Phê duyệt quyết toán;

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh hay nhất (Trang 64 - 67)

Kết luận chương 1

Một quốc gia muốn có được sự phát triển nhanh và bền vững thì cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Chính vì vậy, xây dựng các dự án giao thông đường bộ là hoạt động cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Với một số vấn đề lý luận về dự án, dự án giao thông đường bộ, quản lý dự án giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách đòi hỏi chúng ta quản lý dự án giao thông đường bộ có tính pháp lý, khoa học.

Với vai trò quan trọng của mình như: tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế, tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ, tạo việc làm cho người lao động nên nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư và tăng lên hàng năm.

Cùng với các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ bản lớn thì nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư xây có vai trò quan trọng làm tăng hiệu quả đầu tư. Với các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng như: luôn biến động, đa mục tiêu, có tính duy nhất, hạn chế về thời gian, quy mô và liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau nên việc quản lý khá khó khăn.

Với mục đích quản lý một cách có hiệu quả nhất các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thì một quy trình thực hiện chặt chẽ đã được các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra. Quy trình thực hiện bao gồm: Các nội dung chủ yếu của quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước gồm: Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư; công tác lập và quản lý quy hoạch; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế - dự toán; quản lý công tác đấu thầu; công tác triển khai thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Hà Tĩnh có thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn (235 xã, 15 phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan...

Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.229.300 người (năm 2013), có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.

Hình 1: Bản đồ Tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng.

Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.

Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở Bắc miền Trung Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.

2.1.2.3. Sông, hồ, biển và bờ biển

Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km.

Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hà tĩnh hay nhất (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w