A-B đề nghị (tr.đ) Giá trị quyết toán (tr.đ) Giảm so với A-B đề nghị (tr.đ) Tỉ lệ giảm trừ (%) Thu vào ngân sách (tr.đ) 2007 61 291,357 280,378 10,979 3.77 1,479 2008 61 270,699 261,036 9,663 3.57 1,234 2009 80 338,589 327,539 11,050 3.26 2,599 2010 125 476,738 465,899 10,839 2.27 867 2011 98 506,355 491,906 14,449 2.85 2,317 2012 108 641,493 630,866 10,627 1.66 1,294 2013 105 680,643 670,468 10,175 1.49 1,542 Tổng 638 3,205,874 3,128,092 77,782 2.42 11,334

( Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh)

Qua bảng 2.3 cho ta thấy năm 2007 tỷ lệ cắt giảm so với A-B đề nghi là 3.77% nhưng đến năm 2013 tỷ lệ cắt giảm chỉ còn 1.49% điều đó chứng tỏ công tác quản lý dự án của các đơn vị quản lý nhà nước cũng như chất lượng của các đơn vị có liên quan ngày một tốt hơn.

2.2.3. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Trong hoạt động xây dựng, hợp đồng là căn cứ để thanh toán chi phí thực hiện, là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu trong việc đảm bảo chất lượng công trình và đảm bảo thời gian quy định. Tuy nhiên, năng lực trong đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư còn kém dẫn đến chưa đưa ra được các điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng, gây bất lợi trong quá trình quản lý dự án. Mặt khác, hợp đồng do chủ đầu tư và nhà thầu kí kết và không chịu sự kiểm

soát của cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án. Nếu có vi phạm hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu có thể thỏa thuận thay thế hợp đồng. Do đó, giá trị của hợp đồng trong công tác quản lý dự án là không cao [9].

2.2.4. Điều kiện năng lực các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng

Năng lực của các nhà thầu Tư vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng và hiệu quả của dự án. Các cơ quan Tư vấn thực tế mới là sự chuyển đổi từ các đơn vị Khảo sát-Thiết kế, tỷ lệ "thợ vẽ" còn chiếm phần lớn cho nên chúng ta thiếu rất nhiều chuyên gia Tư vấn giỏi. Để có một nhân lực tư vấn đủ năng lực cần thời gian đào tạo và trưởng thành trong công việc trên 10 năm. Cung cách điều hành, tư duy bảo thủ trì trệ ở một số đơn vị, một số cá nhân Tư vấn đã làm chậm hoặc mất đi khả năng "Tự nâng cao năng lực" của Tư vấn (một yếu tố tối cần thiết để Tư vấn phát triển và hội nhập).

Tình trạng yếu kém của các nhà thầu xây dựng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới Công tác đầu tư xây dựng. Hiện nay nhà thầu xây dựng trên địa bàn đã phát triển về mặt số lượng, tính đến 31/01/2014 cả tỉnh có 800 doanh nghiệp xây dựng, 185 doanh nghiệp tư vấn xây dựng, nhưng doanh nghiệp hoạt động xây dựng đã qua rà soát, có thông báo năng lực hoạt động của UBND tỉnh là 363 đơn vị. Nhưng năng lực về tài chính, thiết bị, trình độ quản lý và công nhân lành nghề còn hạn chế, nhất là những công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi nhanh tiến độ thì nhà thầu trong tỉnh chưa đáp

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh hay nhất (Trang 85 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w